KỸ THUẬT CANH TÁC CÂY MĂNG CỤT

Một phần của tài liệu điều tra hiện trạng xử lý ra hoa trên cây măng cụt (garcinia mangostana linn ) tại cù lao tân qui, huyện cầu kè, tỉnh trà vinh (Trang 27)

1.9.1 Sửa soạn đất

Chuẩn bị đất trồng măng cụt cũng giống như chuẩn bị vườn trồng cây ăn quả khác. Nên bắt đầu từ mùa khô để tiện cho việc sử dụng máy kéo. Cày xới 2 lần, lần đầu cài bằng 3 dĩa (chảo), lần sau là 7 dĩa để làm co đất tơi dễ trồng, đồng thời cũng góp phần diệt cỏ (Trần Văn Minh và Nguyễn Lân Hùng. 2000).

1.9.2 Kỹ thuật trồng

Sau một tháng gieo cây con có đôi lá đầu tiên, lúc đầu có màu đỏ sau chuyển sang màu xanh. Có thể để nguyên tại chỗ hoặc sau 3-4 tháng trồng sang đất mới. Trồng tốn công nhưng thay được đất mới sẽ tăng chất dinh dưỡng, loại bõ cây xấu, cây con sẽ đều hơn (Vũ Công Hậu. 2000). Cây con phát triển kém, khả năng sống sót của nó phù thuộc vào thời gian cây mầm tiêu thụ dinh dưỡng dữ trữ trong hạt để sau đó cây có thể mọc lên từ đất (Trần Thượng Tuấn và ctv., 1994; Trần Văn Minh và Nguyễn Lân Hùng, 1999).

Cây con đem trồng được 2 năm tuổi, cao 25-30 cm, nên đặt cây con khi cao từ 50 cm trở lên vì cây nhỏ dễ bị chết. Trước khi đặt nên cắt bớt khuyến lá một nửa để giảm thoát nước và khi đặt cần nên thận trọng để không bị hư. Sau khi đặt cây lắp lại bằng đất mặn trộn thêm hửu cơ. Nên đặt cây con vào đầu mùa mưa để đỡ chi phí tưới. (Trần Thượng Tuấn và ctv., 1994)

Theo Trần Thượng Tuấn và ctv. (1940) cây con khó sống ngoài trảng nên cần được che mát trong 4-5 năm đầu. có thể trồng xen cây măng cụt với cây chuối hay dưới tán dừa nhất là trong vùng có mùa khô kéo dài.Ở vườn trồng thuần măng cụt có thể trồng xen những cây ngắn ngày dể tăng thêm thu nhập.

14

Vườn cây măng cụt trồng xen trong vườn dừa không trồng xen những cây trồng khá. Chấm dứt trồng xen khi cây 8-10 năm tuổi. Sau khi ngưng trồng xen cần che phủ đất bằng những cây họ đậu, nhất là trong mùa khô, để giảm bốc hơi nước (ít nhất ở 30 cm chung quanh gốc đến tán cây).

1.9.3 Cách trồng

Hume và Cobi (1946) cho rằng rễ cây măng cụt không có long hút nên khi ương phải dùng lượng hạt lớn hơn. Cây có 2 lá nên cấy sớm vào bầu, cấy chậm 4-6 lá dễ làm rễ bị tổn thương.

Theo Trần Văn Minh và Nguyễn Lân Hùng (1999) trước khi trồng cần bón lót dưới đáy hố bằng phân theo tỉ lệ 15:15:15 (N:P:K) liều lượng 0,5 kg/hố, phân photphat 0,2kg/hố và trộn chung với đất. Trồng xong lấy cọc cấm buộc vào thân cây để tránh gió lay đổ. Cắm cọc giữa cây 2-3 năm cho đến cây khỏe mạnh.

1.9.4 Chăm sóc

Tƣới nƣớc

Do hệ thống rễ không có lông hút và phát triển kém nên rễ măng cụt tiếp xúc với đất kém, khó hút nước, vì vậy cây cần tưới nước và chăm sóc thường xuyên. Tuy nhiên nếu trồng cây con ngập nước cây sẽ chết, cây trưởng thành có thể chịu ngập tốt hơn cây con nếu bị ngập và thoát nước được ở từng lúc điều kiện nước vô ra ở đồng bằng sông Cửu Long. Cần tưới trong tháng khô, từ khi mới trồng để đất luôn đủ nước vừa phải đất ẩm ẩm là được. Trong mùa mưa cần chú ý thoát nước tốt cho cây con (Trần Thượng Tuấn và ctv., 1994).

Cây được trồng trong luống ương, cây con trồng cách nhau 30-40 cm đến khi cao khoảng 60 cm mới bứng ra vườn trồng (Trần Thượng Tuấn và ctv., 1994; Trần Văn Minh và Nguyễn Lân Hùng, 1999). Dù được gieo trong luống ương hay trong bầu thì cây cần được che mát, tưới nước thường xuyên do rễ cây măng cụt không có lông hút, lượng rễ tiếp xúc với đất không nhiều nên cây dễ bị thiếu nước và bị thiệt hại khi phơi trực tiếp với ánh sáng, dễ bị cháy lá, cây lùn và có thể chết (Trần Thượng Tuấn và ctv., 1994).

Cây măng cụt con phát triển chậm. Tại Philippines cây con cao trung bình khoảng 8 mm mỗi tháng và cho 1 cặp lá mới 2 tháng trồng (Gonzalez và Anoos, 1951). Trồng cây măng cụt bằng cách gieo hạt cây chậm phát triển. trong 2 năm đầu cây chỉ cao khoảng 20-30 cm, thậm chí tỉ lệ chết cao (Trần Văn Minh và Nguyễn Lân Hùng, 1999).

15

Phân bón

Măng cụt rấtt ưa phân chuồng (Galang, 1955). Để đảm bảo cây cho năng suát cao và chất lượng quả ngon. Theo Đường Hồng Dật. (2000) khuyến cáo bón phân cho cây măng cụt theo quy trình sau:

Cây còn nhỏ chưa cho quả hàng năm bón một cây 50-100 g SA hoặc 20- 40 g urea sau khi trồng vào mùa mưa. Sau khi trồng 6 tháng vào cuối mùa mưa bón 50-100 g SA hoặc 20-40 g urea. Các năm về sau bón 300-400 g NPK (20:20:15) bón làm 2 đợt vào đầu và cuối mùa mưa.

Đối với cây măng cụt có đường kính tán 5-6 m đang phát triển bình thường có thể bón phân với liều lượng: 20-30 kg phân chuồng hoai mục khô ráo/cây và 1-3 kg phân vô cơ/lần/cây, tức 4-12 kg/cây/năm. Liều lượng phân bón mỗi cây thay đổi là tùy thuộc vào điều kiện đất trồng, tuổi cây, đường kính tán, tình hình sức khỏe của cây và năng suất thu hoạch mùa trước (Nguyễn Thị Thanh Mai, 2005).

Cắt tỉa

Không cần cắt tỉa và tạo dáng lúc đầu, tuy nhiên, có thể cắt tỉa những cành yếu, chết, cành vượt để cây mọc tốt. Khi cây cao 8-10 m có thể cắt ngọn dể giảm chiều cao và tán ngang dễ phát triển. Theo Nguyễn An Đệ và ctv. 2004 cho rằng căt tỉa cành (mọc vượt, cành khô dập rãy, cành cấp 1) giao tán có ảnh hưởng là gia tăng số chồi mới, tăng trọng lượng trái tăng tỉ lệ >80 g, giảm tỉ lệ trái bị da cám và cải thiện màu sắc trái hấp dẫn hơn. Tuy nhiên cắt cành quá mức sẽ ảnh hưởng là giảm số lượng trái/cây và giảm năng suất.

1.9.5 Thu hoạch

Hái lúc trái có màu hồng, khi hái phải thật cẩn thận và giảm đến mức thấp nhất sự xây xát và và chạm mạnh trên trái, nên dùng dụng cụ để hái trái.

Măng cụt thường chậm cho trái trên 10-15 năm trồng, cây tốt có thể cho trái từ 7-9 năm tuổi. Tại Dawao (Philippines), trồng dưới vườn dừa măng cụt cho trái mất chỉ 4 năm. Mùa cho trái của Philippines từ tháng 6-12 dl. Cây măng cụt thường có khuynh hướng cho trái cách năm (Hume,1947; Vietmeyer, và ctv., 1975). Tại Srilanka và một số nơi, năm thất mùa cho 100 trái/cây, trong khi năm trúng mùa cho trên trên 500-600 trái/cây.

Theo Vũ Công Hậu (2000) ở Việt Nam cây 7 năm tuổi mới cho trái bói, có được 10 trái (1 kg), cây 8 năm có 40 trái (40 kg), cây 9 năm tuổi có 100 trái

16

(10 kg), cây 15 năm tuổi có 600-800 trái (60-80 kg). Năng suất này tăng mãi cho đến năm thứ 50, nhưng bắt đầu năm thứ 30 trái đã bé dần và thường 3 năm mới có 1 năm sai trái . Phần ăn được có đường tổng số khoảng 16,42, độ chua vừa phải, vỏ chiếm 2/3 khối lượng trái và rất chát vì chứa tới 13% tannin. Nhiều bộ phận của cây măng cụt có thể làm thuốc. Vỏ cây có mangostin và amiliasin dùng để chửa bệnh đường ruột và kiết lỵ. Thịt trái dùng để tẩy ruột và chống đi ngoài. Vỏ trái chứa mangostansterein cho thêm vỏ trái lựu chửa đi ngoài rất công hiệu.

1.9.6 Bảo quản

Bảo quản ở 2oC giữ được 21 ngày chứa trong túi plastic kín. Bảo quản ở 13oC nếu trái chứa trong túi plastic có đục lỗ sẽ giữ được 28 ngày. Nếu trồng măng cụt được nhiều trái đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, thu hoạch sớm, mỗi cây chỉ cần đạt 80 kg trái, thì cây măng cụt mang lại hiệu quả kinh tế rất khá cho nhà vườn. Do cây măng cụt có tiềm năng xuất khẩu rất lớn. (Trung tâm Cây ăn quả Long Định 2011).

Khi nghiên cứu chất lượng, bảo quản và chuyên chở măng cụt Bourdeaut và Moreui, (1970) đã có kết luận như sau:

Bảng 1.1 Ảnh hƣởng của kích thƣớc tới trọng lƣợng trái măng cụt

Để xát định độ chín dựa vào màu sắc trái hồng lúc mới chín, tía lúc chín trung bình, tím sậm khi chín hoàn toàn (Vũ Công Hậu, 2000). Trái thu hoạch khi chuyển sang màu đỏ, để trễ trái chuyển sang màu tím, sậm dần và có vỏ dễ bị cứng, giảm giá trị thương phẩm. Trái chuyển sang màu tím sẽ chín sau một ngày ở nhiệt độ bình thường (Trần Thượng Tuấn và ctv., 1994).

Khảo sát một số đặt tính đánh giá phẩm chất trái Daryôn và Sosrodiharjo (1986), được trích bởi Trần Thượng Tuấn và ctx. 1994 , cho biết trái chín có hàm lượng đường là 14,3% hàm lượng axit là 0,46%, tỉ lệ đường/axit là 31,3 và hàm lượng vitamin C là 43,2 mg/100g.

Trái to Trái TB Trái nhỏ

Chiều dày vỏ (mm) 9,8 9,0 6,6

Số hạt TB 1 trái 1,42 1,18 0,53

Số múi TB 1 trái 6,3 6,2 5,9

17

1.10 MỘT SỐ SÂU BỆNH HẠI TRÊN CÂY MĂNG CỤT 1.10.1 Sâu hại và côn trùng 1.10.1 Sâu hại và côn trùng

1.10.1.1 Sâu vẽ bùa(Phyllocnistis citrella)

 Đặc điểm hình thái và sinh học: Thuộc họ ngài đục lá (Phyllocnistidae), bộ cánh vẩy (Lepidoptera). Sâu non phá hại bằng cách đào những đường ngoằn ngoèo, ăn biểu bì lá, thường tấn công mặt dưới lá tạo thành những đường ngoằn ngoèo và có thể gây cháy từng mảng trên lá làm ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây. Chúng ăn lớp biểu bì của lá làm cho lá bị biến dạng, mặt trên của lá bị khô, lá bị rụng.

 Biện pháp phòng trị: Để phòng trị sâu vẽ bùa trên lá măng cụt có thể cắt tỉa cành để cây ra đọt non đồng loạt và khi đọt non dài khoảng 2- 3 cm hoặc thấy sâu bắt đầu xuất hiện thì phun phun các loại thuốc như Vertimec, cyperan, polytrin, D.C. Tronplus, confidor.

1.10.1.2 Nhện đỏ (Tetranychus sp)

 Đặc điểm hình thái và sinh học: Thuộc họ Tetranychidae, bộ Acarina. Ấu trùng màu vàng nhạt hoặc nâu nhạt, khi trưởng thành có màu đỏ. Nhện đỏ tấn công lên là và trái, chích cạp và hút nhựa lá và trái. Trên lá, vết thương tạo thành những chấm nhỏ li ti trên mặt lá, khi bị nặng vết chấm lan rộng và có màu ánh bạc, sau đó là có thể bị khô và rụng. Trên trái, nhện thường sống tập trung ở phần cuống trái và đáy trái. Khi trái còn non, nhện chích và hút dịch ở lớp biểu bì là vỏ trái bị sần sùi làm giảm chất lượng và thương phẩm của trái (Nguyễn Thị Thanh Mai 2005).

 Biện pháp phòng trị: nhện đỏ thường lờn thuốc, do đó cần luân phiên các loại thuốc đặc trị nhện như: Comite, Trebon, Danitol,…

1.10.2 Bệnh hại

1.10.2.1 Bệnh đốm rong

 Tác nhân gây bệnh: bệnh đốm rong do tảo Cephaleuros virescens gây ra. Bệnh xảy ra trên là, thân, nhánh. Rong tấn công trên thân, nhánh tạo thành các đốm đồng tiền hay loang lổ màu xám xanh hoặc vàng, trên đó rong phát triển thành lớp nhung mịn. Phần lớn vết bệnh thường phát triển ở mặt trên lá, trong khi mặt dưới lá vẫn bình thường. Một số vết bệnh phát triển lâu, rong có thể làm mô lá bí huỷ hoại và mặt dưới đốm bệnh có màu nâu nhạt. Lá bị bệnh nặng có thể vàng và rụng (Trần Thượng Tuấn và ctv., 1994). Nhưng nói chung bệnh không ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng và năng suất cây, do thường chỉ phát

18

sinh trên lá già và ít ăn sâu vào trong mô tế bào lá. Tuy vậy, bệnh có thể ảnh hưởng phần nào đến sự quang hợp của 1á và làm cây kém xanh tươi.

 Biện pháp phòng trị: Bằng cách nên trồng cây với mật độ vừa phải và tỉa bớt cành lá không hiệu quả để cây thông thoáng đồng thời bón phân đầy đủ cho cây Cũng có thể phun hoặc bôi các hỗn hợp thuốc chứa gốc đồng hoặc cũng có thể dùng vôi quét lên thân và các cảnh cây lớn của cây 2 lần năm vào đầu và cuối mùa mưa.

1.10.2.2 Bệnh đốm lá

 Tác nhân gây bệnh: bệnh đốm lá do nấm Pestalotia sp gây ra. Bệnh này khá quan trọng trên măng cụt. Bệnh có thể làm rụng lá và ảnh hường đến năng suất cây trồng. Triệu chứng gây hại là đốm bệnh ban đầu thường có màu vàng cam, sau lan nhanh và chuyển sang màu nâu đỏ xung quanh vết bệnh có viền nâu sậm. Vết bệnh thường không có hình đạng nhất định. Kích thước vết bệnh có thể rất lớn hoặc nhiều vết bệnh nối liền với nhau làm cho lá bị khô và cháy. Trên bề mặt vết bệnh cũng có thể thấy những ổ nấm màu đen, đó là những bào tử nấm từ những ổ nấm này, chúng có thể là nguồn lây nhiễm tiếp theo. Bào tử của nấm gây bệnh có thể được lan truyền qua nước mưa, nước tưới phun ... từ những lá bệnh trên cây.

 Biện pháp phòng trị: bệnh đốm lá trên măng cụt bằng cách sử dụng các loại thuốc như: Dipomate , Mexyl MZ , Zin, Thio-M.

1.10.2.3 Bệnh chết nhánh

 Tác nhân gây bệnh: bệnh chết nhánh do nấm Pestaliotopsis sp gây ra. Triệu chứng là nấm tấn công gây cháy lá và làm chết từng nhánh nhỏ trên cây, bệnh có thể lây lan rất nhanh trong điều kiện ẩm độ cao, lúc mưa nhiều.

 Biện pháp phòng trị: bệnh chết nhánh bằng cách tỉa bỏ các cành trong tán cho cây thông thoáng, có thể dùng các loại thuốc để phòng ngừa như sau: Carbenzim, Hải vàng Bendazol, Thio-M,... theo liều lượng khuyến cáo trên bao bì.

1.10.2.4 Bệnh chảy mủ vàng trên trái

 Là một hiện tượng tương đối phổ biến trên trái măng cụt, thường tỉ lệ trái bị bệnh là từ 15 - 20%, làm giảm hiệu qua thu hoạch một cách đáng kể. Do chưa xác định chính xác được nguyên nhân gây bệnh chảy mủ vàng trên trái măng cụt.

19

(Theo Vũ Công Hậu. 2000) bị chảy mủ trên trái măng cụt do một con sâu miệng chích hút gây nên, cũng có thể nguyên nhân do sinh lý như mưa gió nhiều hoặc bộ rễ bị tổn thương. Trong thời gian rừ 2 – 3 tuần lễ trước khi trái chín gặp mưa to liên tục thì trái măng cụt lại rất hay chảy mủ, có thể làm múi măng cụt bên trong trái bị đắng hoặc thối, không ăn được.

 Biện pháp phòng trị:: cần phải giữ cho vườn cây đảm bảo thoát nước tốt trong mùa mưa và xử lý cho cây ra hoa sớm, cho thu hoạch trái trước khi mua mưa đến.

1.10.2.5 Bệnh thán thư

 Tác nhân gây bệnh là do nấm Collectotrichum gây ra. Bệnh có thể phát sinh trên lá, cành và trái. Trên lá, bệnh tạo thành các đốm cháy màu nâu, nhiều đốm có thể liên kết với nhau làm khô cả một mảng lá. Trên trái bệnh tạo thành những đốm màu nâu đen có thể làm trái thối khô và rụng. Nấm tồn tại trên các lá và trái bị bệnh, phát tản lây lan do gió và nước. Bệnh sẽ phát triển mạnh khi trời mưa nhiều, thời tiết ẩm thấp.

 Biện pháp phòng trị:bằng các biện pháp tỉa cành tạo tán để cây thông thoáng, nhiều ánh sáng và khô ráo. Khi phát hiện mới có bệnh, dùng các loại thuốc như Carbenzim, Mexyl MZ, Bendazol, Thio-M, phun ướt đều lên tán lá hoặc khi trái còn non (Nguyễn Thị Thanh Mai, 2005).

Theo Đường Hồng Dật (2000) phòng trừ sâu bệnh cho măng cụt cũng đơn giản vì cho đến nay người ta chưa phát hiện sâu bệnh nguy hiểm. Một vài loại nấm như thán thư, muỗi đen đôi khi gây hại nhưng chỉ có một loại bệnh tương đối quan trọng là bệnh chảy nhựa vàng, có thể do một loại sâu miệng hút gây ra và có thể do một nguyên nhân sinh kí như: rễ bị tổn thương, gió to, bão… Trái măng cụt rất dễ bị bênh chảy nhựa vàng, nặng trái trở thành đắng không ăn được.

20

CHƢƠNG 2

PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP 2.1. Phƣơng tiện

- Thời gian: cuộc điều tra được tiến hành trong 1 tháng, bắt đầu từ ngày 20 tháng 6 năm 2014 đến ngày 20 tháng 7 năm 2014.

- Địa điểm điều tra: vườn măng cụt của nông dân tại cù lao Tân Qui, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh.

- Vật liệu: các vườn măng cụt tại cù lao Tân Qui, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh.

- Dụng cụ: phiếu điều tra in sẳn (phụ chương).

2.2. Phƣơng pháp

2.2.1 Điều tra nông dân

- Tiến hành điều tra ngẫu nhiên 35 hộ trồng măng cụt có diện tích từ

Một phần của tài liệu điều tra hiện trạng xử lý ra hoa trên cây măng cụt (garcinia mangostana linn ) tại cù lao tân qui, huyện cầu kè, tỉnh trà vinh (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)