Theo khuynh hướng hiện nay là không nên làm sạch cỏ mà phải giữ cỏ trong vườn, để cỏ với mực độ hợp lý sẽ có tác dụng tốt, mang lại nhiều lợi ích như: giữ ẩm độ trong mùa khô, chống xói mòn đất trong mùa mưa, lớp cỏ khô mục sẽ cung cấp phân bóncho đất làm đất tơi xốp, thảm cỏ trên mặt liếp là nơi cư trú của côn trùng có ích (Lue, 2003).
Theo kết quả điều tra đa số các nông hộ không làm cỏ cho vườn, người dân thường kết hợp làm cỏ xới đất và bón phân cùng lúc. Tại Cầu Kè có 34,3% số hộ làm cỏ cho vườn vào giai đoạn trước khi bón phân cho cây, thời gian làm cỏ tập trung tháng 6 dương lịch chiếm 23,1%, tháng 7 có 58,3% và 18,6% là vào tháng 8. Dụng cụ làm cỏ là những loại công cụ thô sơ như cuốc, len. Đa số các hộ chỉ làm cỏ một lần trong năm. Qua kết quả điều tra cho thấy các nhà vườn chưa quan tâm đến vấn đề cỏ dại của vườn măng cụt của mình vì họ cho rằng cỏ không gây ảnh hưởng gì cho cây. Dù vậy nhưng không nên để cỏ quá nhiều vì chúng sẽ lấy bớt dinh dưỡng của cây và có thể đây là nơi cư trú của các loại côn trùng gây hại và các mầm bệnh lây nhiễm cho cây.
Bảng 3.10 Tỷ lệ (%) hộ làm cỏ cho vƣờn đƣợc điều tra tại huyện Cầu kè, tỉnh Trà Vinh năm 2014 Chỉ tiêu Tỉ lệ (%) 1. Làm cỏ - Có 34,3 - Không 2. Thời gian làm cỏ 65,7 - Tháng 6 23,1 - Tháng 7 58,3 - Tháng 8 18,6 n = 35
34