Theo Trần Văn Hâu, (2008). Tuổi lá có vai trò quan trọng trong sự kích thích ra hoa. Lá thuần thục cần thiết cho sự ra hoa. Sự hiện diện của những tán lá non ngăn cản sự hình thành mầm hoa, do đó việc chăm sóc, xét tỉa cây sau thu hoạch rất cần thiết kích thích cho cây ra chồi non đồng thời dữ trữ dinh dưỡng cho chu kì cảm ứng hoa và phát triển kế tiếp (Nakasone và Paull, 1988). Qua kết quả điều tra thì 100% hộ nông dân cho rằng, trước khi xiết nước cây măng cụt sau thu hoạch phải cho ít nhất một đợt lá thì cây mới có khả năng ra hoa đều này đúng với nhận định của ở trên, xử lí lúc lá lụa chiếm 7,4 % số hộ, lúc lá xanh nhạt, dày lá chiếm 51,9% số hộ và lúc lá có màu xanh đậm chiếm 40,7% số hộ. Xử lí lá ở độ tuổi khác nhau là do cây ra đọt non trễ so với dự định xiết nước vì vậy các hộ vẫn cứ xử lí khi lá non chưa trưởng thành.
Hình 3.2a Lá non măng cụt 7 tuần tuổi Hình 3.2b Lá non măng cụt 8 tuần tuổi
Hình 3.2 Lá non măng cụt trƣởng thành có thể xử lí
Qua điều tra (Bảng 3.11) thì cho thấy thời điểm xiết nước của các hộ qua các tháng khác nhau bắt đầu từ tháng 8 âm lịch và muộn nhất là đầu tháng 11 âm lịch, trong đó tháng xử lí ra hoa nhiều nhất là tháng 8 với 37% số hộ và tháng thấp nhất là tháng 11 chiếm 4,2% số hộ, tháng 9 và tháng 10 xử lí bằng nhau với 29,2%.
35
Bảng 3.11 Các giai đoạn tuổi lá và thời gian xử lý ra hoa măng cụt đƣợc điều tra tại huyện Cầu Kè, Trà Vinh năm 2014
Chỉ tiêu Tỉ lệ (%)
1. Tuối lá
Lúc lá lụa 7,4
Lá có màu xanh nhạt, dày lá 51,9
Lá màu xanh đậm (bánh tẻ) 40,7
2. Thời gian bắt đầu xử lý (tháng âl)
Tháng 8 37 Tháng 9 29,2 Tháng 10 29,2 Tháng 11 4,1 n = 35 3.4.2 Biện pháp xử lí ra hoa
Xử lý ra hoa là một trong những biện pháp để măng cụt ra hoa đồng loạt hoặc ra hoa trái vụ, nhằm làm tăng tỷ lệ ra hoa, tăng năng suất và hiệu quả kinh tế cho nông dân. Tuy nhiên, muốn xử lý ra hoa đạt hiệu quả thì đòi hỏi nông dân phải nắm vững kỹ thuật xử lý ra hoa. Theo kết quả khảo sát tại huyện Cầu Kè cho thấy có 77,16% tổng số hộ đều xử lý ra hoa măng cụt. Nhưng do măng cụt là cây khó ra hoa theo ý muốn còn lệ thuộc nhiều vào thời tiết, các biện pháp xử lý của các hộ khác nhau: xiết nước, bón phân, xiết nước kết hợp với bón phân, khấc gốc và bón phân kết hợp với xiết nước… Sau mỗi vụ thu hoạch nông dân cho cây nghĩ trung bình khoảng 40-60 ngày mới chuẩn bị kích cây ra hoa trở lại, nông dân tiến hành tỉa cành, bón phân, tưới nước đầy đủ cho cây để cây ra đọt non. Khi cây ra ít nhất một cơi đọt chuyển sang màu lụa hoặc màu xanh thì bắt đầu xử lý.
Xiết nƣớc
Theo kết quả điều tra (Bảng 3.12) cho thấy tại Cầu Kè có 25,93% số hộ sử dụng biện pháp xiết nước và xiết nước kết hợp với bón phân có đến 62,96% để xử lý măng cụt ra hoa mùa nghịch. Nhưng tùy theo tình trạng biển hiện nhú mầm hoa của cây mà có thời gian xiết nước dài, ngắn khác nhau. Đa số các hộ áp dụng biện pháp xiết nước kích thích ra hoa bằng cách rút nước ra khỏi mương cho mương khô kiệt nước trong thời gian xiết nước dao động 30-120 ngày (khoảng tháng 8-11 al) do việc xiết nước ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây nên khoảng 30 ngày thấy xào lá hay nông dân gọi hiện tượng lá bùn thì bắt đầu “nhấp nước”, cho nước vào mương vườn cách mặt liếp từ 0,5 mét hoặc ngập liếp trong một hoặc hai con nước lớn và sau đó rút hết nước ra mương,
36
nhằm mục đích thúc đẩy mầm hoa phát triển nhanh. Nếu sau 10 đến 15 ngày chưa thấy mầm hoa xuất hiện, nông dân tiếp tục “nhấp nước” như vậy hai lần nữa nếu cây không ra hoa thì nông dân không “nhấp nước” nữa và chờ đến khi cây ra hoa luôn mới cho nước vô trở lại và kết hợp bón phân. Nếu trong quá trình xiết nước gặp phải trời mưa thì sẽ gây khó khăn trong việc tạo khô hạn để tạo mầm hoa dẫn đến thời vụ ra hoa trễ, kéo dài và tỷ lệ ra hoa không cao.
Sử dụng bón phân
Theo kết quả điều tra tại huyện Cầu Kè có 7,41% sử dụng phương pháp bón phân măng cụt mà không kết hợp với xiết nước là do trồng cặp bờ sông bị ảnh hưởng của của nguồn nước nên sử dụng phân bón là chủ yếu. Bên cạnh đó thì một số hộ trồng măng cụt xen với chôm chôm, chanh,… nên khó mà xiết nước cho cây măng cụt được vì thời gian xiết nước lâu sẽ ảnh hưởng đến những cây trồng xunh quanh.
Bảng 3.12 Tỉ lệ (%) số hộ áp dụng kỹ thuật xử lý ra hoa măng cụt của các vƣờn măng cụt đƣợc điều tra tại huyện Cầu Kè, Trà Vinh năm 2014
Xử lý ra hoa Tỉ lệ (%) Không 22,86 Có 77,14 Biện pháp xử lý Xiết nước 25,93 Bón phân 11,11
Xiết nước và bón phân 62,96
n = 35
3.4.3 Hiệu quả của biện pháp xử lí ra hoa
Kết quả cho thấy những hộ sử dụng các phương pháp khác nhau: xiết nước, xiết nước kết hợp bón phân hay bón phân, với những thời điểm khác nhau nhưng thời gian ra hoa cũng gần như nhau. Có thể do thời gian xiết chưa đúng nên tỉ lệ ra hoa không cao, thời gian ra hoa kéo dài. Thời gian xiết nước của nông dân chưa tạo điều kiện khô thích hợp để kích thích cho cây ra sớm và đồng loạt. Theo Yaacob và Tindall, 1995 cho rằng thay đổi nhiệt độ đột ngột và tạo điều kiện khô hạn là hai yếu tố giúp cây ra hoa. Như vậy thời điểm xết nước cho măng cụt chưa đủ khô hạn, do nông dân “nhấp nước” sớm hoặc xiết nước gặp mưa nhiều cũng là yếu tố ảnh hưởng đến cây không hình thành mầm hoa.
37
3.4.4 Đợt ra hoa và số hoa trên nhánh
Trong quá trình xử lý cây có thể cây cho ra đến hai hay ba đợt hoa. Số đợt ra hoa của cây tùy thuộc vào thời tiết và quá trình chăm sóc của nông hộ. Qua kết quả điều tra tại huyện Cầu Kè thì đa số các hộ nông dân trồng cây măng cụt đều ra hoa và chia ba đợt ra hoa: đợt 1 chiếm thấp nhất 4,9% số hộ và cao nhất là đợt 2 với 68,8% số hộ và đợt 3 chiếm 26,3% số hộ. Qua (Bảng 3.11) tổng ba đợt ra hoa rất cao và lên đến 100% số hộ và trung bình tổng ba đợt ra hoa là 55% số hộ. Theo các nhà vườn cho biết tỷ lệ ra hoa cao hay thấp còn tùy thuộc vào số đợt ra hoa của cây, nếu cây ra hoa nhiều đợt hoa thì số hoa sẽ ít hơn so với cây ra hoa một đợt.
Bảng 3.13 Tỷ lệ (%) số nông hộ đƣợc điều tra về số đợt ra hoa, tỷ lệ ra hoa và số hoa/nhánh của măng cụt tại huyện Cầu Kè, Trà Vinh năm 2014
STT Tỉ lệ (%) 1. Số đợt ra hoa Đợt 1 4,9 Đợt 2 68,8 Đợt 3 26,3 2. Tổng 3 đợt ra hoa Cao nhất 100 Thấp nhất 40 3.Số hoa trên nhánh 1-2 hoa/nhánh 60,5 3-4 hoa/ nhánh 39,5 n = 35
3.4.5 Quá phát triển hoa, phát triển trái
Theo ghi nhận từng khi xử lí ra hoa khi nhú mầm trung bình 69,4±19,9 ngày, thời gian nú mầm đến hoa nở trung bình 35,5 ± 5,1 ngày. Thời gian hoa nở đến đậu trái được ghi nhận thấp nhất là 10 ngày cao nhất là 30 ngày và trung bình 20,5±6,6 ngày, đậu trái đến thu hoạch thấp nhất là 65 ngày cao nhất là 90 ngày và trung bình 77,1±9,2 ngày. Neo trái chờ giá một việc hết sức phổ biến đối với các nhà vườn trồng măng cụt nói riêng và trồng cây ăn trái nói chung.
38
Bảng 3.14 Thời gian từ khi xử lý ra hoa đấn khi thu hoạch đƣợc điều tra tại tại huyện Cầu Kè, Trà Vinh năm 2014
Chỉ tiêu Trung bình (ngày)±Sd Cao nhất (ngày) Thấp nhất (ngày) Xử lý ra hoa - nhú mầm 69,4±19,9 105,0 30,0 Nhú - hoa nở 35,5±5,1 45,0 30,0
Hoa nở - đậu trái 20,6±6,6 30,0 10,0
Đậu trái - thu hoạch 77,1±9,2 90,0 65,0
n = 35
3.5 Sự rụng trái non và ra đọt 3.5.1 Rụng trái non 3.5.1 Rụng trái non
Theo Trần Văn Hâu (2008), sự rụng non bắt đầu sau khi hoa cho đến 2-3 tuần sau khi hoa nở. Sự rụng trái non xảy ra nghiêm trọng khi nhiệt độ trên bề mặt lá từ 35-40oC. theo kết quả điều tra sự rụng trái non xuất hiện toàn bộ các hộ điều tra, tủy lệ rụng trung bình 38,7±18,5 và được chia thành ba đơt rụng, theo ghi nhận thì đợt rụng nhiều nhất là đợt 2 chiếm 42,1% và thấp nhất là đợt 1 chiếm 3,5%. Nhưng nông dân ở đây đa sô không áp dụng biện pháp ngăn ngừa rụng trái chiếm 85,7% , số hộ nông dân còn lại thì áp dụng biện pháp tưới nước để hạn chế rụng trái chiếm 14,3%. Theo Trần Văn Hâu (2009), nhiệt độ cao và sự khô hạn dễ gây ra hiện tượng rụng trái non. Nhiều tác giải cho rằng sự rụng sinh lý khi trái có kích thước từ 0,5-2,0 cm có liên quan đến điều hòa sinh trưởng nước và các chất carbohydrate (Trần Văn Hâu, 2009).
Bảng 3.15 Tỷ lệ (%) rụng trái non măng cụt đƣợc điều tra tại tại huyện Cầu Kè, Trà Vinh năm 2014 Chỉ tiêu Tỉ lệ (%) 1. Rụng trái non Không rụng 0 Có rụng 100 2. Tỉ lệ rụng trái non Trung bình ± Sd 38,7± 18,5 Đợt 1 3,5 Đợt 2 42,1 Đợt 3 22,6 3. Biện pháp khắc phục Không 85,7 Tưới nước 14,3 n = 35
39
3.5.2 Ra đọt trong quá trình ra hoa và đậu trái
Cây măng cụt là loại cây ăn trái ra hoa trên chồi ngọn. Tuy nhiên, măng cụt vẫn có thể ra đọt non trong quá trình ra hoa và kết trái đây là hiện tượng giúp cây tích lỹ chất dữ trữ, tăng cường nguồn carbohydrate cho quá trình phát triển hoa và phát triển trái, nhưng sư ra đọt non cũng là hiện tượng cạnh tranh dinh dưỡng giữa lá non và sự phát triển hoa và trái.
Hình 3.3 Cây măng cụt ra đọt non trong quá trình phát triển hoa và đậu trái
Theo ghi nhận thì hiện tượng ra đọt chiếm 71,3% và không xảy ra hiện tượng ra đọt chiếm 28,7% số hộ, trong đó tỉ lệ ra đọt cao nhất là 60% và thấp nhất là 3% trên một cây. Thời điểm ra đọt thường không cố định, ra đọt khi cây đang ra hoa chiếm 17,4%, đang đậu trái ciếm 22,9%, ra hoa và đậu trái chiếm 60,4% số hộ. Kết quả điều tra cho thấy phần lớn nhà vườn cho rằng hiện tượng ra đọt non trên cây măng cụt không gây rụng hoa nhưng lại hạn chế sự ra hoa. Tuy nhiên nhiên hiện tượng ra đọt làm rụng trái và giảm phẩm chất trái măng cụt chiếm 63,2% số hộ, rụng hoa và lẫn trái non chiếm 12,4% số hộ.
Bảng 3.16 Tỷ lệ (%) ra đọt non trong quá trình ra hoa và đậu trái trên cây măng cụt đƣợc điều tra tại tại huyện Cầu Kè, Trà Vinh năm 2014
Chỉ tiêu Tỉ lệ (%) 1. Ra đọt non Không 28,7 Có 71,3 2. Tỉ lệ ra đọt Cao nhất 60 Thấp nhất 3
3. Thời điểm ra đọt/cây
Đang ra hoa 17,4
Đang đậu trái 22,9
Ra hoa lẫn đậu trái 60,4
4. Ảnh hƣởng của hiện tƣợng ra đọt
40
Rụng hoa 0
Rụng trái và phẩm chất trái 63,2
Rụng hoa và trái non 12,4
n = 35
3.6 Sâu bệnh gây hại
Qua kết quả điều tra (Hình 3.5) cây măng cụt hiện nay xuất hiện một số loại sâu hại quan trọng gây ảnh hưởng đến năng suất và mẫu mã trái. Trong đó quan tâm nhất là sâu vẽ bùa gây hại xuất hiện nhiều nhất ở các hộ chiếm 42,9%.
Hình 3.4 Tỉ lệ (%) nông hộ bị sâu bệnh tấn công trên cây măng cụt đƣợc điều tra tại huyện Cầu Kè, Trà Vinh năm 2014
Tuy nhiên thì thời điểm gây hại của từng đối tượng là hoàn toàn khác nhau. Trong đó có 42,9% tổng số 35 hộ hộ trồng măng cụt bị sâu vẽ bùa
(Phyllocnistis citrella Staint) gây hại chủ vào tháng 8-9 (âm lịch), loại sâu này xuất hiện nhiều khi đọt non vừa mới hình thành, chúng phá hại bằng cách ăn biểu bì lá mặt dưới của lá tạo ra những đường ngoằn ngoèo và có thể gây cháy từng mảng trên lá làm ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây. Nếu bị hại nặng làm cho lá bị biến dạng, mặt trên của lá bị khô, lá bị rụng. Tùy điều kiện chăm sóc của từng vườn mà mức độ gây hại khác nhau, nông dân của huyện Cầu Kè thì loại sâu này còn gây hại trên trái khi hình thành khoảng 20% tuy không ảnh hưởng bên trong trái, nhưng hưởng đến mẫu mã trái khi bán hoặc xuất khẩu. Do các nhà vườn tại Cầu Kè đã áp dụng thành công biện pháp hạn chế được sự thiệt hại của sâu vẽ bùa. Theo các nhà vườn tại đây họ phun thuốc phòng trị sâu vẽ bùa 1 lần khi lá non được hình thành, lần 2 khi trái được hình thành trên
42,9 8,6 5,7 2,8 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 Sâu vẽ bùa Da cám Đốm lá Nhện đỏ T ỉ lệ (% ) số h ộ %
41
một tuần bằng các loại thuốc khác nhau như: Sapen Alpha 50 EC, regent 800WG, Karate 2.5EC, Abamectin 5.5, Bini 58
Ngoài sâu vẽ bùa thì nhện đỏ (Tetranychus sp) tuy không khá phổ biến tại các vườn măng cụt ở huyện Cầu Kè cụ thể có khoảng 2,8% số hộ bị nhện đỏ gây hại. Nhện đỏ thường tấn công lên lá và trái, chích cạp và hút nhựa lá và trái. Trên lá, vết thương tạo thành những chấm nhỏ li ti trên mặt lá, khi bị nặng vết chấm lan rộng và có màu ánh bạc, sau đó là có thể bị khô và rụng. Trên trái, nhện thường sống tập trung ở phần cuống trái và đáy trái. Khi trái còn non, nhện chích và hút dịch ở lớp biểu bì lá, vỏ trái làm cho trái bị sần sùi ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm ra thị trường và giá thường thấp. Kết quả này phù hợp với Nguyễn Thị Thanh Mai (2005) cho rằng nhện đỏ cắn phá vỏ trái làm trái sần sùi như da cám, làm giảm chất lượng và giá trị thương phẩm của trái. Nông dân thường sử dụng biện pháp để diệt nhện đỏ bằng phun thuốc hóa học ở giai đoạn trái non như Bini 58, Comite.
Qua kết quả điều tra nông dân trồng măng cụt cho thấy đa số các hộ được phỏng vấn đều cho rằng bệnh hại trên măng cụt không quan trọng, không gây ảnh hưởng lớn đến năng suất và phẩm chất trái. Bệnh gây hại chủ yếu là bệnh bệnh đốm lá tỷ lệ khoảng 5,8% và da cám xuất hiện với tỷ lệ khoảng 8,6% số hộ điều tra.
3.7 HIỆN TƢỢNG CHO TRÁI CÁCH NĂM, XÌ MỦ VÀ CƠM
TRONG TRÁI MĂNG CỤT
Măng cụt cho trái cách năm là một trong những nguyên nhân chính làm cho diện tích trồng măng cụt ngày càng bị thu hẹp và cho đến nay vấn đề này vẫn chưa được giải quyết. Theo ghi nhận tại huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh trung bình có 80% vườn măng cụt xảy ra hiện tượng này, qua đó cho thấy các biện pháp xử lý ra hoa không ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng ít đến hiện tượng cho trái cách năm. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến vườn cho trái cách năm như: thời tiết, chế độ chăm sóc, phân bón và hiện tượng này còn phụ thuộc vào tỷ lệ đậu trái của các năm trước. Tuy nhiên, vẫn chưa có kết luận nguyên nhân chính xác của hiện tượng này, chính vì vậy, 100% hộ không áp dụng bất kỳ biện pháp nào để khắc phục hiện tượng này mà đành phải "bó tay" nhìn măng