Đánh giá chung về hoạt động du lịc hở tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2001-

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch ở tỉnh Kiên Giang hiện nay (Trang 65 - 68)

II. TỔNG SẢN PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN (GDP) (Giá hiện hành)

2.1.2.2. Đánh giá chung về hoạt động du lịc hở tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2001-

đoạn 2001-2007

- Những mặt tích cực:

Trong những năm qua, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và các chủ trương, chính sách phát triển KT-XH của Nhà nước, HĐDL ở tỉnh Kiên Giang đã đạt được những thành tựu đáng kể, điều này thể hiện trên một số mặt cụ thể như sau:

Một là, HĐDL ở tỉnh bước đầu đã có những chuyển biến tích cực, một

số doanh nghiệp trong tỉnh đã tạo được mối quan hệ hợp tác với các công ty lữ hành trong nước và nước ngoài. Một số khu, điểm du lịch văn hóa – lịch sử và du lịch sinh thái ở Hà Tiên, Kiên Lương, Rạch Giá, U Minh Thượng, Phú Quốc... đã được đưa vào khai thác đem lại kết quả rất khả quan.

Hai là, thị trường du lịch đã có những bước phát triển cơ bản, phong

phú hơn, đa dạng hơn, nhất là từ khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO. Bên cạnh đó, chất lượng sản phẩm du lịch và việc đa dạng hoá sản phẩm du lịch không ngừng tăng lên, các loại hình du lịch được du khách đánh giá cao, như: du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, thể thao, khám phá rừng, biển, hang động; du lịch mạo hiểm; du lịch tham quan, tìm hiểu lịch sử - văn hóa; các loại hình

vui chơi giải trí bờ biển, ven biển,... Do đó, khách du lịch đến Kiên Giang ngày một nhiều hơn, doanh thu du lịch tăng lên qua các năm. HĐDL đã đóng góp đáng kể vào sự phát triển KT-XH của tỉnh. Những nhu cầu cơ bản về hàng hóa và dịch vụ phục vụ cho khách du lịch đến tỉnh đã được đáp ứng khá đầy đủ, giá cả tương đối ổn định.

Ba là, cơ cấu thành phần kinh tế tham gia HĐDL đã phát triển theo

hướng đa dạng hơn. HĐDL thuộc thành phần kinh tế nhà nước đã được tổ chức lại và đã từng bước thể hiện vai trò nòng cốt trên các phương diện, phục vụ có hiệu quả các chương trình phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh.

Bốn là, KCHT, CSVC-KT phát triển du lịch từng bước được nâng lên.

Các dự án đầu tư phát triển hệ thống giao thông, điện, nước và thông tin liên lạc; các dự án đầu tư khách sạn, nhà hàng đạt chuẩn quốc tế... đang được Nhà nước, các nhà đầu tư, các doanh nghiệp gấp rút thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách, đặc biệt là du khách quốc tế.

- Những vấn đề đặt ra:

Mặc dù Kiên Giang có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển du lịch, nhưng trong phát triển du lịch ở tỉnh vẫn còn bộc lộ nhiều khó khăn, hạn chế cần khắc phục:

Một là, chưa tạo được thương hiệu du lịch của tỉnh; chất lượng sản

phẩm du lịch chưa cao; loại hình du lịch chưa phong phú, đa dạng, chưa có loại hình du lịch độc đáo, đặc thù; cước phí vận chuyển đường hàng không, đường thủy và đường bộ, giá cả dịch vụ có phần cao hơn so với các tỉnh, thành phố khác trong nước và các nước trong khu vực, làm cho khả năng cạnh tranh, khả năng thu hút khách du lịch, thu hút đầu tư du lịch vào tỉnh không cao.

Hai là, hiện nay, các khu du lịch, các cơ sở du lịch mới được xây dựng

ở dạng sơ khai, chưa được đầu tư tôn tạo đúng mức trong khi KCHT và CSVC- KT của ngành du lịch ở nhiều nơi còn thiếu về số lượng, kém về chất lượng. Tính riêng khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế, toàn tỉnh hiện chỉ có 01 khách sạn 4 sao, 02 khách sạn 2 sao và 06 khách sạn 1 sao, không đủ để đáp ứng nhu cầu của

khách du lịch, nhất là khách du lịch quốc tế. Do vậy, HĐDL của tỉnh gặp rất nhiều khó khăn, chưa phát triển tương xứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh.

Ba là, các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực du lịch hiện nay

chỉ mới chú ý đến việc khai thác tài nguyên thiên nhiên thu lợi trước mắt, chưa quan tâm đến vấn đề bảo vệ để phát triển bền vững. Việc bảo tồn, bảo vệ tài nguyên du lịch trong các dự án đầu tư chưa được quy định cụ thể, chưa được kiểm soát, kiểm tra chặt chẽ. Nhiều cảnh quan thiên nhiên bị phá vỡ: núi bị phá để san lắp mặt bằng, chặt phá cây rừng, xây dựng kiên cố ở một số bãi tắm... gây không ít khó khăn cho việc phát triển du lịch của tỉnh ở hiện tại cũng như thời gian sau này.

Bốn là, các di tích văn hóa, lịch sử là nguồn tài nguyên không kém gì

nguồn tài nguyên thiên nhiên trong phát triển du lịch nhưng ít được quan tâm trùng tu, tôn tạo. Vẫn còn tình trạng lấn chiếm khu vực khoanh vùng bảo vệ của các di tích, người dân và chính quyền địa phương chưa thật sự ý thức được việc bảo vệ các giá trị di sản văn hóa phải mất thời gian hàng trăm năm tích tụ mới có được. Các di sản văn hóa mới chỉ được khai thác phục vụ du lịch nhằm lợi ích kinh tế trước mắt chứ chưa được quan tâm bảo tồn để phục vụ cho việc phát triển lâu dài. Do chưa có sự hiểu biết về giá trị của các khu di tích văn hóa – lịch sử nên người khai thác đã đưa ra những thông tin khiến cho khách tham quan có phần nhận thức sai lệch về giá trị văn hóa – lịch sử của các khu di tích ở tỉnh Kiên Giang. Mặt khác, việc xử lý rác thải, chất thải, vấn đề an ninh trật tự, bảo vệ môi trường văn hóa truyền thống của địa phương, sức khỏe cộng đồng dân cư vùng du lịch chưa được quan tâm đúng mức dẫn đến việc gây ô nhiễm môi trường và sự bất ổn cho trật tự xã hội khi du lịch ngày càng phát triển. Đây là những vấn đề có tính cấp bách cần được ưu tiên khắc phục sớm.

Năm là, trật tự kinh doanh du lịch đôi lúc vẫn diễn ra phức tạp, nhất là

Sáu là, trình độ dân trí của cộng đồng dân cư ở các vùng du lịch không

cao, nhận thức về lợi ích của kinh tế du lịch còn hạn chế nên việc chuyển biến về văn hóa ứng xử, thái độ giao tiếp của người dân ở vùng du lịch đối với du khách chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch ở tỉnh Kiên Giang hiện nay (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w