Thực trạng tổ chức thực hiện các chính sách, pháp luật chung của Nhà nước liên quan đến hoạt động du lịch và ban hành các

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch ở tỉnh Kiên Giang hiện nay (Trang 68 - 76)

II. TỔNG SẢN PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN (GDP) (Giá hiện hành)

2.2.1. Thực trạng tổ chức thực hiện các chính sách, pháp luật chung của Nhà nước liên quan đến hoạt động du lịch và ban hành các

chung của Nhà nước liên quan đến hoạt động du lịch và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách phát triển du lịch mang tính đặc thù của địa phương thuộc thẩm quyền

Luật Du lịch đã được Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam khóa XI, kỳ họp lần thứ 7 thông qua ngày 14-6-2005 và Chính phủ đã ban hành Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01-6-2007 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch... Luật Du lịch ra đời có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển du lịch trong quá trình hội nhập. Những quy định trong Luật Du lịch về cơ bản đã tiếp cận được với Luật Du lịch của nhiều nước trên thế giới, tạo nên những nền tảng vững chắc để thu hút các doanh nghiệp du lịch nước ngoài đầu tư, hợp tác kinh doanh với Việt Nam, đồng thời thu hút ngày càng nhiều du khách quốc tế đến Việt Nam. Các nội dung quy định về bảo vệ và tôn tạo tài nguyên du lịch, quy hoạch du lịch, công nhận và tổ chức quản lý khu, tuyến, điểm du lịch và đô thị du lịch; tiêu chuẩn hóa cán bộ quản lý, nhân viên phục vụ, tiêu chuẩn hóa các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch; các quy định về đảm bảo an ninh, an toàn, cứu hộ, cứu nạn, bảo hiểm du lịch và giải quyết yêu cầu, kiến nghị của khách du lịch đều nhằm thể hiện chính sách của Nhà nước Việt Nam trong việc nâng cao sức cạnh tranh, tính hấp dẫn của du lịch Việt Nam, bảo vệ quyền lợi chính đáng của khách du lịch và các nhà đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực du lịch.

Bên cạnh đó, tỉnh Kiên Giang, nhất là đảo Phú Quốc được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách nhằm từng bước xây dựng đảo Phú Quốc thành trung tâm du lịch sinh thái biển - đảo chất lượng cao. Cụ thể như Quyết định số 178/2004/QĐ-TTg ngày 05-10- 2004 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án phát triển tổng thể đảo Phú

Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020”; Quyết định

số 229/2005/QĐ-TTg ngày 16-9-2005, Ban hành quy chế nhập cảnh, xuất

cảnh, cư trú của người nước ngoài tại đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang; Quyết

định số 1197/QĐ-TTg ngày 09-11-2005, Về việc phê duyệt quy hoạch chung

xây dựng đảo Phú Quốc tỉnh Kiên Giang đến năm 2020; Quyết định số

14/QĐ-TTg ngày 04-01-2006, Về việc phê duyệt quy hoạch phát triển giao

thông bền vững đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang giai đoạn đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; Quyết định số 38/2006/QĐ-TTg ngày 14-2-2006, Về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của đảo Phú Quốc và cụm đảo Nam An Thới, tỉnh Kiên Giang; Quyết định số 01/2007/QĐ-TTg ngày 08-

01-2007, Về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đảo Phú

Quốc, tỉnh Kiên Giang thời kỳ 2006-2020; Quyết định số 42/2007/QĐ-TTg

ngày 29-3-2007, Về việc thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền

hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý đầu tư phát triển đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang... Các chủ trương, cơ chế, chính sách, pháp luật này là cơ sở pháp

lý vững chắc, là điều kiện thuận lợi quý báu để thúc đẩy phát du lịch ở tỉnh, đáp ứng lòng mong đợi của nhân dân Kiên Giang.

Tiếp thu, quán triệt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển du lịch, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Kiên Giang đã cụ thể hóa và chỉ đạo Sở Du lịch tỉnh (nay là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp các ngành và địa phương thông qua nhiều hình thức để tổ chức tuyên truyền, phổ biến đến toàn thể cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trong tỉnh, nhất là các địa phương có tiềm năng phát triển du lịch. Đến nay, có nhiều nơi đã xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện khá tốt các chủ trương, chính sách

này, qua đó thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển KT-XH, góp phần cải thiện đời sống người dân tại địa phương; song song đó, nhận thức trong nhân dân về phát triển du lịch gắn với lợi ích cộng đồng dân cư cũng được nâng lên; có chuyển biến tốt trong việc chấp hành các quy định về bảo vệ và tôn tạo các khu, điểm du lịch; việc kinh doanh du lịch được các doanh nghiệp quan tâm đầu tư và khai thác; chất lượng phục vụ du khách được nâng lên một bước; tình trạng tự ý nâng giá kinh doanh trong thời gian cao điểm đã giảm.

Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn cho nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh du lịch những quy định của pháp luật về du lịch; thường xuyên nắm bắt tình hình hoạt động du lịch tại các khu, điểm và kịp thời tháo gỡ những khó khăn vướng mắc phản ánh từ doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Cải cách một bước thủ tục đăng ký kinh doanh, xây dựng cơ bản, giao và cho thuê đất; tuy chưa hoàn toàn đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tư nhưng cũng đã có thông thoáng hơn.

Đồng thời, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã kịp thời ban hành các nghị quyết, chủ trương của tỉnh nhằm phát triển du lịch trên địa bàn đúng định hướng của Trung ương và tháo gỡ những vướng mắc có liên quan đến HĐDL.

Nghị quyết Đại hội VI của Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 1995-2000 đã xác định du lịch là một thế mạnh cần được tập trung chỉ đạo của tỉnh. Nghị quyết Đại hội VII của Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2001-2005 đã khẳng định: “Phấn đấu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế tổng hợp, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH trong những thập niên đầu thế kỷ 21” [60, tr.65]. Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2005-2010 tiếp tục khẳng định: "Tập trung đầu tư ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển nhanh và bền vững" [62, tr.55]. Mặt khác, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, khóa VI, VIII cũng đã ra hai nghị quyết chuyên đề: Nghị quyết số 02-NQ/TU, ngày 01-4- 1998, Về phát triển du lịch đến năm 2010 và Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 14-01-2005, Về thực hiện Đề án phát triển tổng thể đảo Phú Quốc theo Quyết

quan điểm, mục tiêu, định hướng chung thể hiện trong các nghị quyết của Đại hội VI, VII, VIII và Nghị quyết chuyên đề về du lịch của Đảng bộ tỉnh, nhìn chung, được các cấp, các ngành, các đơn vị triển khai thực hiện khá tốt. Hầu hết các địa phương trọng điểm du lịch đều đề ra chương trình hành động, kế hoạch cụ thể để thực hiện. Đồng thời, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã chỉ đạo tổ chức sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện các nghị quyết này cho từng giai đoạn nhằm rút ra những kinh nghiệm quý cho quá trình thực hiện những năm tiếp theo.

Bên cạnh đó, UBND tỉnh đã ban hành các văn bản thuộc thẩm quyền để chỉ đạo phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh, như: Quyết định số 2224/QĐ- UB ngày 11-9-2002 của UBND tỉnh, Về việc kiện toàn tổ chức ban chỉ đạo nhà nước về phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Kiên Giang; Quyết định số 56/2003/QĐ-UBND ngày 16-5-2003, Về việc ban hành quy chế quản lý các khu, điểm du lịch, di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Kiên Giang; Kế hoạch số 05/KH-UBND ngày 25-01-2005, Triển khai thực hiện Quyết định số 178/2004/QĐ-TTg ngày 05-10-2005 của Thủ tướng Chính phủ.

Ngoài ra, UBND tỉnh đã ban hành một số chính sách ưu đãi đầu tư trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn tỉnh Kiên Giang như sau:

Một là, chính sách ưu đãi về thuế: Áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp

với thuế suất 15% trong 12 năm đối với dự án thực hiện tại các địa bàn TP Rạch Giá, thị xã Hà Tiên (theo quy định chung là 28%). Thuế suất 10% trong 15 năm đối với dự án thực hiện tại các địa bàn còn lại trong tỉnh. Sau thời hạn nêu trên, thuế suất được áp dụng là 28%; miễn giảm thuế 3 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% cho 7 năm tiếp theo đối với dự án thực hiện tại các địa bàn TP Rạch Giá, thị xã Hà Tiên. Miễn 4 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% cho 9 năm tiếp theo đối với dự án thực hiện tại các địa bàn còn lại trong tỉnh. Nhà đầu tư được miễn thuế nhập khẩu đối với máy móc thiết bị, phương tiện vận tải tạo thành tài sản cố định...

giá đất theo mục đích sử dụng do UBND tỉnh ban hành. Tuỳ thuộc vào vị trí, địa điểm và mục đích sử dụng đất của dự án, miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước từ 3 đến 7 năm đối với dự án thực hiện tại các địa bàn TP Rạch Giá, thị xã Hà Tiên. Từ 11 đến 15 năm đối với dự án thực hiện tại các địa bàn còn lại trong tỉnh. Ngoài ra, nhà đầu tư là người Việt Nam định cư ở nước ngoài về đầu tư lâu dài ở Việt Nam được mua nhà để ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam...

Ba là, ưu đãi tín dụng: Nhà đầu tư được Quỹ hỗ trợ phát triển xem xét

cho vay vốn để đầu tư hoặc hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, hoặc bảo lãnh tín dụng đầu tư từ vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước.

Bốn là, về chính sách đối với nhà đầu tư là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam: Được áp dụng giá

dịch vụ về nhà ở, khách sạn, điện, nước, dịch vụ y tế, cước phí đi lại trong nước bằng đường thủy, đường bộ, đường hàng không, cước phí bưu chính - viễn thông, phí giáo dục và đào tạo như áp dụng đối với công dân Việt Nam; được hưởng cùng mức giá đầu vào như các dự án đầu tư trong nước cùng loại đối với đất đai, hàng hóa, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, vật tư và dịch vụ do Nhà nước định giá, chịu cùng một mức thuế;...

Năm là, một số ưu đãi nổi bật dành cho nhà đầu tư tại đảo Phú Quốc:

Nhà đầu tư được giảm 50% tiền thuê đất; miễn tiền thuê đất từ 11-15 năm, nhà đầu tư nước ngoài được mua nhà, thuê đất lâu dài theo cơ chế một giá; đặc biệt, các nhà đầu tư người Việt Nam định cư ở nước ngoài được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất... Các nhà đầu tư cũng được hưởng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 10%, miễn thuế tối đa là 4 năm, giảm thuế 50% trong 9 năm tiếp theo, giảm thuế thu nhập cá nhân 50%... Ngoài ra, còn có chính sách thành lập khu phi thuế quan trên đảo, tạo thuận lợi trong xuất cảnh, nhập cảnh và nhiều chính sách ưu đãi khác...[44].

Do tổ chức khá tốt khâu thực hiện các cơ chế, chính sách về phát triển du lịch nên công tác QLNN đối với HĐDL ở tỉnh Kiên Giang thời gian qua có nhiều chuyển biến tích cực, thể hiện ở một số nội dung chủ yếu sau:

Về đầu tư và hỗ trợ đầu tư KCHT, CSVC-KT du lịch: Thứ nhất, về KCHT, các dự án đầu tư nâng cấp các sân bay, hệ thống giao thông, điện,

nước và thông tin liên lạc trực tiếp hoặc gián tiếp phục vụ phát triển các khu, điểm du lịch của tỉnh đã được xác định đưa vào đầu tư từ năm 1998 đến nay. Bên cạnh đó, các dự án xây dựng KCHT trong các khu du lịch được triển khai bằng nguồn vốn ngân sách của tỉnh và Trung ương hỗ trợ theo mục tiêu, như: Mũi Nai, Thạch Động, Hòn Phụ Tử, cảng Bãi Vòng, cảng Rạch Giá, Công viên Văn hóa An Hòa và các khu di tích, văn hóa, lịch sử trọng điểm gắn với phục vụ du lịch như Di tích nhà tù Phú Quốc, căn cứ Di tích U Minh Thượng, khu mộ Anh hùng Liệt sĩ Phan Thị Ràng (chị Sứ), Tháp Bốn sư Cù Là, Khu Bảo tàng, bảo tồn thành phố Rạch Giá. Thứ hai, về CSVC-KT du lịch, với tiềm năng về du lịch của tỉnh cùng với môi trường đầu tư ngày càng thuận lợi, Kiên Giang đã thu hút được nhiều nhà đầu tư du lịch, các dự án đầu tư tập trung chủ yếu ở Phú Quốc. Từ năm 2005 đến 2007, các thành phần kinh tế đã tích cực đầu tư phát triển cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch, nâng số cơ sở (không bao gồm hộ kinh doanh cá thể) từ 150 lên 179 cơ sở; số doanh nghiệp lữ hành từ 16 đơn vị lên 27 đơn vị và nhiều nhà hàng ăn uống tiện nghi, sang trọng khác được đầu tư. Các phương tiện vận chuyển đưa, đón khách du lịch hiện đại cũng được các doanh nghiệp đưa vào hoạt động như tàu cao tốc, ca nô cao tốc tuyến Phú Quốc-Rạch Giá, Rạch Giá-Kiên Hải, Rạch Giá-Nam Du...

Riêng trên địa bàn huyện Phú Quốc, hiện có 22 doanh nghiệp lữ hành; tổng số cơ sở lưu trú du lịch là 67 cơ sở, trong đó có 28 khách sạn và 39 nhà nghỉ, tổng số phòng là 1.328. Có 14 dự án đã được cấp giấy phép và đang triển khai thực hiện với quy mô sử dụng đất 443,5 ha, tổng vốn đầu tư 2.018,8 tỷ đồng; có 54 dự án chấp nhận chủ trương với quy mô khoảng 2.414 ha và tổng số vốn ước tính 18.130 tỷ đồng [78].

Công tác xúc tiến, quảng bá du lịch: Sở Du lịch tỉnh Kiên Giang đã cố

gắng phối hợp với các sở, ngành, địa phương trong và ngoài tỉnh thực hiện công tác tuyên truyền, xúc tiến, quảng bá phát triển du lịch ở những vùng trọng điểm: Hà Tiên, Kiên Lương, Phú Quốc, U Minh Thượng... với nhiều hình thức như: thông qua các kênh truyền thông, báo chí, các sự kiện lễ-hội trong và ngoài tỉnh, đẩy mạnh việc thực hiện các chuyên mục, chuyên đề, tin, bài viết về du lịch nhằm quảng bá hình ảnh, sản phẩm du lịch Kiên Giang và hỗ trợ cơ sở kinh doanh du lịch quảng bá thương hiệu đến du khách và các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Từ năm 2005 đến nay, đã phát hành 20.000 bản đồ du lịch Kiên Giang, 8 loại ấn phẩm khác (tờ rơi, tập gấp, brochure, folder...) với 16.000 bản, 02 VCD giới thiệu tiềm năng du lịch Kiên Giang song ngữ Việt - Anh; xây dựng 2 pa-nô quảng bá du lịch; xây dựng và triển khai thực hiện "Dự án ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý và quảng bá ngành du lịch Kiên Giang"; xây dựng chuyên mục du lịch trên Báo Kiên Giang và đăng tải theo định kỳ; kết hợp với Đài phát thanh truyền hình Kiên Giang, Đài truyền hình Việt Nam thực hiện bộ phim giới thiệu về tiềm năng du lịch, đất nước - con người Kiên Giang và bộ phim trong chuyên mục Dư địa chí về đảo Phú Quốc và U Minh Thượng (phát sóng rộng rãi); phối hợp với các ngành tổ chức thành công buổi hội thảo và gặp rỡ các nhà doanh nghiệp trẻ TP Hồ Chí Minh tại Kiên Lương để qua đó tìm hiểu nguyện vọng của các nhà đầu tư và thực hiện công tác kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực du lịch tại Kiên Giang.

Công tác đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch: Công

tác này được UBND tỉnh đặc biệt quan tâm chỉ đạo, nhất là đối với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, nhằm thu hút và giữ chân du khách. Hiện nay, ngành du lịch của tỉnh đang chú trọng phát huy tối đa các ưu thế và nguồn lực, tranh thủ sự hợp tác với bên ngoài để phát triển du lịch biển-đảo-rừng-núi nhằm tạo ra các sản phẩm du lịch và dịch vụ cao cấp, độc đáo có chất lượng và uy tín cao trên thị trường du lịch trong nước và khu vực, phát triển đa dạng

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch ở tỉnh Kiên Giang hiện nay (Trang 68 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w