II. TỔNG SẢN PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN (GDP) (Giá hiện hành)
3.1.1.1. Xu hướng phát triển du lịch trên thế giớ
Theo UNWTO, ngành kinh tế du lịch thật sự phát triển từ năm 1955 của thế kỷ XX. So với nhiều ngành công nghiệp khác, ngành du lịch ra đời muộn hơn, nhưng lại phát triển với tốc độ nhanh hơn. Hiện nay, nhiều nước lấy du lịch làm ngành kinh tế mũi nhọn, lôi kéo và tạo điều kiện cho nhiều ngành khác phát triển theo, thu nhập từ du lịch và các ngành dịch vụ liên quan đến du lịch chiếm từ 60-70% tổng sản phẩm quốc nội. Số lượng khách du lịch trên thế giới ngày càng tăng, năm 2002 lượng khách du lịch là 702,6 triệu lượt người, năm 2007 đạt 898 triệu lượt người, tăng 27,81%. Tổng doanh thu du lịch thế giới cũng tăng lên. Theo thống kê của UNWTO, doanh thu du lịch năm 2002 là 583 tỷ USD, năm 2004 là 623 tỷ USD và năm 2006 là 900 tỷ USD, tăng 54,37% so năm 2002 và 44,46% so năm 2004.
Theo nhận định của UNWTO: Dù tương lai nền kinh tế nhiều nước vẫn đang vô định, người dân vẫn luôn dành ưu tiên cho du lịch so với các khoản chi khác, chính vì vậy ngành du lịch thế giới vẫn phát triển vững chắc. Ngành du lịch thế giới vẫn tăng trưởng trong những năm tới, năm 2010 thu hút khoảng 1,1 tỷ lượt người đi du lịch và 1,6 tỷ người vào năm 2020 [65].
Thực tế cho thấy, sự phát triển của du lịch thế giới hiện nay đang diễn ra theo các xu hướng sau đây:
Một là, du lịch thế giới đã trở thành một hiện tượng KT-XH phổ biến.
Điều này là do các nguyên nhân chủ yếu sau:(1) Đời sống người dân ngày càng được cải thiện. Ở các nước phát triển du lịch trở thành tiêu chuẩn để đánh giá mức sống và chất lượng cuộc sống của các tầng lớp dân cư trong xã hội; (2) Mạng lưới và phương tiện giao thông ngày càng được hoàn thiện, nhất là phương tiện hàng không ngày càng phát triển đã tạo cho khách du lịch có nhiều thời gian nghỉ ngơi, tham quan; (3) Xu hướng hòa bình thế giới ngày càng được củng cố, sự liên kết, hợp tác song phương, đa phương giữa các quốc gia trên thế giới ngày càng mở rộng; (4) Sự đơn giản hóa các thủ tục hành chính liên quan đến các thủ tục thị thực, hải quan... đã tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch thực hiện các chuyến du lịch của mình.
Hai là, có sự thay đổi hướng đi của khách du lịch quốc tế. Nếu như
trong những năm cuối thế kỷ XX nguồn khách du lịch tập trung vào các nước thuộc Châu Âu và Mỹ thì sang những năm đầu thế kỷ XXI khách du lịch lại tìm đến những nước đang phát triển thuộc Châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có các nước thuộc khối ASEAN. Điều này mở ra cho các nước trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương triển vọng to lớn cho việc phát triển du lịch. Trong báo cáo năm 2005 “Triển vọng du lịch toàn cầu 2020”, UNWTO dự báo ngành du lịch Châu Á - Thái Bình Dương sẽ tăng trưởng nhanh nhất thế giới, với tốc độ tăng trưởng trung bình 6,5% hàng năm trong 15 năm tới (tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm của ngành du lịch thế giới trong thời gian này là 4,1%) [31].
Ba là, cơ cấu chi tiêu của khách du lịch quốc tế có sự thay đổi. Những
năm trước đây, phần chi tiêu của khách du lịch chủ yếu dành cho việc ăn, ở, đi lại... thì nay việc chi tiêu của du khách phần lớn tập trung cho việc mua sắm hàng hóa, đồ lưu niệm, tham quan, giải trí...
Bốn là, việc lựa chọn các loại hình du lịch của khách du lịch quốc tế
như: (1) Du lịch bằng máy bay tư nhân, bằng thuyền buồm. Đối với những du khách khá giả, các chuyến bay thương mại đang trở thành quá khứ, bởi họ quan tâm tới tiện nghi riêng hơn là giá cả chuyến bay. Những du khách giàu có thích thuê những chiếc thuyền buồm bởi tính sang trọng và khả năng có thể thay đổi lộ trình theo ý muốn của mình; (2) Du lịch gia đình với việc đi nghỉ chung của các thế hệ khác nhau trong một gia đình; (3) Du lịch không mang theo con cái; (4) Du lịch cùng với đoàn tùy tùng (những chuyến du lịch mang theo bảo mẫu, gia sư, đầu bếp... của các nhân vật nổi tiếng); (5) Du lịch lều trại, du lịch sinh thái.