Những mặt tích cực và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch ở tỉnh Kiên Giang hiện nay (Trang 82 - 85)

II. TỔNG SẢN PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN (GDP) (Giá hiện hành)

2.2.7.1. Những mặt tích cực và nguyên nhân

- Những mặt tích cực:

Thời gian qua, mặc dù gặp nhiều khó khăn song công tác QLNN về du lịch ở tỉnh Kiên Giang đã có bước chuyển biến rất tích cực, góp phần quan trọng thúc đẩy HĐDL phát triển. Cụ thể là:

Thứ nhất, công tác tuyền truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và tổ

chức hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực du lịch từ tỉnh đến cơ sở được chú trọng. Bên cạnh đó, việc chỉ đạo xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách, đề án, dự án phát triển du lịch của tỉnh có tiến bộ hơn. Điều đó đã góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của tổ chức, cá nhân tham gia kinh doanh du lịch, đồng thời nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN về du lịch trên địa bàn tỉnh.

Thứ hai, công tác quy hoạch và kế hoạch phát triển du lịch của tỉnh có

sự đổi mới cả về nội dung, phương pháp và tổ chức thực hiện, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh của mình sát hợp với thị trường và phù hợp với định hướng phát triển chung của địa phương. Mặt khác, công tác phát triển KCHT và CSVC- KT du lịch được tỉnh quan tâm hơn, đã tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm hơn, nhờ đó đã khắc phục được một phần hiện tượng đầu tư dàn trải, gây lãng phí. Ngoài ra, hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch được đẩy mạnh dưới nhiều hình thức, góp phần thực hiện có hiệu quả hơn chính sách thu hút đầu tư của tỉnh, góp phần cải thiện đời sống nhân dân, thúc đẩy phát triển KT- XH trên địa bàn.

Thứ ba, công tác sắp xếp, đổi mới và cổ phần hóa DNNN được quan

tâm thực hiện theo phương án, kế hoạch đã đề ra, góp phần lành mạnh hóa hoạt động của các DNNN trong lĩnh vực du lịch.

Thứ tư, công tác tạo lập sự gắn kết liên ngành, liên vùng, liên quốc gia

trong HĐDL, giữa địa phương và Trung ương trong QLNN về du lịch có sự chuyển biến tích cực. Đã ký kết nhiều chương trình hợp tác phát triển du lịch với các tỉnh, thành phố trong nước và một số tỉnh của Vương quốc Campuchia, Thái Lan.

Thứ năm, công tác đào tạo, bồi dưỡng và hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng

nguồn nhân lực cho HĐDL được tăng cường, đã tạo điều kiện để các cơ sở đào tạo đa dạng hóa chuyên ngành đào tạo, nâng cao kiến thức về văn hóa,

lịch sử, ngoại ngữ, kĩ năng giao tiếp, hướng dẫn du lịch... cho lực lượng lao động ngành du lịch của tỉnh.

Thứ sáu, công tác kiểm tra, thanh tra đối với HĐDL được duy trì

thường xuyên, góp phần ổn định thị trường, đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh du lịch, giữ gìn kỷ cương pháp luật trong HĐDL trên địa bàn tỉnh.

- Nguyên nhân của những mặt tích cực: Nguyên nhân khách quan:

+ Cơ chế, chính sách, pháp luật của Nhà nước nói chung, cơ chế, chính sách, pháp luật du lịch nói riêng, nhất là Luật Du lịch và các văn bản hướng dẫn thực hiện, từng bước tạo sự thuận lợi cho QLNN đối với HĐDL ở tỉnh Kiên Giang.

+ Thời gian qua, tỉnh Kiên Giang luôn nhận được sự quan tâm giúp đỡ của Trung ương Đảng, Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương, như Bộ Xây dựng, Giao thông vận tải, Tổng Cục du lịch... Đặc biệt, việc Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 178/2004/QĐ-TTg ngày 05-10-2004, phê duyệt “Đề án phát triển tổng thể đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm

2010 và tầm nhìn đến năm 2020”, với mục tiêu là xây dựng đảo Phú Quốc

thành Trung tâm du lịch sinh thái biển - đảo chất lượng cao là điều kiện thuận lợi, là cơ hội quý báu để phát triển du lịch và tiếp tục hoàn thiện QLNN đối với HĐDL ở tỉnh trước yêu cầu mới.

Nguyên nhân chủ quan:

+ Tỉnh ủy, UBND tỉnh có sự năng động trong việc lãnh đạo, chỉ đạo điều hành, cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của Trung ương cũng như ban hành các văn bản thuộc thẩm quyền để quản lý HĐDL trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, các cấp, các ngành trong tỉnh, nhất là cơ quan tham mưu cho UBND tỉnh về QLNN đối với du lịch, đã có sự nỗ lực phấn đấu và quyết tâm hoàn thiện QLNN về du lịch trên địa bàn.

trao đổi kinh nghiệm QLNN về du lịch với các địa phương khác trong và ngoài nước.

+ Bộ máy QLNN về du lịch trên địa bàn từng bước được sắp xếp lại, đã có sự phối hợp giữa các cơ quan chuyên môn của tỉnh trong việc xử lý các hành vi vi phạm các quy định của Nhà nước trong lĩnh vực này. Chất lượng đội ngũ cán bộ QLNN về du lịch từng bước được nâng lên. Công tác đào tạo, bồi dưỡng và hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho ngành du lịch đã được quan tâm thực hiện.

+ Công tác xây dựng cơ chế, chính sách thuộc thẩm quyền và cải cách thủ tục hành chính đối với kinh doanh nói chung, đối với HĐDL nói riêng đã có sự chuyển biến tích cực.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch ở tỉnh Kiên Giang hiện nay (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w