Vai trò quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch trong nền kinh tế thị trường

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch ở tỉnh Kiên Giang hiện nay (Trang 26 - 27)

động đòi hỏi có một sân chơi an toàn và bình đẳng, đặc biệt khi vấn đề toàn cầu hoá kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế là mục tiêu mà các quốc gia hướng tới. Trong bối cảnh đó, phải có một hệ thống chính sách, pháp luật hoàn chỉnh, phù hợp không chỉ với điều kiện ở trong nước mà còn với thông lệ và luật pháp quốc tế. Đây là sự thách thức lớn đối với mỗi quốc gia. Bởi vì, mọi quan hệ hợp tác dù ở bất kỳ lĩnh vực nào và với đối tác nào cũng cần có trình tự nhất định và chỉ có thể dựa trên cơ sở chính sách, pháp luật.

1.2.2. Vai trò quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch trong nền kinh tế thị trường kinh tế thị trường

Vai trò QLNN đối với HĐDL không nằm ngoài mục đích hỗ trợ và tạo điều kiện cho du lịch phát triển nhanh và bền vững. Theo đó, Nhà nước sử dụng tất cả các biện pháp có thể để can thiệp vào HĐDL nhằm tạo ra môi trường du lịch lành mạnh, phân bổ nguồn lực một cách tối ưu và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội một cách hài hòa, phù hợp với giá trị truyền thống và văn hóa của một quốc gia, một vùng, một địa phương. Mặt khác, với tính chất là một ngành KT-XH mang lại những hiệu quả tổng hợp, cũng như các ngành kinh tế khác, du lịch muốn phát triển bền vững không thể đặt ngoài sự quản lý vĩ mô của Nhà nước. Vai trò QLNN đối với HĐDL được thể hiện ở những khía cạnh sau:

Thứ nhất, nếu không có sự quản lý của Nhà nước thì HĐDL sẽ vận

động theo hai hướng vừa tích cực, vừa tiêu cực. Đó là quy luật vận động của nền kinh tế thị trường nói chung. Vai trò QLNN thể hiện ở chỗ, Nhà nước trên cơ sở nắm bắt những quy luật vận động khách quan của nền kinh tế, định

hướng cho HĐDL phát triển theo hướng tích cực, hạn chế tiêu cực để nhanh chóng đạt được các mục tiêu đã đề ra. Nhà nước tạo cơ sở pháp lý, có chính sách khuyến khích các tổ chức và cá nhân tham gia HĐDL.

Thứ hai, trong quá trình tham gia HĐDL, các tổ chức và cá nhân không

thể tự giải quyết những vấn đề vượt quá khả năng của mình như các vấn đề về môi trường, an ninh, an toàn cho du khách cũng như các vấn đề về hợp tác quốc tế và vấn đề về thủ tục hành chính trong du lịch. Do đó, cần phải có sự quản lý của Nhà nước nhằm tạo điều kiện cho HĐDL phát triển.

Thứ ba, du lịch là ngành có định hướng tài nguyên. Vì thế, trong quá

trình hoạt động, tổ chức và doanh nghiệp du lịch thường chỉ quan tâm đến lợi nhuận riêng của mình mà không quan tâm đến việc bảo vệ tài nguyên du lịch. Do vậy, Nhà nước phải tham gia vào việc phân phối và sử dụng tài nguyên bằng việc ban hành các quy định về duy trì và bảo vệ tài nguyên du lịch.

Thứ tư, QLNN đối với HĐDL thực chất cũng là để Nhà nước bảo vệ lợi

ích của chính mình. Bởi vì bất cứ một hoạt động KT-XH nào cũng có một phần tài sản của Nhà nước, đó là các doanh nghiệp du lịch của Nhà nước, KCHT, CSVC-KT của Nhà nước đầu tư cho HĐDL.

Thứ năm, du lịch là một ngành KT-XH liên quan đến nhiều ngành,

nhiều lĩnh vực khác. Để du lịch phát triển tốt, Nhà nước cần ban hành những quy định pháp luật nhằm điều hòa lợi ích cũng như đảm bảo sự hỗ trợ phát triển giữa du lịch với các ngành, lĩnh vực có liên quan.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch ở tỉnh Kiên Giang hiện nay (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w