Đẩy mạnh công tác quy hoạch, tập trung đầu tư có trọng điểm và thu hút đầu tư để phát triển du lịch

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch ở tỉnh Kiên Giang hiện nay (Trang 99 - 104)

II. TỔNG SẢN PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN (GDP) (Giá hiện hành)

3.2.2. Đẩy mạnh công tác quy hoạch, tập trung đầu tư có trọng điểm và thu hút đầu tư để phát triển du lịch

điểm và thu hút đầu tư để phát triển du lịch

Tập trung hoàn thành Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Kiên Giang thời kỳ từ nay đến năm 2010 và 2020 phù hợp với yêu cầu phát triển du lịch trong giai đoạn mới, trên cơ sở đó, tiếp tục xây dựng và bổ sung, điều chỉnh kịp thời quy hoạch cụ thể các khu, điểm du lịch trọng điểm, đảm bảo chất lượng và tính khả thi cao để thu hút đầu tư.

Việc xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của tỉnh, tập trung vào hai nội dung: quy hoạch không gian du lịch và định hướng phát triển các sản phẩm du lịch. Cụ thể hơn là xây dựng và phát triển các khu, điểm du lịch ở các địa bàn có tiềm năng, bao gồm:

Thứ nhất, vùng Hà Tiên - Kiên Lương:

Về khai thác tài nguyên: Xúc tiến các phương án xây dựng để phát triển

tài nguyên du lịch, khai thác tốt các điểm tham quan du lịch như hang Tiền, Moso, núi Đá Dựng; xây dựng làng văn hóa dân tộc, khu du lịch Hòn Chông, Hòn Trẹm. Mở rộng khu du lịch Chùa Hang, khu du lịch Mũi Nai; nâng cấp quy mô lễ hội Tao đàn Chiêu Anh Các, lễ giỗ Mạc Cửu, khôi phục “Thập

cảnh Hà Tiên”. Khôi phục các làng nghề thủ công mỹ nghệ (đồi mồi, huyền

phách...), làng nghề thủ công đồ đất và các món ăn đặc sản riêng biệt; nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch độc đáo trong vùng, như: tạo dựng các hoạt cảnh kháng chiến chống thực dân Pháp của nghĩa quân anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực với quy mô lớn, mang tính liên vùng Rạch Giá - Hà Tiên - Kiên Lương - Phú Quốc; phục chế tái hiện "Giang Thành Dạ Cổ", tạo nét riêng cho vùng đất được khai hóa sau cùng của Việt Nam và khôi phục hang Thạch Sanh (sự tích Thạch Sanh - Lý Thông)... để thu hút khách du lịch.

Về KCHT và CSVC-KT du lịch: Khôi phục sân bay Bà Lý, xây dựng

bãi đáp trực thăng và phát triển thủy phi cơ tại quần đảo Hải Tặc; xây dựng cảng Hà Tiên để đưa đón khách du lịch tuyến Hà Tiên - Phú Quốc; xây dựng nhà hàng nổi phục vụ cho kinh doanh ăn uống, sinh hoạt văn hóa và làm nhà sáng tác, nhà trình diễn trên mặt đầm Đông Hồ; Đầu tư thêm khách sạn đạt tiêu chuẩn 2 sao trở lên; nâng cấp các phiên bản danh thắng Việt Nam đối với quần đảo Bà Lụa (Bình Trị), quần đảo Hải Tặc, hang Cá Sấu, Ngọc Tiên tịnh xá, sông Giang Thành, núi Bình San, cửa Kim Dự; xây dựng đường quanh Hòn Me và khu mộ liệt sĩ Phan Thị Ràng (chị Sứ); đầu tư mua sắm, thuê mướn hoặc hợp tác kêu gọi đầu tư các phương tiện du lịch cao cấp, như: trực thăng, thủy phi cơ, du thuyền, các thiết bị bơi lặn, săn bắn dưới đáy biển...

Về các sản phẩm du lịch: Có thể tổ chức các loại hình du lịch như Canô

lướt ván; ngâm vịnh thơ Mạc Thiên Tích, Đông Hồ, Tao Đàn Chiêu Anh Các; thăm làng văn hóa dân tộc, nghe hát dân tộc dân gian; tham quan các hang động, chùa chiền; du thuyền đến các đảo như hòn Nghệ, quần đảo Hải Tặc, Bà Lụa (Bình Trị); tổ chức loại hình du lịch văn hóa, kết hợp truyền thuyết Thạch Sanh và tua du lịch Đàn Năm Dây ở núi Đá Dựng; tham quan di tích lịch sử thành cổ khu lăng mộ họ Mạc; đồng thời phát triển việc hợp tác du lịch với tỉnh An Giang (một trong những tỉnh có số lượng khách hành hương về lễ hội Vía Bà ở núi Sam cao nhất ĐBSCL hiện nay) tạo tua liên tỉnh. Ngoài

ra, phát triển các tua quốc tế với Vương quốc Campuchia, Thái Lan và mở rộng đến các nước trong khu vực...

Thứ hai, TP Rạch Giá và vùng phụ cận:

Về khai thác tài nguyên: Đầu tư xây dựng lại các làng nghề truyền

thống như làng Chài Cá, chiếu Tà Niên, làng nghề làm thủ công các sản phẩm bằng đất nung, bằng tre..., chọn một vài cơ sở với thể loại thủ công tiêu biểu để biểu diễn cách sản xuất, có quầy trưng bày và bán sản phẩm; nâng lễ hội ngày giỗ anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực thành lễ hội tiêu biểu cấp quốc gia; trùng tu các đền, chùa là di tích văn hóa, lịch sử, nhà bảo tàng; phát triển phố ẩm thực, phố đi bộ, phố mua sắm, chợ đêm... và các sản phẩm du lịch khác để đón và phục vụ khách du lịch.

Về KCHT và CSVC-KT du lịch: Nâng cấp cầu cảng tàu du lịch cao tốc,

sân bay Rạch Sỏi (Rạch Giá); hệ thống thông tin liên lạc, bưu chính - viễn thông, điện, nước... ; xây dựng mới khách sạn từ 3 sao trở lên với quy mô từ 50-60 phòng, đồng thời nâng cấp các khách sạn hiện có, đảm bảo đúng tiêu chuẩn chất lượng. Mở rộng các loại hình dịch vụ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách; xây dựng công viên văn hóa An Hòa với nhiều loại hình vui chơi, giải trí cho nhân dân trong tỉnh và khách tham quan du lịch...

Về các sản phẩm du lịch: Bao gồm, du lịch tham quan các đình, chùa

của các dân tộc ở Nam Bộ; tham quan các làng nghề truyền thống; du lịch bằng thuyền trên biển, trên sông, ngắm cảnh, câu cá; du lịch sinh thái miệt vườn các vùng phụ cận; phát triển loại hình du lịch hội thảo khoa học; du lịch lễ hội; du lịch mua sắm; du lịch ẩm thực...

Thứ ba, vùng Bán đảo Cà Mau (U Minh Thượng):

Về khai thác tài nguyên: Khôi phục tài nguyên thiên nhiên và tạo ra sự

hấp dẫn đối với du khách là nhiệm vụ hàng đầu của vùng này. Cụ thể, cần tập trung khôi phục lại những nơi rừng tràm tự nhiên bị chặt phá, bị cháy để bảo vệ cân bằng sinh thái. Từ nay đến năm 2010, tiếp tục ưu tiên phát triển rừng phòng hộ, trồng rừng ở ven lộ kết hợp kinh doanh du lịch cho những năm tiếp

theo; bảo vệ tốt các sân chim và các loài động vật quý hiếm, có phương án bảo vệ khu bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học để phục vụ tham quan du lịch. Ở những nơi có điều kiện, khuyến khích nhân dân nuôi ong mật, cá, rắn, rùa... phục vụ cho khách du lịch. Tại vùng này, chủ yếu là khai thác khu bảo tồn thiên nhiên Vườn Quốc gia U Minh Thượng.

Về KCHT và CSVC-KT du lịch: Cần cải tạo nâng cấp Quốc lộ 63 và các

đường giao thông (tỉnh lộ) nối liền Vườn Quốc gia U Minh Thượng với TP Rạch Giá, các huyện An Biên, An Minh, Vĩnh Thuận và TP Cà Mau; xây dựng hệ thống thông tin liên lạc; có cơ chế, chính sách khuyến khích cư dân địa phương tại khu vực trung tâm của vùng đầu tư các mô hình nhà nghỉ bằng vật liệu địa phương (tuy nhiên, phải đạt chuẩn theo quy định về cở sở lưu trú) để phục vụ du khách; đầu tư nâng cấp Vọng Lâm đài để quan sát toàn cảnh khu vực rừng tràm và hồ Hoa Mai từ trên cao; xây dựng một số điểm bảo vệ, đón khách du lịch đến tham quan.

Về các sản phẩm du lịch: Bao gồm, du lịch sinh thái miệt vườn; du lịch

bằng thuyền trên sông thăm rừng tràm nước đỏ, tham quan sân chim, ao cá, câu cá nước ngọt tự nhiên; du lịch tìm về cội nguồn, thăm chiến khu xưa; du lịch tìm hiểu phong tục tập quán cộng đồng dân địa phương, tham quan di tích văn hóa Óc Eo; du lịch nghiên cứu khoa học (du khảo); du lịch lều trại, dã ngoại; du lịch tham quan khu di tích văn hóa lịch sử U Minh Thượng.

Thứ tư, vùng biển đảo Phú Quốc:

Trên cơ sở các quyết định của Thủ tướng Chính phủ về chủ trương, cơ chế, chính sách, chiến lược phát triển tổng thể đảo Phú Quốc nói chung và du lịch nói riêng, quy hoạch phát triển du lịch cần tập trung ở những nội dung sau:

Về khai thác tài nguyên: Khôi phục lại số rừng tự nhiên bị phá hủy.

Cần phân định rõ các khu rừng được phép phục vụ cho việc tham quan của du khách, phục vụ cho hoạt động kinh doanh du lịch (Khu du lịch hoang dã và mạo hiểm); phân vùng cho du lịch biển; kiến tạo các tài nguyên nhân văn làm tăng tính hấp dẫn cho các tài nguyên sẵn có để thu hút và giữ chân du khách

đến tham quan. Mặt khác, Phú Quốc phải sớm xây dựng thương hiệu du lịch đặc thù "khác biệt, duy nhất" của mình.

Về KCHT và CSVC-KT du lịch: Giai đoạn từ nay đến năm 2010, tập

trung huy động các nguồn vốn đầu tư KCHT, như: sân bay, bến cảng nội địa và quốc tế, đường giao thông, điện, nước..., điện thắp sáng, sinh hoạt và sản xuất - kinh doanh trên đảo phải được ưu tiên số một; đảm bảo để các cơ sở dịch vụ du lịch có đủ điều kiện đón khách du lịch theo mục tiêu đặt ra, trước hết là KCHT du lịch và các cơ sở dịch vụ tại các khu vực chủ yếu như Dương Đông, Dương Tơ, An Thới, Cửa Cạn; hình thành được một số khu du lịch và vui chơi giải trí chất lượng cao, như: sân golf, casino... Giai đoạn từ 2011 - 2020, tiếp tục đầu tư KCHT, CSVC-KT theo hướng hiện đại, chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch toàn đảo.

Về thị trường khách du lịch và sản phẩm du lịch: Khai thác mạnh thị trường nội địa, trong đó chú trọng thị trường các đô thị lớn như TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng... và vùng ĐBSCL; mở rộng thị trường du lịch quốc tế, trong đó tập trung vào các thị trường có khả năng chi trả cao như Đông Bắc Á, Tây Âu và ASEAN. Cần phát triển các sản phẩm du lịch gắn với các loại hình: tắm biển, nghỉ dưỡng; tham quan thắng cảnh và các di tích văn hóa, lịch sử; sinh thái; thể thao; vui chơi giải trí; hội nghị, hội thảo; mua sắm...

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của tỉnh và các quy hoạch chuyên ngành khác phải được xác định là bộ phận cấu thành của quy hoạch phát triển KT- XH chung của tỉnh. Việc xây dựng, đầu tư phát triển các khu, điểm phục vụ yêu cầu phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Kiên Giang trước hết phải tuân thủ quy hoạch tổng thể phát triển du lịch, gắn với quy hoạch, kế hoạch phát triển KT-XH của tỉnh và phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của cả nước.

Bên cạnh đó, tỉnh cần thực hiện các biện pháp, hình thức thích hợp, linh hoạt để huy động nguồn vốn từ các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển du lịch theo định hướng, mục tiêu đã được xác định. Chẳng hạn, xây dựng cơ chế mở đặc thù

để thu hút vốn đầu tư cho các dự án. Xây dựng cơ chế ưu đãi đối với doanh nghiệp lữ hành mở các tua, tuyến mới nhằm khai thác tiềm năng du lịch trong tỉnh cũng như thu hút được nguồn khách quốc tế và nội địa đến Kiên Giang. Tiếp tục thực hiện chính sách kinh tế nhiều thành phần, tạo môi trường cho các doanh nghiệp cạnh tranh lành mạnh trên thị trường, đảm bảo mọi thành phần kinh tế đều bình đẳng trước pháp luật, đảm bảo cho các doanh nghiệp dân doanh được hoạt động kinh doanh du lịch ở mọi nơi trên địa bàn tỉnh, không bị hạn chế về quy mô kinh doanh, có thể tồn tại độc lập hoặc liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác. Khuyến khích các doanh nhân tổ chức và phát triển các mô hình hoạt động kinh doanh khai thác tiềm năng du lịch ở vùng sâu, vùng xa phù hợp với điều kiện của từng vùng.

Ngoài ra, bên cạnh việc nghiên cứu, quán triệt các quan điểm, chủ trương chung của Đảng, Nhà nước về thu hút vốn đầu tư phát triển du lịch, cần nghiên cứu tổng kết thực tiễn thu hút vốn đầu tư phát triển du lịch ở tỉnh để rút kinh nghiệm, bổ sung về lý luận và nhân rộng điển hình.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch ở tỉnh Kiên Giang hiện nay (Trang 99 - 104)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w