II. TỔNG SẢN PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN (GDP) (Giá hiện hành)
3.2.4. Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng và hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động du lịch ở tỉnh Kiên Giang
Chăm lo đào tạo, bồi dưỡng và hỗ trợ đào tạo bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực cho HĐDL ở Kiên Giang. Trước mắt, cần tranh thủ sự hỗ trợ
của dự án đào tạo nguồn nhân lực của Tổng cục Du lịch do EU tài trợ để bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý, phổ cập kiến thức tin học, ngoại ngữ, kỹ năng nghiệp vụ nghề du lịch… cho người lao động trong ngành. Về lâu dài, cần phải xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực mang tính toàn diện và chất lượng cao nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển. Đây là trách nhiệm của cấp ủy đảng và chính quyền các cấp trong tỉnh.
Xuất phát từ thực trạng nguồn nhân lực của ngành du lịch tỉnh hiện nay, chiến lược phát triển nguồn nhân lực cần hướng vào một số nội dung chủ yếu sau:
Thứ nhất, thực hiện phương châm Nhà nước, doanh nghiệp và người
lao động cùng làm để đào tạo, bồi dưỡng lực lượng lao động cho ngành du lịch. Mở rộng quy mô các cơ sở đào tạo hiện có, mở thêm một số cơ sở mới, đa dạng hoá các loại hình và tiến tới xã hội hoá công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho HĐDL, kể cả việc hỗ trợ các tổ chức dạy nghề du lịch dân lập hoặc bán công. Việc này cần có sự hỗ trợ và phối hợp giữa chính quyền địa phương, cơ quan QLNN về du lịch cấp trên, chính quyền địa phương và một số doanh nghiệp lớn trong ngành du lịch. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống giáo trình và kế hoạch giảng dạy. Chuẩn hóa và bổ sung đội ngũ giáo viên tại các cơ sở đào tạo; mặt khác, cần tạo điều kiện để các cán bộ khoa học có trình độ, đã và đang hoạt động nhiều năm trong ngành du lịch, trong các doanh nghiệp du lịch lớn tham gia giảng dạy. Ngoài ra, có thể mời chuyên gia nước ngoài tham gia giảng dạy, bồi dưỡng nghiệp vụ và kinh nghiệm quản lý tiên tiến cho lực lượng lao động trong hệ thống khách sạn, lữ hành, thông tin quảng cáo và tiếp thị.
Thứ hai, công tác đào tạo nguồn nhân lực phải vừa đảm bảo chất lượng
chuyên môn, vừa đảm bảo sự hiểu biết về văn hoá du lịch để nâng cao chất lượng phục vụ du khách. Có thể nghiên cứu và áp mô hình đào tạo: "trường- khách sạn" và đại học chuyên ngành du lịch. Gắn giáo dục và đào tạo du lịch
Mô hình đào tạo "trường-khách sạn" có thể tổ chức ở các địa bàn du lịch trọng điểm, lấy thực tập tay nghề làm phương thức đào tạo chủ yếu. Mô hình này có hai hình thức: (1) Doanh nghiệp du lịch (khách sạn, dịch vụ) gắn với trường, coi những đơn vị này là một bộ phận cấu thành trong cơ cấu tổ chức của trường. Khách sạn trong mô hình này phải đúng tiêu chuẩn, tốt nhất là từ 3 sao trở lên. (2) Trường và doanh nghiệp du lịch (khách sạn, dịch vụ) riêng biệt. Đối với loại hình này, cơ sở đào tạo không có các doanh nghiệp du lịch (khách sạn, dịch vụ) riêng mà có những doanh nghiệp ngoài trường, nhưng được chỉ định là nơi thực hiện một số nhiệm vụ phục vụ đào tạo theo chương trình định sẵn, không chỉ là thực tập theo từng thời gian mà là thường xuyên. Những đơn vị này phải được hỗ trợ phần kinh phí đào tạo.
Thứ ba, vấn đề quan trọng trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực
cho HĐDL của tỉnh là giáo dục cán bộ, công nhân viên và nhân dân trên địa bàn phát huy lòng mến khách. Trước hết, cần phối hợp tốt giữa các ngành du lịch, hải quan, công an, bộ đội biên phòng để giáo dục tinh thần, thái độ cho cán bộ, nhân viên khi tiếp xúc với khách nhằm tạo văn minh du lịch và nâng cao uy tín của tỉnh Kiên Giang.