Thực trạng phát triển y đức của học viên Hệ Đào tạo bác sỹ quân đội ở Học viện Quân y hiện nay

Một phần của tài liệu Phát triển y đức của học viện hệ đào tạo bác sỹ quân đội ở Học viện Quân y hiện nay (Trang 61 - 76)

2.1. Thực trạng và một số yêu cầu cơ bản phát triển y đức của học viên Hệ Đào tạo bác sỹ quân đội ở Học viện Quân y hiện nay viên Hệ Đào tạo bác sỹ quân đội ở Học viện Quân y hiện nay

2.1.1. Thực trạng phát triển y đức của học viên Hệ Đào tạo bác sỹ quân đội ở Học viện Quân y hiện nay quân đội ở Học viện Quân y hiện nay

Đánh giá thực trạng phát triển y đức của học viên Hệ Đào tạo BSQĐ ở HVQY hiện nay là vấn đề khó khăn, phức tạp. Do vậy, phải đứng vững trên lập trường thế giới quan của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, quán triệt sâu sắc và vận dụng tốt các nguyên tắc khách quan, toàn diện, lịch sử cụ thể và phát triển khi đánh giá thực trạng phát triển y đức của học viên ở HVQY.

Đánh giá thực trạng phát triển y đức của học viên Hệ Đào tạo BSQĐ ở HVQY hiện nay là làm rõ những ưu điểm và những hạn chế cả trong ý thức y đức, thực tiễn y đức và quan hệ y đức của họ. Trên cơ sở đó, tìm ra nguyên nhân của thực trạng, dự báo xu hướng vận động, biến đổi y đức của học viên; đồng thời đề xuất các giải pháp cơ bản phát triển y đức của học viên Hệ Đào tạo BSQĐ ở HVQY hiện nay nhằm đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đào tạo, để xây dựng Học viện ngày càng vững mạnh toàn diện, góp phần vào việc thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Trong thực tiễn quá trình giáo dục y đức ở Học viện Quân y, luôn diễn ra sự tương tác giữa chủ thể giáo dục và đối tượng giáo dục trong môi trường y đức của Học viện. Chủ thể giáo dục căn cứ vào mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ giáo dục, sử dụng các phương pháp, phương tiện, hình thức giáo dục để truyền thụ nội dung giáo dục tác động vào học viên. Trên cơ sở đó,

học viên tự giác, tích cực, chủ động lĩnh hội và xử lý thông tin, ra sức tu dưỡng, rèn luyện, từng bước tạo nên sự chuyển hoá về chất các yếu tố cấu thành y đức theo mục tiêu, yêu cầu đào tạo (sự phát triển về y đức). Cụ thể là:

Một là, về ý thức y đức của học viên Hệ Đào tạo BSQĐ ở HVQY.

Y đức và chính trị có mối quan hệ biện chứng với nhau, do đó đánh giá về nhận thức y đức không thể tách rời đánh giá nhận thức về chính trị.

Đa số học viên Hệ Đào tạo BSQĐ ở HVQY là con em của giai cấp công nhân, nông dân và đội ngũ trí thức, đây là những lực lượng chủ yếu của cách mạng, gắn bó chặt chẽ với chế độ XHCN. Họ là lớp người trẻ tuổi, sinh ra và lớn lên dưới chế độ mới, được sự quan tâm giáo dục của gia đình, nhà trường và xã hội. Vì vậy, họ sớm có nhận thức chính trị đúng đắn, có sự giác ngộ mục tiêu lý tưởng cách mạng. Qua kết quả điều tra xã hội học cho thấy: có 91% học viên năm thứ 1, thứ 2; 97% học viên năm thứ 3, thứ 4 và 100% học viên từ năm thứ 5 đến năm thứ 6 được hỏi đều bày tỏ tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đều khẳng định vai trò độc tôn lãnh đạo của Đảng đối với cách mạng Việt Nam [Phụ lục 3].

Bên cạnh những ưu điểm đó, ở một số học viên còn có những biểu hiện nhận thức chính trị chưa sâu sắc, trình độ giác ngộ mục tiêu lý tưởng chưa cao, thờ ơ trước các sự kiện chính trị, mất cảnh giác trước âm mưu thủ đoạn của kẻ thù. Những nhận thức hạn chế này ở học viên năm thứ nhất và thứ hai chiếm tỷ lệ cao hơn số học viên năm học thứ tư đến thứ sáu.

Cùng với sự phát triển của tình hình kinh tế- xã hội, sự trưởng thành của quân đội và Học viện, đại bộ phận học viên Hệ Đào tạo BSQĐ ở HVQY đã nhận thức và phát huy các giá trị y đức trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình. Ưu điểm cơ bản trong nhận thức y đức của họ là đã xác định được vai trò, vị trí của việc phát triển y đức đối với sự phát triển, hoàn thiện nhân cách của người sĩ quan- bác sỹ tương lai; thấy được các giá trị trong thang giá trị y

đức. Kết quả điều tra xã hội học và thăm dò dư luận cho thấy: đại bộ phận học viên nhận thức được nghề nghiệp mình chọn là nghề cao quý, nghề trị bệnh cứu người. Họ đã quán triệt và thực hiện tốt lời dạy của Hồ Chủ Tịch đối với cán bộ ngành y; có lương tâm và trách nhiệm cao; hết lòng yêu nghề, không ngừng học tập, rèn luyện phấn đấu nâng cao phẩm chất y đức và trình độ chuyên môn; sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn gian khổ vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ của thương, bệnh binh, của bộ đội và nhân dân [Phụ lục 2]. Chính vì lẽ đó, mà những tiêu cực về y đức và lối sống ít thâm nhập được vào tập thể học viên, phẩm chất y đức tốt đẹp trong họ ngày càng được giữ vững và phát triển tỷ lệ thuận theo thời gian đào tạo.

Mặc dù những điểm mạnh về nhận thức y đức của học viên Hệ Đào tạo BSQĐ ở HVQY là cơ bản, song ở họ còn bộc lộ một số hạn chế, thiếu sót cần khắc phục đó là: một số học viên còn nhận thức lệch lạc về vai trò, vị trí của y đức đối với đời sống xã hội nói chung và đối với sự trưởng thành về nhân cách của mình nói riêng. Đây là nguồn gốc dẫn đến quan hệ y đức và thực tiễn y đức ở họ bị lệch chuẩn. Cá biệt có học viên quan niệm trong thời gian học tập tại trường chỉ lấy việc học làm chính, còn giáo dục, rèn luyện y đức là không quan trọng. Một tình trạng phổ biến hiện nay là học viên không thấy hết mức độ sa sút về y đức, thường cho rằng sa sút về y đức là những gì chỉ liên quan đến tham nhũng và vòi vĩnh nhận quà biếu của người bệnh, mà không thấy y đức sa sút ngay từ cách ứng xử, giao tiếp với mọi người nói chung và với bệnh nhân nói riêng, từ sự thiếu trách nhiệm trong theo dõi, chăm sóc người bệnh hàng ngày... Xuất phát từ những vấn đề trên cho thấy, trình độ phát triển y đức trong số học viên này còn hạn chế, chưa đáp ứng kịp với yêu cầu, tiêu chí phát triển. Một điều đáng quan tâm là những tiêu cực của xã hội, tiêu cực của ngành đã bước đầu thẩm thấu vào môi trường y đức của Học viện, tác động ảnh hưởng đến học viên. Vì thế, trong một số học viên đã

xuất hiện những dấu hiệu coi trọng giá trị vật chất đơn thuần, chạy theo đồng tiền.

Như vậy, những biểu hiện trên mặc dù còn mang tính cá biệt, nhưng nó đã ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường y đức trong đơn vị, nếu không kịp thời khắc phục ngay từ trong nhận thức thì nó sẽ cản trở lớn đến việc phát triển y đức của học viên.

Hai là, về thực tiễn y đức của học viên Hệ Đào tạo BSQĐ ở HVQY hiện nay.

Nhận thức y đức, quan hệ y đức và hành vi y đức ở người học viên có quan hệ thống nhất biện chứng trong một chỉnh thể, tạo nên phẩm chất y đức ở họ. Hành vi y đức là kết quả của quá trình nhận thức, giải quyết các mối quan hệ trong các hình thức hoạt động của học viên.

Thước đo căn bản nhất khẳng định sự phát triển, trưởng thành về hành vi y đức của người học viên là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện kỷ luật, phấn đấu trở thành đảng viên, cùng các hành vi y đức và lối sống ở họ.

Hai năm đầu của khóa học, học viên tiếp cận với các nội dung về khoa học xã hội và nhân văn, khoa học cơ bản, y học cơ sở. Từ năm học thứ 3 trở đi học viên bắt đầu học tập các bộ môn y học lâm sàng, từng bước tiếp xúc và làm việc với người bệnh trên những cương vị thực hành từ thấp lên cao: từ y tá đến bác sỹ. Nội dung các môn y học lâm sàng, cùng với các vòng thực tập lâm sàng đã giúp học viên ngày càng đi sâu vào rèn luyện các kỹ xảo, kỹ năng nghề nghiệp, về thao tác chẩn đoán và điều trị những mặt bệnh cơ bản. Quá trình này đòi hỏi học viên phải có lòng kiên trì, tỷ mỉ, nghiêm túc, chính xác, thận trọng. Bởi lẽ, hoạt động này liên quan trực tiếp đến sức khoẻ và tính mạng của người bệnh. Qua quá trình học tập, học viên đã có sự chuyển biến tích cực trong nhận thức và hoạt động thực tiễn đối với nhiệm vụ chính trị trung tâm là học tập và rèn luyện tay nghề. Do xác định được mục đích, động cơ, thái độ học tập ngay từ đầu khoá học, nên các khoá học gần đây cho thấy kết quả học tập của học viên từng bước được nâng lên, năm học sau có kết quả cao hơn

năm học trước, khoá học sau có kết quả học tập cao hơn khóa học trước [Phụ lục 9]. Thông qua các số liệu đó đã khẳng định sự phát triển y đức của học viên bằng việc thực hiện nhiệm vụ chính trị trung tâm của họ.

Để phấn đấu trở thành người sĩ quan- bác sỹ quân y, học viên đã nhận thức được sự kết hợp chặt chẽ giữa học tập, rèn luyện, chấp hành kỷ luật, trau dồi y đức, lối sống để tạo nên các phẩm chất nhân cách nghề nghiệp của họ. Theo tiến trình đào tạo, học viên đã không ngừng rèn luyện, nâng dần trình độ, điều chỉnh hành vi hoạt động của mình, từng bước hình thành bản lĩnh, thói quen sống và làm việc có ý thức tổ chức kỷ luật. Những hiện tượng vi phạm kỷ luật đã giảm đáng kể. “Trong những năm qua ý thức chấp hành kỷ luật, duy trì nền nếp chế độ quy định có bước chuyển biến quan trọng. Tỷ lệ vi phạm kỷ luật thấp (hàng năm dưới 0,4 %)” [26, tr.7].

Học tốt, rèn nghiêm phấn đấu trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam là lý tưởng của học viên, là mục tiêu và con đường của quá trình đào tạo. Để có đủ điều kiện, tiêu chuẩn kết nạp đảng đòi hỏi học viên phải có phẩm chất chính trị vững vàng, y đức trong sáng, trình độ nhận thức tốt và năng lực hoàn thành nhiệm vụ được giao. Vì vậy, nhiều học viên đã xác định động cơ phấn đấu, rèn luyện tu dưỡng y đức, được vinh dự đứng trong hàng ngũ của Đảng, tỷ lệ phát triển đảng tăng dần, khoá sau cao hơn khoá trước [Phụ lục 10]. Đa số học viên biết tôn trọng pháp luật và thực hiện nghiêm túc các quy chế chuyên môn; tôn trọng người được khám bệnh, chữa bệnh. Khi thăm khám, chăm sóc bệnh nhân, phần lớn học viên đảm bảo yếu tố lịch sự, không phân biệt đối xử với người bệnh, không lạm dụng nghề để gây phiền hà cho người bệnh; khi người bệnh tử vong đã thông cảm sâu sắc, chia buồn và hướng dẫn, giúp đỡ gia đình bệnh nhân làm các thủ tục cần thiết; thật thà đoàn kết, tôn trọng đồng nghiệp, kính trọng các bậc thầy; sẵn sàng truyền thụ kiến thức, học hỏi kinh nghiệm, giúp đỡ lẫn nhau; hăng hái tham gia công tác tuyên truyền

giáo dục sức khoẻ, phòng chống dịch bệnh, cứu người ốm đau… Hàng năm học viên của nhà trường tích cực tham gia chương trình “Thanh niên tình nguyện hè” và các hoạt động nhân đạo, từ thiện, với các nội dung như: hiến máu nhân đạo, khám chữa bệnh, cấp thuốc miễn phí; tư vấn các vấn đề về sức khoẻ, dân số kế hoạch hoá gia đình cho các đối tượng chính sách, cho nhân dân vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ địa cách mạng và các trại trẻ mồ côi [Phụ lục 11].

Những vấn đề nêu trên, đã chứng minh cho sự phát triển y đức và trưởng thành về nhân cách của học viên Hệ Đào tạo BSQĐ ở HVQY trong những năm vừa qua. Song bên cạnh đó, còn một số học viên có lúc, có chỗ biểu hiện hành vi y đức chưa cao, thiếu tính bền vững. Cụ thể:

Kết quả học tập của học viên có tiến bộ. Tuy nhiên, số học viên đạt kết quả học tập khá, giỏi chưa bền vững. Một số học viên có tư tưởng trung bình chủ nghĩa, động cơ phấn đấu không bền bỉ, thường chạy theo mục tiêu lợi ích cá nhân, khi đạt được mục đích thì thoả mãn dừng lại. Còn một số học viên có biểu hiện ngại khó, ngại khổ, ngại tiếp xúc với những công việc có “độ an toàn” không cao như: tiếp xúc với tử thi, xác ướp, với những người mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh xã hội...

Kiểm điểm về vấn đề chấp hành kỷ luật, xây dựng đơn vị chính quy, mẫu mực, Đại hội Đảng bộ lần thứ XIX của Học viện đã chỉ rõ: “Công tác rèn luyện kỷ luật, xây dựng nếp sống chính quy mặc dù có những chuyển biến tích cực song chưa đáp ứng kịp yêu cầu xây dựng Học viện trong tình hình mới. Một số học viên vẫn còn biểu hiện ý thức tổ chức kỷ luật kém, chưa hình thành được thói quen chấp hành kỷ luật. Các hiện tượng vi phạm như uống rượu say, gây gổ mất đoàn kết, bỏ trực, bỏ đơn vị, ứng xử với người bệnh và đồng chí, đồng đội chưa đúng mực, lối sống buông thả... vẫn còn tồn tại ở một số học viên” [21, tr.39].

Ba là, về quan hệ y đức của học viên Hệ Đào tạo BSQĐ ở HVQY.

Quan hệ y đức là một mặt quan hệ xã hội của học viên, là sự vận dụng có nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực đạo đức vào ứng xử, giải quyết các mối quan hệ cơ bản của họ trong học tập và rèn luyện tại trường. Trong những năm qua, nhờ làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng, kết hợp với giáo dục y đức, tổ chức quản lý, rèn luyện kỷ luật của lãnh đạo, chỉ huy các cấp; các phòng, khoa, ban trong toàn Học viện, cùng với sự tự giác nỗ lực tự học tập, tự rèn luyện của mỗi học viên, nên họ đã có những chuyển biến rõ rệt về nhận thức và giải quyết tốt các mối quan hệ y đức cơ bản, đáp ứng mục tiêu yêu cầu đào tạo đặt ra. Biểu hiện:

Trong mối quan hệ với người bệnh, phần lớn học viên đều tôn trọng, cảm thông sâu sắc với người bệnh, tận tình chăm sóc và cứu chữa người bệnh, không phân biệt đối xử giữa người bệnh giàu hay nghèo, thân hay sơ [Phụ lục 1].

Trong mối quan hệ giữa học viên với học viên, giữa học viên với các tổ chức trong Học viện, giữa học viên với người bệnh cơ bản được giải quyết một cách phù hợp theo chuẩn mực y đức. Tổng kết công tác giáo dục hàng năm Học viện đều khẳng định: “Quá trình học tại trường, người học luôn thể hiện được lối sống lành mạnh, đoàn kết, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau, giải quyết hài hoà các mối quan hệ” [26, tr.7].

Các quan hệ không chính thức trong đơn vị cũng được lãnh đạo, chỉ huy quan tâm định hướng tạo điều kiện thuận lợi cho học viên giao lưu, giải quyết những nhu cầu tình cảm riêng tư, sở thích cá nhân chính đáng, phù hợp với hoạt động của học viên và quy định của Học viện.

Như vậy, thông qua thực tiễn hoạt động giao tiếp của học viên có sự định hướng của các chủ thể quản lý, giáo dục trong Học viện, quan hệ đạo đức của học viên có xu hướng phát triển tích cực, ngày càng hoàn thiện. Học viên ở các

năm học sau, khoá học sau có nhận thức và giải quyết các quan hệ y đức tốt hơn học viên ở các năm học trước, khoá học trước [Phụ lục 1].

Tuy nhiên, việc giải quyết mối quan hệ y đức ở học viên vẫn còn một số

Một phần của tài liệu Phát triển y đức của học viện hệ đào tạo bác sỹ quân đội ở Học viện Quân y hiện nay (Trang 61 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)