Cơ sở nghiên cứu về sức sống và khả năng kháng bệnh

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA BỘT LÔNG VŨ THỦY PHÂN TRONG KHẨU PHẦN TỚI SỨC SẢN XUẤT THỊT CỦA GÀ LƯƠNG PHƯỢNG NUÔI TẠI VIỆN CHĂN NUÔI (Trang 35 - 37)

Sức sống và khả năng kháng bệnh ở đàn gia cầm là yếu tố quan trọng cho chăn nuôi đạt hiệu quả cao. Tổn thất ở gia cầm có nơi, có lúc gây thiệt hại rất lớn. Sức sống và khả năng kháng bệnh trên đàn gia cầm phụ thuộc vào yếu tố bên trong cơ thể (di truyền) và môi trường ngoại cảnh (dinh dưỡng, chăm sóc, chuồng trại, dịch tễ, mùa vụ...).

Sức sống của gia cầm được tính bằng tỷ lệ nuôi sống là tỷ lệ % số cá thể cuối kỳ so với số cá thể nuôi đầu kỳ trong một khoảng thời gian xác định.

Theo Johansson (1972) [14] sức sống của gia cầm là tính trạng số lượng đặc trưng cho từng cá thể, từng giống, dòng, loài. Đặc tính này có thể là bẩm sinh hay tập nhiễm. Những cá thể có sức đề kháng cao đối với các loại bệnh khác nhau thường do sức chống đỡ của thể trạng, do bẩm sinh được củng cố trong kiểu gen của chúng, do tập nhiễm dưới tác động, ảnh hưởng khác nhau của môi trường [18].

Các giống vật nuôi nhiệt đới có khả năng chống bệnh truyền nhiễm, bệnh kí sinh trùng cao hơn các giống vật nuôi có nguồn gốc ôn đới ( Nguyễn Văn Thiện, Trần Đình Miên (1995) [42]).

Tỷ lệ nuôi sống là một chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật quan trọng trong chăn nuôi. Chỉ tiêu này không chỉ đánh giá sức sống, sức sản xuất và khả năng thích nghi của mỗi dòng, giống gia cầm mà còn là thước đo việc thực hiện quy trình chăm sóc, quản lý, nuôi dưỡng mà còn. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ nuôi sồng như giống, trạng thái cơ thể, điều kiện môi trường và chế độ dinh dưỡng.

Tuy nhiên tỷ lệ nuôi sống còn chịu ảnh hưởng rất lớn của yếu tố môi trường và điều kiện trong sóc, nuôi dưỡng, vì vậy nó là tính trạng có hệ số di truyền thấp. Theo Hill, Dickerson và Kemspter (1954) hệ số di truyền về chỉ tiêu sức sống của vật nuôi nói chung h2 = 0,06 (Dẫn theo Lê Thị Nga, 1997) [29]. Theo tác giả Nguyễn Văn Thiện và CS (1995) [42] hệ số di truyền sức

sống của gà là h2 = 0,03. Còn tác giả Đặng Hữu Lanh và CS (1999) [17] cho biết, hệ số di truyền tỷ lệ nuôi sống là h2 = 0,06. Như vậy hệ số di truyền thấp bởi vì sức sống của gà phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện ngoại cảnh: chế độ chăm sóc nuôi dưỡng, thú y phòng bệnh, môi trường khí hậu, thời tiết, mùa vụ…

Theo tác giả Đoàn Xuân Trúc và CS (1996) [48] thì TLNS đến 7 TT của gà AA đạt 91%, gà AAV35 đạt 93,86%, gà AAV53 đạt 93,42%, gà V1AA đạt 92,07% và gà AV35 đạt 93,14%.

Theo tác giả Phùng Đức Tiến và CS (2006) [45] cho biết TLNS của 4 dòng gà Ross 308 ông bà nhập nội giai đoạn 0 - 20 TT đạt 93,20% - 95,87% ; Ross 308 bố mẹ nhập nội đạt 91,04% trống, 94,49% mái.

Theo các tác giả Hồ Xuân Tùng, Nguyễn Huy Đạt, Vũ Chí Thiện, Nguyễn Thị Thu Hiền [49], TLNS của gà Hồ là 75,3% (con trống) và 78,0% (con mái); gà Móng là 77,8% (con trống) và 76,5% (con mái); gà Mía là 78,4% (con trống) và 76,2% (con mái).

Tỷ lệ nuôi sống của gà trống là 93,50% cao hơn gà mái 92,86%, kết quả này tương đương với kết quả nghiên cứu tại Trung tâm gia cầm Thụy Phương. Ở giai đoạn 6 tuần tuổi tỷ lệ nuôi sống của gà Ross 308 đạt 94% - 95% là tương đối cao và tương đương với các giống gà màu địa phương. Đây là thời điểm rất quan trọng để đánh giá khả năng thích nghi của gà, giai đoạn này chuyển loại thức ăn, đồng thời cơ thể chưa có khả năng thích nghi cao, sức đề kháng thấp.

Khả năng kháng bệnh ở các loài, giống, dòng, giữa các cá thể là khác nhau, con trống có sức đề kháng mạnh hơn con mái do có sự tác động khác nhau của hormone.

Để giảm chi phí chăm sóc và thú y thì trong chăn nuôi cần chọn những giống vật nuôi có khả năng kháng bệnh cao và sức sống cao.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA BỘT LÔNG VŨ THỦY PHÂN TRONG KHẨU PHẦN TỚI SỨC SẢN XUẤT THỊT CỦA GÀ LƯƠNG PHƯỢNG NUÔI TẠI VIỆN CHĂN NUÔI (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w