Khối lượng cơ thể qua các tuần tuổ

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA BỘT LÔNG VŨ THỦY PHÂN TRONG KHẨU PHẦN TỚI SỨC SẢN XUẤT THỊT CỦA GÀ LƯƠNG PHƯỢNG NUÔI TẠI VIỆN CHĂN NUÔI (Trang 56 - 61)

- Khối lượng thịt lườn (g): Là khối lượng lườn trái bỏ da, xương nhân đô

3.3.1. Khối lượng cơ thể qua các tuần tuổ

Trong chăn nuôi gia cầm, khối lượng cơ thể là một chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật quan trọng để đánh giá sức sản xuất thịt. Sinh trưởng tích lũy hay khả năng tăng khối lượng của gà là một chỉ tiêu quan trọng được các nhà chọn giống quan tâm, vì nó phản ánh sức sản xuất thịt của gia cầm. Khối lượng gà

càng cao thì sức sản xuất thịt càng tốt và ngược lại. Để đánh giá được khả năng sinh trưởng của gà, người ta thường căn cứ vào khối lượng cơ thể qua từng tuần tuổi. Trong chăn nuôi, sinh trưởng tích lũy càng cao thì rút ngắn được thời gian chăn nuôi, đồng thời giảm được chi phí thức ăn. Tuy nhiên, thực tế cho thấy: khả năngsinh trưởng của gà phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: giống, thức ăn, chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng, thời tiết, khí hậu và khả năng thích nghi của nó với môi trường.

Kết quả theo dõi khối lượng gà Lương Phượng qua các tuần tuổi được chúng tôi thể hiện ở bảng 3.2 và hình 3.1

Bảng 3.2: KL trung bình của các lô gà thí nghiệm qua các tuần tuổi (g/con) Lô TT ĐC TN1 TN2 TN3 n (con) (X ± X m ) n (con) (X ± X m ) n (con) (X ± X m ) n (con) (X ± X m ) SS 90 37,66±2,86 90 37,42±2,76 90 37,53±2,84 90 37,36±2,94 1 90 94,38±7,59 90 94,32±7,44 90 94,39±6,88 90 94,97±6,51 2 87 206,42±20,28 88 204,73±18,57 87 206,26±18,39 89 210,80±17,36 3 86 337,67a±21,02 86 337,28a±23,97 87 343,21ab±24,35 88 366,66b±28,17 4 86 531,98ab±15,36 86 531,19ab±16,35 87 531,25ab±15,43 88 540,98b±14,56 5 86 812,16±16,27 85 811,95±19,54 87 812,00±16,44 86 815,57±17,26 6 85 1046,87±20,34 85 1040±24,21 86 1047,3±25,41 86 1052,40±21,14 7 85 1273,30±32,27 85 1299,40±33,28 86 1299,30±36,42 86 1312,90±34,25 8 85 1373,30ab±40,28 84 1429,40a±41,45 86 1429,30a±43,18 85 1442,9b±46,24 9 85 1454,60±48,29 84 1525,70±50,27 86 1529,90±49,48 85 1536,40±52,72 10 84 1490,10±53,46 84 1572,80±52,67 85 1594,90±57,62 85 1607,00±54,55 11 84 1520,50±103,74 83 1590,90±115,72 85 1658,50±108,86 84 1673,70±107,65 12 84 1540,00a±124,65 83 1606,10ab±136,84 85 1701,90b±178,47 84 1711,00b±162,46

Hình 3.3. Đồ thị sinh trưởng tích lũy của các lô gà thí nghiệm

Qua kết quả ở bảng 3.2 và hình 3.3 cho thấy khối lượng cơ thể gà Lương Phượng tăng dần qua các tuần tuổi, tuân theo quy luật sinh trưởng của gia cầm. Khối lượng cơ thể gà bắt đầu tăng nhanh từ giai đoạn được 5 tuần tuổi, giai đoạn tăng nhiều nhất là giai đoạn 9 – 12 tuần tuổi. Từ 1 đến 7 tuần tuổi, khối lượng của gà ở 4 lô thí nghiệm là gần tương đương nhau, sang tuần thứ 8 trở đi khối lượng gà ở các lô đã có sự sai khác, trong đó gà ở lô thí nghiệm 3 có khối lượng cao hơn.

Khi mới nở khối lượng cơ thể của gà Lương Phượng ở lô đối chứng, lô thí nghiệm 1, lô thí nghiệm 2 và lô thí nghiệm 3 lần lượt là 37,66g/con; 37,42g/con; 37,53g/con; 37,36g/con.

Khối lượng trung bình của các lô đối chứng, thí nghiệm 1, thí nghiệm 2, thí nghiệm 3 vào lúc 1 tuần tuổi lần lượt là: 94,38g/con; 94,32g/con; 94,39g/con; 94,97g/con. Khối lượng trung bình của các lô đối chứng, thí nghiệm 1, thí nghiệm 2, thí nghiệm 3 vào lúc 2 tuần tuổi lần lượt là 206,42g/con; 204,73g/con;206,26g/con; 210,80g/con. Khối lượng trung bình của các lô vào tuần thứ 3 lần lượt là: lô đối chứng: 337,67g/con; lô thí nghiệm 1: 337,28g/con; lô thí nghiệm 2: 343,21g/con; lô thí nghiệm 3: 366,66g/con. Như vậy giữa 4 lô: đối chứng, thí nghiệm 1, thí nghiệm 2 và thí nghiệm 3 ở giai đoạn 1-3 tuần tuổi có sự chênh lệch về khối lượng cơ thể nhưng không đáng kể, trong đó lô thí nghiệm 3 gà đạt khối lượng cao hơn so với lô đối chứng, thí nghiệm 1 và lô thí nghiệm 2 lần lượt là 28,99 g; 29,38 g và 23,45 g. Khối lượng cơ thể của gà trong các thí nghiệm này thấp hơn khối lượng của gà trong thí nghiệm bổ sung probiotic vào khẩu phần ăn cho gà: 478-525 (g/con) (theo tác giả Trần Quốc Việt, 2009)[51] . Sự tăng khối lượng của gà trong các thí nghiệm của chúng tôi thấp hơn có thể do thức ăn trong khẩu phần có bổ sung probiotic tiêu hóa tốt hơn, gà hấp thụ thức ăn tốt hơn.

Khối lượng trung bình của các lô vào tuần thứ 4 lần lượt là: lô đối chứng: 531,98g/con; lô thí nghiệm 1: 531,19g/con; lô thí nghiệm 2: 531,25g/con; lô thí nghiệm 3: 540,98g/con. Ở đây lô đối chứng, lô thí nghiệm 1 và lô thí nghiệm 2 không có sự sai khác có ý nghia thống kê (p < 0,05). Lô thí nghiệm 3 có sự sai khác với 3 lô thí nghiệm còn lại.

Khối lượng trung bình của các lô vào tuần thứ 5 lần lượt là: lô đối chứng: 812,16g/con; lô thí nghiệm 1: 811,95g/con; lô thí nghiệm 2: 812,00g/con; lô thí nghiệm 3: 815,57g/con. Như vậy, từ 1 đến 5 tuần tuổi tốc độ sinh trưởng của 4 lô thí nghiệm gần tương đương nhau.

Sang giai đoạn gà thịt sau 5 tuần tuổi:Khối lượng trung bình ở gà các lô đã có sự thay đổi. Ở tuần tuổi thứ 6 khối lượng trung bình của các lô không có sự sai khác, khối lượng trung bình lần lượt là: lô đối chứng: 1046,90g/con, thí nghiệm 1: 1040,00g/con, thí nghiệm 2: 1047,30g/con, thí nghiệm 3: 1052,40g/con. Ở tuần tuổi thứ 7 khối lượng trung bình của các lô lần lượt là: lô đối chứng : 1273,30g/con, thí nghiệm 1: 1299,40g/con, thí nghiệm 2: 1299,3g/con, thí nghiệm 3: 1312,90g/con. Ở tuần tuổi thứ 8 khối lượng trung bình của các lô là, lô đối chứng: 1373,30g/con, thí nghiệm 1: 1429,40g/con, thí nghiệm 2: 1429,30g/con là giống nhau, lô đối chứng và lô thí nghiệm 1 khác lô thí nghiệm 3: 1442,90g/con có ý nghĩa thống kê với P<0,05; lô thí nghiệm 2 và lô thí nghiệm 3 không có sai khác thống kê. Ở tuần tuổi thứ 9 khối lượng trung bình các lô không có sự sai khác thống kê, khối lượng trung bình lần lượt là: lô đối chứng: 1454,6g/con, lô thí nghiệm 1: 1525,70g/con, thí nghiệm 2: 1529,90g/con, thí nghiệm 3: 1536,4g/con. Vào tuần tuổi thứ 10 khối lượng trung bình các lô không có sự sai khác, khối lượng trung bình lần lượt là: lô đối chứng: 1490,10g/con, thí nghiệm 1: 1572,80g/con, thí nghiệm 2: 1594,90g/con, thí nghiệm 3: 1607,00g/con. Ở tuần tuổi thứ 11 khối lượng trung bình của các lô không có sự sai khác, khối lượng trung bình lần lượt là: lô đối chứng: 1520,50g/con, lô thí nghiệm 1: 1590,90g/con, thí nghiệm 2: 1658,50g/con, thí nghiệm 3: 1673,70g/con. Qua đây ta thấy khả năng sinh

trưởng của gà Lương Phượng tăng dần theo chiều tăng của tuổi, gà ss khối lượng đạt từ 37,36 – 37,66 g/con, đến 11 tuần tuổi gà đạt khối lượng trung bình từ 1520,50 – 1673,70 g/con.

Giai đoạn kết thúc thí nghiệm (12 tuần tuổi) cho thấy lô thí nghiệm 3 gà đạt khối lượng cao nhất, thấp nhất là ở lô đối chứng. Khối lượng gà ở lô thí nghiệm 3 cao hơn so với lô đối chứng là 171 g, lô thí nghiệm 1 là 104,9 g, lô thí nghiệm 2 là 9,1g. Điều đó chứng tỏ việc sử dụng khẩu phần BLV thủy phân với tỷ lệ thay thế 6% vào thức ăn làm tăng khối lượng cơ thể đáng kể, so với việc không sử dụng hoặc sử dụng BLV thủy phân với tỷ lệ thay thế là 3% và 4%. Ở đây các lô thí nghiệm 1, thí nghiệm 2 không có sự sai khác có ý nghia thống kê (p < 0,05).

Từ kết quả trên cho thấy sử dụng khẩu phần thức ăn bột CPBLV 6% trong thức ăn đã có ảnh hưởng tốt tới sức sống, khả năng sinh trưởng của gà Lương Phượng nuôi thịt từ sơ sinh– 12 tuần tuổi ,vì BLV có thành phần hóa học của gồm: 88,4% vật chất khô; 83,3% protein thô; 1,6% lipit thô; 1,2% xơ; 6,3% khoáng tổng số; 8,2% nước; 1,23% canxi; 0,6% photpho[38]. Hàm lượng protein trong BLV cao có chứa các axít amin không thay thế, điều đó giúp cho cơ thể gia cầm phát triển tốt, nâng cao khả năng chống bệnh.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA BỘT LÔNG VŨ THỦY PHÂN TRONG KHẨU PHẦN TỚI SỨC SẢN XUẤT THỊT CỦA GÀ LƯƠNG PHƯỢNG NUÔI TẠI VIỆN CHĂN NUÔI (Trang 56 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w