Tình hình nghiên cứu sử dụng bột lông vũ làm thức ăn vật nuô

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA BỘT LÔNG VŨ THỦY PHÂN TRONG KHẨU PHẦN TỚI SỨC SẢN XUẤT THỊT CỦA GÀ LƯƠNG PHƯỢNG NUÔI TẠI VIỆN CHĂN NUÔI (Trang 40 - 42)

Trong ngành chăn nuôi gia cầm, sản phẩm phải thoả mãn được yêu cầu về chất lượng như: thịt thơm, ngon, chắc thịt,…và đặc biệt giảm tối đa chi phí thức ăn. Thức ăn gia súc thường được chế biến từ các nguồn như: Bột cá, bột đậu nành, bột tôm, tấm, cám, bột mì...Nhóm cung cấp protein hàng đầu chính là bột tôm và bột cá. Thế nhưng, vấn đề lớn thường gặp phải trong sản xuất bột cá là giá thành cao và nguồn nguyên liệu rất biến động. Do đó, bột lông vũ là sự lựa chọn hàng đầu để thay thế bột tôm, cá với thành phần protein lên đến 80%, giá thành rẻ và dễ thu mua.

BLV là lông được nghiền và thủy phân từ quá trình giết mổ và chế biến gà và gà tây. Tuy nhiên, BLV có tỷ lệ tiêu hóa thấp và không cân đối về axít amin do đó rất ít được sử dụng trong chăn nuôi gia cầm. Tới nay, việc sử dụng BLV lên men mới chỉ ở tỷ lệ 2-4% khẩu phần. Nếu muốn sử dụng ở tỷ lệ cao hơn cần phải có sự nghiên cứu, thử nghiệm kết hợp với biện pháp cân bằng axít amin.

Sử dụng BLV lên men trong khẩu phần cho gia cầm đã cho thấy là có hiệu quả trong các thử nghiệm trước đây khi tổng mức bổ sung trong khẩu phần thấp và cân bằng axít amin được tính đến (Gery và Smith, 1954,[62]; Harms và Goff, 1957,[64]; Lillie và cộng sự, 1956,[69]). Nhiều nghiên cứu xem xét phương pháp chế biến và đánh giá ảnh hưởng của nó đến tỷ lệ tiêu hóa của các axít amin có trong BLV lên men. Morris và Balloun (1971) nhận

thấy thời gian xử lý 60 phút và áp suất 50 psi cho kết quả tốt nhất, trong khi các tác giả khác (Moritz và Latshaw, 2001,[72]) cho rằng thời gian và áp suất xử lý có tương quan âm với chất lượng sản phẩm BLV lên men. Tuy nhiên, Wang và Parsons (1997)[76] cho rằng không có mối quan hệ đáng kể nào giữa nhiệt độ và thời gian xử lý. Bổ sung BLV lên men ở mức từ 4 đến 6% trong khẩu phần cho gà tây là mức tối đa không gây ảnh hưởng tiêu cực đến năng suất, đặc biệt khi được phối hợp với các phụ phẩm khác (Eissler và Firman, 1996).

Vào cuối những năm 1970, tỷ lệ tiêu hóa protein thô của bột lông vũ trên cá hồi vân đã được ước tính ở vào khoảng 58-62% (Cho và Slinger, 1979). Những thí nghiệm xác định tỷ lệ tiêu hóa được tiến hành gần đây cho thấy đã có sự cải thiện đáng kể về chất lượng của bột lông vũ. Ví dụ: Bureau và cộng sự (1999)[55] đã quan sát thấy tỷ lệ tiêu hóa protein thô của BLV là 77 - 86%. Sugiura và cộng sự (1998)[74] cũng thu được kết quả tương tự về tỷ lệ tiêu hóa biểu kiến của protein BLV trên cá hồi vân. Loại thức ăn này cũng được các loài cá khác tiêu hóa tương đối tốt. Ví dụ: Lee và cộng sự (2002)[68] ước tính tỷ lệ tiêu hóa protein thô của BLV là khoảng 79% ở loài cá đá (rockfish - Sebastes schlegeli).

Fowler (1990)[61] cho biết tốc độ sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của cá hồi Chinook không bị ảnh hưởng khi thay bột cá trích bằng BLV (90% CP, 4% lipid) ở mức 15% trong khẩu phần. Henrichfreise (1989), trích dẫn bởi Stefens., 1994)[75] quan sát thấy việc bổ sung vào khẩu phần của cá hồi vân 20-25% BLV lên men không gây ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng và hiệu quả chuyển hóa thức ăn của cá. Một nghiên cứu mới đây của Bureau và cộng sự (2000)[55] cho thấy sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của cá hồi vân không thay đổi khi kết hợp khoảng 15% BLV lên men (cung cấp 20% tổng lượng protein tiêu hóa) vào khẩu phần. Thông thường BLV lên men được bổ sung vào thức ăn cho cá ở mức độ thấp hơn nhiều (5-10%).

Một nghiên cứu ở Hawaii đã chỉ ra rằng khi không bổ sung lysine và methionine tổng hợp, BLV thủy phân bằng áp suất hơi nước có thể thay thế 33% bột cá trong thức ăn mà không làm giảm năng suất tôm trắng (Cheng và cộng sự, 2002)[59]. Có thể tăng tỷ lệ thay thế lên mức 66% bằng cách bổ sung lysine và methionine vào khẩu phần. Khi BLV được xử lý bằng enzyme đặc chủng cho việc thủy phân BLV, các nhà nghiên cứu Mexico đã chứng minh rằng có thể thay thế 43% bột cá bằng BLV lên men trong thức ăn cho tôm trắng (Mendoza và cộng sự, 2001)[71]. BLV (thủy phân bằng enzyme hoặc bằng hơi nước) có thể được dùng để thay thế protein bột cá với mức >60% trong thức ăn nuôi tôm.

Tác giả Chumlong và Chutinthorn (2000)[82] đã tiến hành nghiên cứu thay thế một phần bột cá bằng BLV lên men trong khẩu phần ăn của cá rô phi

Oreochromis niloticus.

Khi BLV thủy phân được xử lý bằng enzyme đặc chủng có thể thay thế 43% bột cá bằng BLV thủy phân trong thức ăn cho tôm trắng (Mendoza và cs, 2001) [71].

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA BỘT LÔNG VŨ THỦY PHÂN TRONG KHẨU PHẦN TỚI SỨC SẢN XUẤT THỊT CỦA GÀ LƯƠNG PHƯỢNG NUÔI TẠI VIỆN CHĂN NUÔI (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w