Tình hình nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA BỘT LÔNG VŨ THỦY PHÂN TRONG KHẨU PHẦN TỚI SỨC SẢN XUẤT THỊT CỦA GÀ LƯƠNG PHƯỢNG NUÔI TẠI VIỆN CHĂN NUÔI (Trang 42)

Những năm qua ở Việt Nam chăn nuôi gia cầm nói chung, chăn nuôi gà nói riêng có sự tăng trưởng khá, bình quân tăng 7 - 8%/năm về đầu con. Năm 2007 tổng đàn gà 158,2 triệu con. Đến năm 2012 tổng đàn gà 225,5 triệu con; năng suất thịt gia cầm sản xuất trong năm 2012 là 729,4 nghìn tấn, so với năm 2011 tăng 4,8%. Bình quân trong 3 năm (2010 - 2012) tăng 8,9% /năm (Theo số liệu của Cục Chăn nuôi, 2013) [2].

Chăn nuôi phát triển, nhu cầu về các loại thức ăn chăn nuôi cũng không ngừng tăng cao.

Đã có nhiều nghiên cứu trong những năm gần đây về thức ăn dinh dưỡng cho gà ở các giai đoạn phát triển.

Theo tác giả Vũ Ngọc Sơn và cs (1999)[35]: Bổ sung 50% nhu cầu khoáng vi lượng của gà Lương Phượng Hoa nuôi thịt bằng chelate có hàm lượng

các nguyên tố khoáng vi lượng như sau: Mn: 37.5; Zn: 33; Fe: 30; Co: 0.5; Cu: 4; I: 0.4; Se: 0.15 (mg/kg TĂ hỗn hợp) đạt được khả năng tăng trọng và hiệu quả sử dụng thức ăn cao nhất, giảm được 11,6% TTTĂ/kg tăng trọng và tăng khối lượng gà 11.7%.

Sử dụng Bentonite thay thế khoáng vô cơ trong khẩu phần nuôi gà Lương Phượng lấy thịt ở mức 5% không ảnh hưởng gì đến khả năng sinh trưởng, phát triển của gà, chất lượng thịt đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, giảm tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng cơ thể từ 2.81 – 6.55%. Hạ giá thành 1kg gà hơi 384.3đồng (theo tác giả Phạm Công Thiếu và cs 2004)[43].

Các nghiên cứu về vi sinh vật thủy phân lông vũ, cũng như các ứng dụng sử dụng nguồn lông vũ phế thải ở Việt Nam vẫn chưa nhiều. Năm 1993, tác giả Văn Thị Hạnh và cs [6] sự đã nghiên cứu tạo đạm hòa tan từ lông vũ phế thải bằng phương pháp thủy phân kiềm. Tác giả Nguyễn Đình Quyến và cs (2001)[34], đã tiến hành phân lập và tuyển các chủng vi khuẩn có khả năng phân giải keratin. Nghiên cứu này mới tiến hành đánh giá phân loại chủng vi khuẩn ở mức độ đơn giản về hình thái, chưa có đánh giá phân loại ở mức độ hóa sinh cũng như sinh học phân tử. Năm 2009, nhóm thuyết minh đề tài của Viện Công nghệ Sinh học, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã tiến hành đề tài cấp cơ sở: “Phân lập và tuyển chọn chủng vi sinh vật có khả năng thủy phân keratin từ lông vũ gia cầm”.

Tuy có nhiều công trình nghiên cứu về thức ăn cho gia cầm, đặc biệt là nghiên cứu hướng giải quyết thức ăn protein trong khẩu phần ăn của gà song các nghiên cứu về việc bổ sung chế phẩm bột lông vũ trong chăn nuôi nói chung và trong chăn nuôi nói riêng chưa nhiều và mới ở giai đoạn thử nghiệm bước đầu. Vì vậy việc nghiên cứu để xác định tỉ lệ bổ sung thích hợp trong khẩu phần thức ăn là rất cần thiết. Để ứng dụng sản phẩm này trong lĩnh vực chế biến thức ăn chăn nuôi, chúng tôi tiếp tục thử nghiệm việc bổ sung chế phẩm bột lông vũ trong khẩu phần tới sức sản xuất gà thịt Lương Phượng.

Chương II:

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA BỘT LÔNG VŨ THỦY PHÂN TRONG KHẨU PHẦN TỚI SỨC SẢN XUẤT THỊT CỦA GÀ LƯƠNG PHƯỢNG NUÔI TẠI VIỆN CHĂN NUÔI (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w