Đặc điểm ngoại hìnhcủa gà Lương Phượng

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA BỘT LÔNG VŨ THỦY PHÂN TRONG KHẨU PHẦN TỚI SỨC SẢN XUẤT THỊT CỦA GÀ LƯƠNG PHƯỢNG NUÔI TẠI VIỆN CHĂN NUÔI (Trang 52 - 56)

- Khối lượng thịt lườn (g): Là khối lượng lườn trái bỏ da, xương nhân đô

3.1. Đặc điểm ngoại hìnhcủa gà Lương Phượng

Các đặc điểm về ngoại hình của gà là đặc trưng cho giống, phản ánh tình trạng sức khỏe, thể hiện khuynh hướng, khả năng sản xuất và giá trị kinh tế của vật nuôi. Ngoại hình gà bao gồm các đặc điểm về vóc dáng, cơ thể, màu sắc da, lông, hình dạng và màu sắc của mào, mỏ, chân....

Qua theo dõi 360 cá thể gà Lương Phượng trong điều kiện nuôi nhốt từ sơ sinh cho tới 12 tuần tuổi cho thấy:

Gà con Lương Phượng lúc 01 ngày tuổi có màu lông vàng đốm và đốm đen. Gà 5 tuần tuổi đã có hiện tượng thay đổi mầu sắc toàn thân, giai đoạn này gà đã mọc lông thứ cấp vàng pha nâu, lông cánh và lưng mầu nâu xám. Lúc này đã có thể phân biệt rõ trống, mái qua mào; gà trống có mào cờ phát triển.

Gà 12 tuần tuổi đã đến tuổi thành thục, hình dáng, màu sắc, lông, da đã ổn định màu sắc của giống gà. Gà mái lông màu vàng đốm đen xen kẽ, mào cờ đỏ tươi, tích tai phát triển, da và chân màu vàng nhạt. Gà trống màu lông nâu sẫm, sắc tía đỏ ở cổ, màu cánh gián ở lưng, xanh đen ở đuôi, lông đuôi vểnh lên trên; có mào cờ đứng, tích tai phát triển, màu đỏ tươi; ngực rộng dài, lưng phẳng; chân cao trung bình và màu vàng nhạt.

Qua theo dõi gà thí nghiệm chúng tôi thấy, màu sắc lông, da, chân, mỏ, mào của cả 4 lô về cơ bản là giống nhau. Tuy nhiên ở các lô có thay thế một phần bột lông vũ thủy phân cho bột cá (lô thí nghiêm 1, thí nghiệm 2, thí nghiệm 3) thấy màu vàng chân đậm hơn lô không cho ăn bột lông vũ (lô đối chứng). Điều này chứng tỏ khi thay thế một phần bột lông vũ thủy phân cho bột cá không làm ảnh hưởng đến đặc điểm ngoại hình của gà Lương Phượng.

Hình 3.2: Gà trống và mái Lương Phượng 3.2. Tỷ lệ nuôi sống

Tỷ lệ nuôi sống là chỉ tiêu quan trọng đánh giá khả năng sản xuất, sức chống chịu bệnh tật của đàn gà và cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến hiệu quả chăn nuôi gia cầm. Gà có tỷ lệ nuôi sống cao thì sức khỏe tốt, sinh trưởng và sinh sản tốt cho hiệu quả kinh tế cao và ngược lại. Tỷ lệ nuôi

sống phụ thuộc khá nhiều vào điều kiện ngoại cảnh: chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng, thú y phòng bệnh, môi trường sống…Tuy nhiên nó cũng chịu ảnh hưởng của giống, dòng.

Tỷ lệ nuôi sống được xác định bằng tỷ lệ phần trăm số cá thể còn sống ở cuối kỳ so với số cá thể có mặt đầu kỳ.

Để đánh giá sức sống của gà Lương Phượng, chúng tôi tiến hành theo dõi đàn nuôi thí nghiệm. Thống kê và mô tả số con đầu kì, cuối kì để tính tỷ lệ nuôi sống của đàn gà qua các giai đoạn khác nhau.

Bảng 3.1: TLNS của các lô gà trong TN1 qua các tuần tuổi (%)

Lô TT ĐC TN1 TN2 TN3 n (con) Tỷ lệ (%) n (con) Tỷ lệ (%) n (con) Tỷ lệ (%) n (con) Tỷ lệ (%) SS 90 100,00 90 100,00 90 100,00 90 100,00 1 90 100,00 90 100,00 90 100,00 90 100,00 2 87 96,67 88 97,78 87 96,67 89 98,89 3 86 98,85 86 97,73 87 100,00 88 98,88 ss-3 95,56 95,56 96,67 97,78 4 86 100,00 86 100,00 87 100,00 88 100,00 5 86 100,00 85 98,84 87 100,00 86 97,73 4-5 100,00 98,84 100,00 97,73 ss-5 95,56 94,44 96,67 95,56 6 85 98,84 85 100,00 86 98,85 86 100,00 7 85 100,00 85 100,00 86 100,00 86 100,00 8 85 100,00 84 98,82 86 100,00 85 98,84 9 85 100,00 84 100,00 86 100,00 85 100,00 10 84 98,82 84 100,00 85 98,84 85 100,00 11 84 100,00 83 98,81 85 100,00 84 98,82 12 84 100,00 83 100,00 85 100,00 84 100,00 6-12 98,82 97,65 98,84 98,82 ss-12 93,33 92,22 94,44 93,33

Qua bảng trên ta thấy tỷ lệ nuôi sống gà Lương Phượng ở các giai đoạn đều đạt khá cao. Kết quả tỷ lệ nuôi sống giai đoạn gà con sơ sinh đến 3 tuần tuổi của lô đối chứng là 95,56%, lô thí nghiệm 1: 95,56%, lô thí nghiệm 2: 96,67%, lô thí nghiệm 3: 97,78%. Ở giai đoạn gà dò 4-5 tuần tuổi của lô đối

chứng, thí nghiệm 1, thí nghiệm 2, thí nghiệm 3 lần lượt là: 100%, 98,84%, 100%, 97,73%. Điều này phản ánh được tính thích nghi của giống đối với điều kiện sống, bao gồm cả sức chịu đựng bệnh tật và khả năng vượt qua các ảnh hưởng bất lợi trong quá trình sinh trưởng và phát triển của chúng. Tỷ lệ nuôi sống của gà Lương Phượng trong giai đoạn phát triển từ gà con sang giai đoạn gà dò có xu hướng tăng. Nguyên nhân là do:

+ Ở giai đoạn gà con (sơ sinh– 3 tuần tuổi) mặc dù được chăm sóc tốt nhưng sức đề kháng của gà con yếu, các cơ quan, tổ chức trong cơ thể chưa phát triển hoàn thiện nên khả năng thích nghi với môi trường chưa cao. Do vậy số con mắc bệnh và chết nhiều nên tỷ lệ nuôi sống thấp hơn.

+ Trong giai đoạn 4 tuần tuổi trở đi, lúc này gà đã cứng cáp hơn, thích nghi hơn với môi trường, gà có sức đề kháng cao hơn với điều kiều kiện ngoại cảnh nên ít bị nhiễm bệnh, ít bị chết hơn nên tỷ lệ nuôi sống cao hơn.

Tổng kết từ sơ sinh - 5 tuần tuổi thì tỷ lệ nuôi sống ở hai lô đối chứng và thí nghiệm 3 là 95,56% còn lô thí nghiệm 1 là 94,44%, thí nghiệm 2là 96,67%. Vậy ta thấy tỷ lệ nuôi sống của gà Lương Phượng ở các lô trong giai đoạn này là tương đối đồng đều, nhìn chung tỷ lệ nuôi sống khá cao.

Sang giai đoạn gà thịt ( 6 – 12 tuần tuổi ), tỷ lệ nuôi sống của lô thí nghiệm 1 là thấp nhất: 97,65%, tiếp đến là lô đối chứng và thí nghiệm 3: 98,82% và cao nhất là ở lô thí nghiệm 2: 98,84%.

Kết thúc thí nghiệm ở 12 tuần tuổi chúng tôi thấy tỷ lệ nuôi sống ở cả 4 lô đều ở mức cao, dao dộng từ 92,22% đến 94,44%. Tỷ lệ nuôi sống cao nhất ở lô thí nghiệm 3 (94,44%) và thấp nhất ở lô thí nghiệm 1 (92,22%). Sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê. Như vậy tỷ lệ nuôi sống cả 4 lô là tương đương nhau, khẩu phần thức ăn thay thế BLV thủy phân với tỷ lệ 3, 4, 6% cho bột cá không gây ảnh hưởng tới tỷ lệ nuôi sống của gà.

So sánh kết quả của chúng tôi với một số tác giả khác ở giai đoạn 10 tuần tuổi thì thấy:

Từ kết quả trên cho thấy tỷ lệ nuôi sống gà Lương Phượng của chúng tôi cũng tương đương với tỷ lệ nuôi sống gà Lương Phượng giai đoạn 10 tuần tuổi của tác giả Từ Quang Tân (2004) [39], là 98%.

So sánh với kết quả của tác giả Vũ Ngọc Sơn (1999) [35], gà Lương Phượng nuôi ở vụ hè, giai đoạn 10 tuần tuổi có tỷ lệ nuôi sống là 93%. Như vậy kết quả của chúng tôi cao hơn là 5%.

Đến 12 tuần tuổi tỷ lệ nuôi sống của gà Lương Phượng đạt 100%, so với kết quả nghiên cứu gà trống Mía của tác giả Trịnh Xuân Cư và cs lúc 12 tuần tuổi đạt 96% thì kết quả nuôi sống của gà Lương Phượng cao hơn.

Theo tác giả Nguyên Văn Lưu (2005) [24], tỷ lệ nuôi sống của gà Hồ giai đoạn 0-12 tuần tuổi đạt 92,28% - 100%. Tỷ lệ nuôi sống của gà Ác giai đoạn 0 - 9 tuần tuổi đạt 95,5% ( theo tác giả Trần Thị Mai Phương, 2004) [ 33]. Tỷ lệ nuôi sống của gà H’Mông giai đoạn 1- 6 tuần tuổi là 88,1%, giai đoạn 7- 9 tuần tuổi là 91,07% (theo tác giả Phạm Công Thiếu cà cs, 2001). Như vậy, tỷ lệ nuôi sống của gà Lương Phượng trong nghiên cứu của chúng tôi là cao hơn gà Hồ, gà Ác, gà H’Mông ở cùng giai đoạn trong nghiên cứu của một số tác giả khác.

Qua kết quả thí nghiệm này, chúng tôi thấy giống Lương Phượng đạt tỷ lệ nuôi khá cao. Điều này cho thấy đàn gà có sức đề kháng, khả năng thích nghi tốt với điều kiện và môi trường chăn nuôi nước ta khi cho ăn khẩu phần thay thế một phần bột cá bằng bột lông vũ thủy phân.

3.3. Khả năng sinh trưởng

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA BỘT LÔNG VŨ THỦY PHÂN TRONG KHẨU PHẦN TỚI SỨC SẢN XUẤT THỊT CỦA GÀ LƯƠNG PHƯỢNG NUÔI TẠI VIỆN CHĂN NUÔI (Trang 52 - 56)