Kết luận chươn g

Một phần của tài liệu Chẩn đoán vết nứt trong kết cấu hệ thanh bằng phương pháp biến đổi wavelet dạng dao động riêng (Trang 55 - 56)

C. Thu gọn dữ liệu

1.7.Kết luận chươn g

Trong chương 1, tác giả đã trình bày:

1. Tổng quan về bài toán chẩn đoán kỹ thuật công trình: mục đích, nội dung, quy trình chung và các phương pháp giải bài toán chẩn đoán kỹ thuật công trình. Trong đó, phương pháp chẩn đoán động được phát triển rất mạnh trên thế giới do có ưu điểm là chi phí thấp và dễ dàng đo được các đặc trưng động lực trên nhiều loại công trình. Đặc biệt, từ những năm 1990, người ta bắt đầu áp dụng một số phương pháp mới và hiện đại như phương pháp phân tích wavelet, thuật toán di truyền,... vào bài toán chẩn đoán kỹ thuật công trình cho các kết cấu hệ thanh đơn giản như dầm công xôn, dầm đơn giản,....

2. Cho đến nay, các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm về chẩn đoán hay nhận dạng vết nứt đối với kết cấu hệ thanh tập trung chủ yếu là kết cấu dầm đơn giản sử dụng các kết quả giải tích, mới chỉ có số ít tác giả đã thực hiện nghiên cứu về kết cấu hệ thanh phẳng sử dụng mô hình phần tử hữu hạn thông thường.

3. Để góp phần giải quyết các vấn đề đặt ra, luận án đặt mục tiêu nghiên cứu xây dựng hàm dạng và dạng dao động riêng của kết cấu hệ thanh có nhiều vết nứt theo phương pháp độ cứng động lực, từ đó kết hợp với hai thuật toán phân tích wavelet dừng (SWT) và thuật toán di truyền (GA) để xác định các tham số vết nứt trong các kết cấu hệ thanh phẳng và không gian có nhiều vết nứt. Ngoài ra, tác giả cũng tiến hành thí nghiệm trên mô hình khung phẳng đơn giản nhằm kiểm chứng các kết quả lý thuyết đạt được trong luận án.

4. Ngoài ra, trong chương này tác giả cũng trình bày tổng quan về các vấn đề liên quan như phương pháp độ cứng động lực, các mô hình vết nứt trong phân tích động lực học kết cấu hệ thanh.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Chẩn đoán vết nứt trong kết cấu hệ thanh bằng phương pháp biến đổi wavelet dạng dao động riêng (Trang 55 - 56)