KẾT LUẬN CHUNG A Những kết quả mới chủ yếu đạt được trong luận án

Một phần của tài liệu Chẩn đoán vết nứt trong kết cấu hệ thanh bằng phương pháp biến đổi wavelet dạng dao động riêng (Trang 159 - 160)

C. Thu gọn dữ liệu

KẾT LUẬN CHUNG A Những kết quả mới chủ yếu đạt được trong luận án

A. Những kết quả mới chủ yếu đạt được trong luận án

1. Xây dựng được biểu thức hàm dạng dao động của phần tử thanh thẳng có nhiều vết nứt chịu kéo nén, xoắn và uốn trong không gian dựa trên mô hình lò xo của vết nứt, phương pháp độ cứng động lực kết hợp với phương pháp ma trận chuyển. Biểu thức hàm dạng nhận được là cơ sở để xác định các dạng dao động riêng và chuyển vị cưỡng bức của kết cấu khi chịu tải trọng động. Trong khi hiện nay chỉ có hoặc mô hình độ cứng động lực cho dầm có một vết nứt hoặc mô hình phần tử hữu hạn thông thường cho dầm có nhiều vết nứt. Khi không có vết nứt, các hàm dạng này trùng với các hàm dạng của thanh nguyên vẹn đã được tác giả khác công bố.

2. Xây dựng được một chương trình phân tích sự thay đổi các dạng dao động riêng của kết cấu hệ thanh không gian có nhiều vết nứt khi các tham số về số lượng, vị trí và độ sâu vết nứt thay đổi. Những kết quả phân tích này là mới và tin cậy. 3. Xây dựng được phương pháp xác định vết nứt trong các kết cấu dầm đơn giản,

dầm liên tục, hệ thanh phẳng, hệ thanh không gian dựa trên các số liệu đo đạc

về dạng dao động riêng. Phương pháp này gồm hai bước chính:

a) Bước 1: Xác định vị trí và số lượng vết nứt bằng biến đổi wavelet dừng đối với các dạng dao động riêng.

b) Bước 2: Xác định độ sâu các vết nứt trên cơ sở giải bài toán ngược bằng thuật toán di truyền với hàm mục tiêu là sai số giữa hệ số wavelet chi tiết

tính toán được với hệ số wavelet chi tiết đo đạc được là bé nhất.

Đây là các kết quả mới về việc xác định các tham số của vết nứt trong các kết

cấu hệ thanh phẳng, không gian có nhiều vết nứt khi có các số liệu đo đạc dạng

dao động riêng. Mặc dù bị hạn chế bởi việc phải đo ở nhiều điểm khác nhau, nhưng kết quả này mở ra một khả năng chẩn đoán vết nứt của kết cấu công trình. 4. Đã tiến hành thí nghiệm kiểm chứng trên một khung phẳng tại Phòng Thí nghiệm Động lực học công trình, Viện Cơ học. Kết quả đo đạc cho thấy tần số

riêng, dạng dao động riêng giống như với kết quả tính toán lý thuyết. Đồng thời, vị trí vết nứt được xác định bằng phân tích wavelet dừng đối với dạng dao động riêng đo đạc thứ nhất và thứ hai là trùng khớp với vị trí vết nứt thực tế được tạo ra trên mẫu thí nghiệm. Hơn nữa, độ sâu vết nứt được xác định bằng thuật toán di truyền cho kết quả khá phù hợp so với độ sâu vết nứt thực tế tạo ra trên mẫu thí nghiệm.

Một phần của tài liệu Chẩn đoán vết nứt trong kết cấu hệ thanh bằng phương pháp biến đổi wavelet dạng dao động riêng (Trang 159 - 160)