Xác định vị thế của sản phẩm Augmentin trên thị trƣờng

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động định vị thị trường đối với các sản phẩm augmentin của công ty glaxosmithkline tại khu vực hà nội giai đoạn 2011 - 2013 (Trang 53 - 55)

- Hệ thống các văn bản pháp luật về lĩnh vực

3.1.3. Xác định vị thế của sản phẩm Augmentin trên thị trƣờng

Lập sơ đồ định vị qua hai trục giá cả và đề kháng qua các nghiên cứu của Công ty.

Hình 3.4: Sơ đồ định vị một số sản phẩm kháng sinh trên thị trường

Từ sơ đồ định vị trên 2 trục giá cả và tình hình đề kháng hiện nay, ta có thể dễ dàng thấy rằng nên chọn một sản phẩm mà chi phí điều trị/ngày thấp và đề kháng thấp. Nghĩa là sản phẩm nào càng gần trục số 0 thì càng tốt. Sản

phẩm Augmentin đáp ứng được hai điều trên. Điều này củng cố thêm địa vị vững chắc của sản phẩm trên thị trường kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn hô hấp.

Tuy nhiên, năm 06/08/2008 Cục quản lý Dược đã phát hiện trên thị trường một số loại thuốc không rõ nguồn gốc trong đó có Augmen- tin1g/200mg với số đăng ký VN – 8614 – 04. Tuy nhiên tình trạng này mới chỉ xuất hiện một thời gian ngắn và nhanh chóng bị dập tắt. Tiếp theo đó tháng 5/2011 hai loại kháng sinh Augmentin dạng siro trẻ em là 457mg/5ml sản xuất tại Anh và 156mg/5ml sản xuất tại Pháp mà Đài Loan và Hồng Kông yêu cầu thu hồi do bị nhiễm chất làm dẻo bị thôi nhiễm từ bao bì quá giới hạn cho phép. Tuy tại Việt Nam thì hàm lượng 156mg/5ml chưa được cấp số đăng ký lưu hành trên thị trường và loại còn lại thì số đăng ký đã hết hiệu lực, lô thuốc cuối cùng nhập vào Việt Nam năm 2008 và hạn dùng 18 tháng nên cho đến hiện tại thì không còn thuốc lưu hành trên thị trường. Hai tháng sau, Hong Kong lại tiếp tục yêu cầu GSK thu hồi sản phẩm viên nén Augmentin 375mg vì nhiễm hóa chất làm dẻo tuy các chất này được phát hiện không gây hại cấp tính nếu được dùng theo liều khuyến cáo. Tại Việt Nam thì số đăng ký viên nén 375mg đã hết hạn từ năm 2001 và Công ty không tiếp tục đăng ký lại, nhập khẩu và phân phối tại thị trường Việt Nam. Để đảm bảo an toàn cho người sử dụng, Viện kiểm nghiệm thuốc trung ương và Hồ Chí Minh tiến hành lấy mẫu và kiểm nghiệm các loại thuốc Augmentin được lưu hành trên thị trường. Cho đến nay thì vẫn chưa thấy một sản phẩm Augmentin nào bị nhiễm chất phụ gia nói trên. Mặc dù vậy điều này cũng gây hoang mang và khiến cho niềm tin vào sản phẩm của khách hàng giảm sút nghiêm trọng.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động định vị thị trường đối với các sản phẩm augmentin của công ty glaxosmithkline tại khu vực hà nội giai đoạn 2011 - 2013 (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)