KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.Kết luận

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động định vị thị trường đối với các sản phẩm augmentin của công ty glaxosmithkline tại khu vực hà nội giai đoạn 2011 - 2013 (Trang 79 - 81)

- Hệ thống các văn bản pháp luật về lĩnh vực

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.Kết luận

4. Kết luận

Luận văn đã phân tích được các bước định vị nhằm khẳng định vị trí của sản phẩm Augmentin trên thị trường mục tiêu và đã đạt được những kết quả sau:

 Về thị trường, khách hàng và vị thế của công ty so với một số sản phẩm cạnh tranh.

 Thị trường mục tiêu theo các yếu tố địa lý, tâm lý, nhân khẩu học… Việc xác định thị trường mục tiêu hoàn toàn hợp lý tuy nhiên công ty chưa khai thác được hoàn toàn thị trường thuốc kê đơn khi thuốc bán ở các nhà thuốc chiếm hơn 60% doanh số toàn thị trường Hà Nội.

 Khách hàng mục tiêu: Là các BS chuyên khoa Hô hấp, Nhi, Nội tổng quát, Tai – Mũi – Họng… và là bệnh nhân mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp như viêm phế quản, viêm họng, viêm tai giữa…

 Đối thủ cạnh tranh: Đối thủ cạnh tranh chính của Augmentin ngoài các sản phẩm generic có cùng hoạt chất còn là Zithromax, Klacid. Ngoài ra đối với sản phẩm Augmentin SR thì còn là Avelox với nhấn mạnh: hiệu quả tương đương nhưng an toàn hơn.

 Vị thế của sản phẩm Augmentin: Lập sơ đồ định vị qua 2 trục giá cả và mức độ đề kháng kháng sinh.

 Về hoạt động Marketing mix để định vị sản phẩm trên thị trường mục tiêu  Chiến lược định vị là cạnh tranh trực tiếp với các sản phẩm có sẵn và chiến lược tái định vị bằng sản phẩm Augmentin SR để khẳng định lại vị thế của sản phẩm trên thị trường thuốc kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn hô hấp.

 Hoạt động Marketing mix: Chính sách giá, chính sách sản phẩm, chính sách phân phối và chính sách xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh.

5. Kiến nghị

Đối với Công ty GSK:

- Cần nghiên cứu kỹ hơn nữa đối với đối thủ canh tranh là quinolone, các nghiên cứu so sánh trực tiếp, gián tiếp đối với sản phẩm Augmentin ra sao.

- Cần nhấn mạnh về chất lượng của sản phẩm đã được lưu hành trên thị trường hơn 30 năm và về giá cả thì nếu tính trên một đợt điều trị thì hoàn toàn là hợp lý hơn các đối thủ cạnh tranh khác.

- Từ năm 2011 – 2013 nhiều vụ bê bối liên quan đến thương hiệu sản phẩm Augmentin dạng hỗn dịch nhiễm phụ gia làm dẻo (từ bao bì) bị yêu cầu thu hồi ở một số nước, làm ảnh hưởng mạnh mẽ đến hình ảnh Công ty trong tâm trí khách hàng do đó công ty cần có những giải thích rộng rãi đến khách hàng trong các buổi hội thảo, chuyên đề và sinh hoạt khoa học rằng hoạt chất đó không có mặt ở Việt Nam và sẽ có nghiên cứu thay đổi bao bì để củng cố hình ảnh sản phẩm trong tâm trí khách hàng mục tiêu. - Cần xem xét lại mức giá Augmentin ở Việt Nam không cao hơn ở các

nước khác quá nhiều để hạn chế sản phẩm Augmentin song song lưu hành, thuận tiện trong quá trình kiểm soát chất lượng sản phẩm.

Đối với các doanh nghiệp Dược trong và ngoài nước

- Cần nghiên cứu kỹ về chiến lược định vị sản phẩm của công ty GSK để từ đó áp dụng các chiến lược này cho các sản phẩm khác.

- Các Công ty cạnh tranh cần thấy được điểm hạn chế trong chiến lược định vị của đối thủ để nâng cao doanh số sản phẩm của mình.

PHỤ LỤC 1

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động định vị thị trường đối với các sản phẩm augmentin của công ty glaxosmithkline tại khu vực hà nội giai đoạn 2011 - 2013 (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)