Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng
-Hiện nay, công ty đang áp dụng phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ cho tất cả các mặt hàng mà công ty đang kinh doanh. Theo phương pháp này, số thuế GTGT phải nộp trong kỳ được xác định như sau:
Số thuế giá trị gia
tăng phải nộp = Thuế GTGT đầu ra - Thuế GTGT đầu vào
Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho:
-Đánh giá hàng tồn kho: hàng tồn được tính theo giá mua ghi trên hoá đơn của người bán và các chi phí khác có liên quan.
-Giá xuất hàng tồn kho theo phương pháp thực tế đích danh
-Giá trị hàng tồn kho cuối kỳ được xác định theo hình thức kê khai thường xuyên.
Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao TSCĐ:
-Khấu hao TSCĐ được tính theo phương pháp đường thẳng.
-Thời gian khấu hao áp dụng theo thời gian quy định theo thông tư cập nhật là TT 203/2009 trích khấu hao TSCĐ. Thông tư hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định của Bộ Tài Chính.
*Nguyên tắc ghi nhận chí phí phải trả:
Chi phí phải trả được ghi nhận ngay vào kết quả kinh doanh trong kỳ khi chi phí đó không đem lại lợi ích kinh tế trong các kỳ sau.
Nguyên tắc ghi nhận doanh thu:
Công ty đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phâm hoặc hàng hoá cho người mua.
Công ty không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hoá như người sở hữu hàng hoá hoặc quyền kiểm soát hàng hoá.
Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn.
Công ty đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng. Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.
Danh mục chứng từ sử dụng tại công ty như sau: Thuế GTGT
- Phiếu thu
- Phiếu chi
- Hóa đơn giá trị gia tăng
- Phiếu xuất kho, phiếu nhập kho
- Giây báo nợ, giấy báo có
- Đơn đặt hàng
- Bảng thanh toán tiền lương và trích theo lương
Hình thức kế toán Nhật ký chung gồm các loại sổ chủ yếu như sau:
- Sổ Nhật ký chung.
- Sổ cái.
- Sổ quỹ tiền mặt.