4.2.1 Phân tích tình hình doanh thu của công ty
Qua bảng 4.1: tình hình doanh thu qua ba năm 2011– 2013, ta thấy được cơ cấu doanh thu của công ty bao gồm: doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác. Trong đó, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ luôn chiếm tỷ trọng cao, chiếm tỷ trọng trên 99% trong tổng doanh thu, doanh thu tài chính và thu nhập khác chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong sự thay đổi của tổng doanh thu. Nguyên nhân là do nguồn thu nhập chính của công ty phần lớn là từ việc bán hàng còn doanh thu tài chính chủ yếu là thu nhập từ lãi tiền gửi ngân hàng.
Giai đoạn 2011 - 2012 tổng doanh thu giảm 15,74%, trong đó doanh thu thuần giảm nhiều nhất, doanh thu thuần giảm 1.938.608.342 đồng, tương ứng tỷ lệ giảm 15,28%, nguyên nhân là do năm 2012 kinh tế nước ta tiếp tục bị ảnh hưởng của sự bất ổn kinh tế thế giới, trong nước thị trường tiêu thụ hàng hóa bị thu hẹp, sức mua trong dân giảm người tiêu dùng có tâm lý dè dặt, xu hướng tiết kiệm chi tiêu, đầu tư và tiêu dùng cũng chịu ảnh hưởng của chính
sách tiền tệ, tài khóa chặt chẽ để kiềm chế lạm phát và ổn đinh kinh tế vĩ mô. Bên cạnh đó công ty không phải là công ty độc quyền về cơ điện lạnh ở khu vực Cần Thơ, công ty còn chịu sự cạnh tranh của các đơn vị kinh doanh cùng ngành như Siêu thị điện máy Nguyễn Kim chi nhánh Cần Thơ, Công ty TNHH cơ điện lạnh Trần Vinh và các doanh nghiệp tư nhân. Doanh thu tài chính chủ yếu là lãi tiền gửi ngân hàng, do hoạt động kinh doanh của công ty năm 2012 khó khăn, việc đầu tư cũng mang nhiều rủi ro nên công ty không mạo hiểm mà chọn giải pháp an toàn là gửi ngân hàng, do đó doanh thu tài chính năm 2012 tăng 1.336.740 đồng so với năm 2011. Thu nhập khác giai đoạn này tăng 8.101.356 đồng, chủ yếu là thu nhập từ bán phế liệu không cần thiết như thiết bị bị lỗi không tái sử dụng được, thanh lý tài sản, đối tác vi phạm hợp đồng.
Giai đoạn 2012 - 2013 tổng doanh thu tăng 979.067.715 đồng, tăng nhiều nhất là doanh thu thuần và thu nhập khác. Thu nhập khác tăng nhẹ, tăng 12,34%, chủ yếu là do đối tác vi phạm hợp đồng và thanh lý tài sản. Kinh tế năm 2013 vẫn còn khó khăn nhưng công ty đã cố gắng, tích cực trong việc tìm kiếm khách hàng, mở rộng thị trường nên doanh thu thuần tăng 9,48%, tương ứng số tiền tăng 978.407.953 đồng. Bên cạnh đó doanh thu tăng do chiến lược tăng trưởng doanh số mang lại hiệu quả, chiến lược đã tính đến nhu cầu, sự thỏa mãn, tính nhạy cảm với giá và các lựa chọn của khách hàng, và một phần do ảnh hưởng của thiên nhiên, nước ta nằm trong vùng nhiệt đới nhiệt độ tăng dần từ Bắc vào Nam và ở các thành thị có nhiệt độ trung bình cao hơn. Do nhiệt độ tương đối nóng nên nhu cầu về điều hòa không khí, làm mát là rất lớn nhất là các nhà máy, công xưởng, các trung tâm thương mại,..Doanh thu hoạt động tài chính giai đoạn này giảm 12,41% chủ yếu là do ảnh hưởng của lãi suất tiền gửi giảm.
Bảng 4.1: Tình hình doanh thu qua ba năm 2011 – 2013 ĐVT: đồng Chỉ tiêu Năm Tỷ trọng (%) Chênh lệch 2012 – 2011 Chênh lệch 2013 - 2012 2011 2012 2013 2011 2012 2013 Số tiền % Số tiền % Doanh thu thuần 12.257.338.831 10.318.730.489 11.297.138.442 99,99 99,9 99,9 (1.938.608.342) (15,28) 978.407.953 9,48 Doanh thu HĐTC 1.404.153 2.740.893 2.400.805 0,01 0,03 0,02 1.336.740 95,2 (340.088) (12,41) Thu nhập khác - 8.101.356 9.101.206 - 0,07 0,08 8.101.356 - 999.850 12,34 Tổng doanh thu 12.258.742.984 10.329.572.738 11.308.640.453 100 100 100 (1.929.170.246) (15,74) 979.067.715 9,48
Qua bảng 4.2 cho thấy tổng doanh thu sáu tháng đầu năm 2014 tăng so với cùng kỳ năm trước. Giữ vai trò chủ đạo trong việc tổng doanh thu tăng là doanh thu thuần vì đây là hoạt động chính của công ty, doanh thu thuần luôn chiếm tỷ trọng trên 90% trong tổng doanh thu. Doanh thu thuần giai đoạn này tăng là do công ty có chiến lược kinh doanh hợp lý, nâng cao chất lượng công tác bán hàng như giao tiếp nhã nhặn, tận tình giúp đỡ và tư vấn cho khách hàng cách sử dụng hàng do công ty cung cấp. Bên cạnh đó, thời gian gần đây do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nhiệt độ tăng khiến sức mua các mặt hàng giải nhiệt cũng như cung cấp dịch vụ điện lạnh tăng. Doanh thu tài chính và thu nhập khác chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng doanh thu. Doanh thu hoạt động tài chính tăng 269.914 đồng. Thu nhập khác giai đoạn này giảm 100% do công ty không phát sinh các khoản chi phí khác như chi phí thanh lý, nhượng bán tài sản, vi phạm hơp đồng. Trong giai đoạn này công ty đã vận dụng tốt những thuận lợi, chiến lược kinh doanh có hiệu quả từ năm 2013 để đưa doanh thu thuần sáu tháng đầu năm 2014 tăng, công ty nên duy trì và tích cực hơn trong khâu tiêu thụ hàng hóa để tổng doanh thu tiếp tục tăng trong sáu tháng cuối năm và những năm tiếp theo.
Bảng 4.2: Tình hình doanh thu sáu tháng đầu năm 2013, 2014
ĐVT: đồng
Chỉ tiêu Giá trị 6 tháng đầu năm Tỷ trọng % Chênh lệch
2013 2014 2013 2014 Số tiền %
Doanh thu thuần 5.648.819.220 6.002.483.351 99,86 99,98 353.664.131 6,26
Doanh thu
HĐTC 1.101.453 1.371.367 0,02 0,02 269.914 24,51 Thu nhập khác 6.550.653 - 0,12 - (6.550.653) (100)
Tổng doanh thu 5.656.471.326 6.003.854.718 100 100 347.383.392 6,14
(Nguồn: Bảng BCKQHĐKD của Công ty cổ phần cơ điện lạnh Việt Nhật ) 4.2.2 Phân tích chi phí của công ty
Chi phí là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh trong một kỳ nhất định. Mọi thứ trong kinh doanh, một khoản mục, một chiến dịch, một nhân viên, một hoạt động đều gắn với một khoản chi phí. Phần lớn những thứ có một chi phí thì cũng có lợi ích đi kèm.Vì vậy việc quản lý tôt chi phí là vấn đề hết sức quan trọng mà mỗi doanh nghiệp đang cố gắng phấn đấu thực hiện.
Qua bảng 4.3 tình hình chi phí qua ba năm 2011- 2013 ta thấy cơ cấu chi phí của công ty bao gồm: giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý
doanh nghiệp, chi phí tài chính, chi phí khác. Giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng cơ cấu chi phí, giá vốn hàng bán luôn chiếm trên 70%. Chi phí quản lý kinh doanh chiếm tỷ trọng lần lượt là 22,91%, 19,38%, 18,14% qua ba năm 2011, 2012, 2013. Chi phí tài chính và chi phí khác chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu tổng chi phí nên ảnh hưởng của nó là không đáng kể.
Giai đoạn 2011 – 2012 tổng chi phí giảm 16,16%. Tổng chi phí giảm là do biến động các khoản mục chi phí bao gồm chi phí giá vốn hàng bán, chi phí quản lý kinh doanh, chi phí tài chính, chi phí khác. Khoản mục giá vốn hàng bán luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí, do đó sự biến động của nó ảnh hưởng rất lớn đến tổng chi phí của công ty. Giai đoạn 2011 – 2012 giá vốn giảm 1.083.454.772 đồng, tương ứng giảm 11,69%, giá vốn giai đoạn này giảm tương đương với mức giảm của doanh thu nên không có nghĩa là công ty tiết kiệm được chi phí mà nguyên nhân là công ty có mức hoạt động không hiệu quả, hàng hóa tiêu thụ giảm trong năm nay. Chi phí quản lý kinh doanh tuy chiếm tỷ trọng không phải là lớn nhất trong tổng chi phí nhưng sự thay đổi của nó cũng tạo ra ảnh hưởng đến tổng chi phí. Giai đoạn 2011 - 2012 chi phí quản lý kinh doanh giảm 29,07%. Chi phí quản lý kinh doanh gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, sự thay đổi của hai khoản mục này sẽ ảnh hưởng đến chi phí quản lý kinh doanh. Chi phí bán hàng giai đoạn này giảm 23,85% là do giai đoạn này kinh doanh gặp khó khăn, lượng hàng hóa tiêu thụ có xu hướng giảm nên chi phí phục vụ bán hàng như chi phí vận chuyển, bốc dở,.. giảm. Chi phí quản lý doanh nghiệp giai đoạn này cũng giảm 29,52%. Trong giai đoạn kinh tế khó khăn cụ thể là sự trượt dốc của doanh số thì cắt giảm chi phí là cần thiết, công ty đang cố gắng kiện toàn bộ máy quản lý nên thực hành tiết kiệm chi phí, công ty đóng băng việc tuyển nhân công bằng cách không tuyển thêm nhân viên mới hoặc chỉ thay thế những người đã bỏ việc, cắt giảm chi phí đi lại và vui chơi giải trí, thiết bị mới. Chi phí tài chính giảm, năm 2012 giảm 88.292.298 đồng so với năm 2011. Chi phí khác tuy chiếm tỷ trọng tuy nhỏ trong tổng chi phí nhưng vẫn ảnh hưởng đến lợi nhuận công ty, chi phí khác giai đoạn 2011 – 2012 tăng 2.728.510 đồng là do công ty chi phục vụ cho việc sửa chữa, thanh lý tài sản, vi phạm hợp đồng.
Giai đoạn 2012 - 2013 tổng chi phí tăng 9,02%. Tổng chi phí tăng do ảnh hưởng của các khoản mục như: giá vốn hàng bán, chi phí quản lý kinh doanh, chi phí hoạt động tài chính và chi phí khác. Giá vốn giai đoạn này tăng 11,08% là do hoạt động kinh doanh của công ty trong giai đoạn này đã được cải thiện, lượng hàng hóa tiêu thụ tăng nên giá vốn cũng sẽ tăng theo và một phần do ảnh hưởng của chi phí vận chuyển hàng hóa mua vào, đây là khoản thường xuyên biến động theo giá xăng mà góp phần làm cho giá vốn tăng.
Theo bài viết trên trang dantri.com số ra vào thứ 2 ngày 23/12/2013 của Bích Diệp có đề cập đến nhận xét của ông Nguyễn Đức Thắng “Vụ trưởng vụ thống kê cho biết cả năm 2013 giá xăng được điều chỉnh 4 đợt tăng, 6 đợt giảm nhưng nhìn chung vẫn theo điệp khúc giảm ít tăng nhiều, giá xăng cả năm tăng 2,18%”. Giai đoạn 2012 – 2013 chi phí quản lý kinh doanh tăng 2,01%, chủ yếu là do khoản mục chi phí bán hàng giai đoạn này tăng trong khi chi phí quản lý doanh nghiệp giảm. Chi phí bán hàng giai đoạn này tăng 62.085.625 đồng do hoạt động kinh doanh có hiệu quả, lượng hàng hóa tiêu thụ tăng vì vậy các chi phí phục vụ bán hàng như chi phí vận chuyển, bốc dở,..tăng. Chi phí quản lý doanh nghiệp giai đoạn này giảm 22.189.775 đồng, công ty không ngừng tổ chức bộ máy quản lý phù hợp với trình độ, năng lực của nhân viên nên hiệu quả làm việc nâng cao giảm được chi phí, đội ngũ nhân viên có ý thức tiết kiệm cao, các nhà lãnh đạo quản lý chặt chẽ, hạn chế tối thiểu các chi phí, tránh lãng phí, lựa chọn trả cho nhân viên phụ cấp đi đường thay vì sử dụng ô tô công sẽ giảm được chi phí bảo hiểm xe, bảo dưỡng, chi phí khác,…Chi phí hoạt động tài chính giảm 10.300.903 đồng so với năm 2012 là do kinh doanh hiệu quả, doanh thu tăng tạo điều kiện quay vòng vốn nhanh giảm được chi phí lãi vay do huy động vốn. Chi phí khác giảm 81,04% do các khoản chi phục vụ cho việc sửa chữa, thanh lý tài sản, vi phạm hợp đồng giảm.
Bảng 4.3: Tình hình chi phí qua ba năm 2011 – 2013
ĐVT: đồng
(Nguồn: Bảng BCKQHĐKD của Công ty cổ phần cơ điện lạnh Việt Nhật năm 2011, 2012, 2013)
Chỉ tiêu Năm Tỷ trọng (%) Chênh lệch 2012 – 2011 Chênh lệch 2013 – 2012 2011 2012 2013 2011 2012 2013 Số tiền % Số tiền % Giá vốn hàng bán 9.260.306.315 8.176.851.543 9.083.129.335 75,93 79,98 81,49 (1.083.454.772) (11,69) 906.277.792 11,08 Chi phí quản lý kinh doanh 2.793.803.135 1.981.770.365 2.021.666.215 22,91 19,38 18,14 (812.032.770) (29,07) 39.895.850 2,01 Chi phí bán hàng 223.974.984 170.562.195 232.647.820 1,84 1,67 2,09 (53.412.789) (23,85) 62.085.625 36,40 Chi phí QLDN 2.569.828.151 1.811.208.170 1.789.018.395 21,07 17,71 16,08 (758.619.981) (29,52) (22.189.775) (1,23) Chi phí HĐTC 139.664.223 51.371.925 41.071.022 1,15 0,5 0,37 (88.292.298) (63,22) (10.300.903) (20,05) Chi phí khác 1.513.941 4.242.451 804.500 0,01 0,04 0,01 2.728.510 180,22 (3.437.951) (81,04) Tổng chi phí 12.195.287.614 10.224.236.284 11.146.671.072 100 100 100 (1.971.051.330) (16,16) 922.434.788 9,02
Qua bảng 4.4 cho thấy tổng chi phí trong sáu tháng đầu năm 2014 tăng so với cùng kỳ năm trước. Tổng chi phí tuy có tăng 6,01% nhưng không hẳn là biểu hiện xấu bởi tổng chi phí bi ảnh hưởng của chi phí giá vốn, chi phí quản lý kinh doanh, chi phí tài chính và chi phí khác. Giá vốn luôn chiếm tỷ trọng hơn 80% trong tổng chi phí, giá vốn tăng 7,11% là do doanh thu bán hàng tăng, mặc dù tăng nhưng nó không làm tình hình xấu đi mà tăng theo hướng phát triển có lợi cho công ty. Trong sáu tháng đầu năm 2014 công ty không phát sinh chi phí khác. Chi phí quản lý kinh doanh tăng 2,81% là do chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Chi phí bán hàng tăng 14,6%, doanh số bán ra giai đoạn này tăng nên các chi phí phục vụ bán hàng cũng tăng theo. Chi phí quản lý doanh nghiệp tuy có tăng nhưng chỉ tăng nhẹ 0,48% để phục vụ hoạt động quản lý như văn phòng phẩm, điện, nước. Chi phí tài chính giảm 9,89%, đây là những biểu hiện khả quan về hiệu quả quản lý chi phí, công ty cần phát huy nhưng đảm bảo không ảnh hưởng đến sự phát triển lớn mạnh sau này của công ty.
Bảng 4.4: Tình hình chi phí sáu tháng đầu năm 2013, 2014
ĐVT: đồng
Chỉ tiêu Giá trị 6 tháng đầu năm Tỷ trọng % Chênh lệch
2013 2014 2013 2014 Số tiền % GVHB 4.585.927.269 4.911.963.157 82,30 83,84 326.035.888 7,11 Chi phí quản lý kinh doanh 950.401.525 977.063.339 17,06 16,54 26.661.814 2,81 Chi phí bán hàng 156.323.910 179.154.631 2,81 3,03 22.830.721 14,60 Chi phí QLDN 794.077.615 797.908.708 14,25 13,51 3.831.093 0,48 Chi phí HĐTC 19.585.511 17.648.324 0,35 0,30 (1.937.187) (9,89) Chi phí khác 16.071.232 - 0,29 - (16.071.232) (100) Tổng chi phí 5.571.985.537 5.906.674.820 100 100 334.689.283 6,01
(Nguồn: Bảng BCKQHĐKD của Công ty cổ phần cơ điện lạnh Việt Nhật)
4.2.3 Phân tích lợi nhuận của công ty
Lợi nhuận luôn là vấn đề mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng quan tâm, nó là yếu tố đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy cần phân tích chung tình hình lợi nhuận của công ty theo từng hoạt động để thấy rõ ảnh hưởng của từng lĩnh vực đến tổng lợi nhuận.
Qua bảng 4.5 cho thấy tổng lợi nhuận chịu ảnh hưởng của lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính và hoạt động khác.
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh giai đoạn 2011 – 2012 giảm 20,83% là do doanh thu thuần bán hàng trong giai đoạn này giảm. Sang năm 2013 lợi
nhuận từ hoạt động kinh doanh của công ty tăng 65.472.274 đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 40,89%, mặc dù giá vốn của hàng xuất bán và doanh thu giai đoạn đều tăng nhưng tốc độ chi phí thấp hơn doanh thu vì vậy đã làm lợi nhuận tăng. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tăng chứng tỏ mức độ chiếm lĩnh thị trường năm 2013 cao hơn 2012.
Lợi nhuận tài chính trong ba năm 2011 – 2013 luôn có giá trị âm, tuy nhiên mức độ lỗ giảm dần qua các năm. Năm 2012 lỗ từ hoạt động tài chính giảm 89.629.038 đồng so với năm 2011 do chi phí tài chính giảm mạnh đến 63,22%. Năm 2013 lỗ từ hoạt động tài chính tiếp tục giảm 20,48% so với 2012, mặc dù doanh thu tài chính giai đoạn này giảm do hạn chế tồn quỹ ngân hàng để đầu tư vào hoạt động kinh doanh nhưng tốc độ giảm chậm hơn chi phí tài chính nên lợi nhuận tài chính âm ít hơn.
Lợi nhuận từ hoạt động khác cũng mang giá trị âm liên tục qua ba năm như lợi nhuận từ hoạt động tài chính, nguyên nhân là do tốc độ tăng của thu nhập khác quá chậm so với tốc độ tăng của chi phí khác.
Nhìn chung kết quả kinh doanh của công ty qua ba năm tương đối tốt, tuy nhiên sự gia tăng này chưa đồng đều ở các khoản mục lợi nhuận chủ yếu là do hoạt động kinh doanh chính đem lại, công ty cần có biện pháp cải thiện lợi nhuận từ hoạt động tài chính và hoạt động khác để công ty hoạt động có hiệu quả.
Bảng 4.5: Tình hình lợi nhuận qua ba năm 2011 – 2013
ĐVT: đồng Chỉ tiêu Năm 2012- 2011 2013 – 2012