Phân tích lợi nhuận của công ty

Một phần của tài liệu kế toán xác định và phân tích kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần cơ điện lạnh việt nhật (Trang 69)

Lợi nhuận luôn là vấn đề mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng quan tâm, nó là yếu tố đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy cần phân tích chung tình hình lợi nhuận của công ty theo từng hoạt động để thấy rõ ảnh hưởng của từng lĩnh vực đến tổng lợi nhuận.

Qua bảng 4.5 cho thấy tổng lợi nhuận chịu ảnh hưởng của lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính và hoạt động khác.

Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh giai đoạn 2011 – 2012 giảm 20,83% là do doanh thu thuần bán hàng trong giai đoạn này giảm. Sang năm 2013 lợi

nhuận từ hoạt động kinh doanh của công ty tăng 65.472.274 đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 40,89%, mặc dù giá vốn của hàng xuất bán và doanh thu giai đoạn đều tăng nhưng tốc độ chi phí thấp hơn doanh thu vì vậy đã làm lợi nhuận tăng. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tăng chứng tỏ mức độ chiếm lĩnh thị trường năm 2013 cao hơn 2012.

Lợi nhuận tài chính trong ba năm 2011 – 2013 luôn có giá trị âm, tuy nhiên mức độ lỗ giảm dần qua các năm. Năm 2012 lỗ từ hoạt động tài chính giảm 89.629.038 đồng so với năm 2011 do chi phí tài chính giảm mạnh đến 63,22%. Năm 2013 lỗ từ hoạt động tài chính tiếp tục giảm 20,48% so với 2012, mặc dù doanh thu tài chính giai đoạn này giảm do hạn chế tồn quỹ ngân hàng để đầu tư vào hoạt động kinh doanh nhưng tốc độ giảm chậm hơn chi phí tài chính nên lợi nhuận tài chính âm ít hơn.

Lợi nhuận từ hoạt động khác cũng mang giá trị âm liên tục qua ba năm như lợi nhuận từ hoạt động tài chính, nguyên nhân là do tốc độ tăng của thu nhập khác quá chậm so với tốc độ tăng của chi phí khác.

Nhìn chung kết quả kinh doanh của công ty qua ba năm tương đối tốt, tuy nhiên sự gia tăng này chưa đồng đều ở các khoản mục lợi nhuận chủ yếu là do hoạt động kinh doanh chính đem lại, công ty cần có biện pháp cải thiện lợi nhuận từ hoạt động tài chính và hoạt động khác để công ty hoạt động có hiệu quả.

Bảng 4.5: Tình hình lợi nhuận qua ba năm 2011 – 2013

ĐVT: đồng Chỉ tiêu Năm 2012- 2011 2013 – 2012 2011 2012 2013 Số tiền % Số tiền % Lợi nhuận HĐKD 203.229.381 160.108.581 225.580.855 (42.120.800) (20,83) 65.472.274 40,89 Lợi nhuận HĐTC (138.260.070) (48.631.032) (38.670.217) (89.629.038) (64,83) (9.960.815) (20,48) Lợi nhuận khác (1.513.941) (6.141.095) (24.941.257) (4.627.154) 305,64 (18.800.162) 306,14 Tổng lợi nhuận 62.455.370 105.336.454 161.969.381 42.881.084 68,66 56.632.927 53,76

(Nguồn:Bảng BCKQHĐKD của Công ty cổ phần cơ điện lạnh Việt Nhật năm 2011, 2012, 2013)

Qua bảng 4.6 cho thấy tổng lợi nhuận của công ty sáu tháng đầu năm 2014 tăng so với cùng kỳ năm trước 15,03%, đây là biểu hiện khả quan chứng tỏ công ty kinh doanh tốt và khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường là

không nhỏ. Tổng lợi nhuận bao gồm các khoản mục lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, lợi nhuận từ hoạt động tài chính, lợi nhuận khác. Do hoạt động kinh doanh sáu tháng đầu năm có hiệu quả nên lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tăng 968.443 đồng. Bên cạnh đó, khoản lỗ từ hoạt động khác giảm 9.520.579 đồng, khoản lỗ từ hoạt động tài chính giai đoạn này đã giảm 11,94% tuy không ảnh hưởng nhiều đến tổng lợi nhuận nhưng cũng góp phần giảm gánh nặng cho công ty trong mục đích tăng tổng lợi nhuận.

Bảng 4.6: Tình hình lợi nhuận sáu tháng đầu năm 2013, 2014

ĐVT: đồng

Chỉ tiêu Giá trị 6 tháng đầu năm Chênh lệch

2013 2014 Số tiền %

Lợi nhuận HĐKD 112.490.426 113.458.869 968.443 0.86

Lợi nhuận HĐTC (18.484.058) (16.276.957) 2.207.101 (11.94)

Lợi nhuận khác (9.520.579) - (9.520.579) (100)

Tổng lợi nhuận 84.485.789 97.181.912 12.696.123 15.03

(Nguồn: Bảng BCKQHĐKD của Công ty cổ phần cơ điện lạnh Việt Nhật)

4.2.4 Phân tích một số chỉ tiêu tài chính đánh giá kết quả kinh doanh

4.2.4.1 Các tỷ số về năng lực hoạt động

Bảng 4.7: Các tỷ số về năng lực hoạt động qua ba năm 2011 – 2013

Chỉ tiêu ĐVT Năm

2011 2012 2013

1. Doanh thu thuần Đồng 12.257.338.831 10.318.730.489 11.297.138.442

2. Giá vốn hàng bán Đồng 9.260.306.315 8.176.851.543 9.083.129.335

3. Khoản phải thu bình

quân Đồng 598.578.929 873.853.040 685.427.269 4. Hàng tồn kho bình quân Đồng 5.496.215.985 5.989.640.154 6.092.713.634 5. Tổng TSNH bình quân Đồng 7.857.561.661 7.992.477.767 8.002.285.043 6. Tổng tài sản bình quân Đồng 8.872.190.453 9.016.255.662 9.802.927.211 7. Vòng quay tổng tài sản (1) / (6) Vòng 1,38 1,14 1,17 8.Vòng quay TSNH (1) / (5) Vòng 1,56 1,29 1,41 9. Vòng quay KPT (1) / (3) Vòng 20,48 11,81 16,48

10. Kỳ thu tiền bình quân

365 / (9) Ngày 18 30 22

11. Vòng quay HTK

(2) / (4) Vòng 1,68 1,37 1,49

(Nguồn:Bảng CĐKT và BCKQHĐKD của Công ty cổ phần cơ điện lạnh Việt Nhật năm 2011, 2012, 2013)

Vòng quay tổng tài sản: Công việc của ban điều hành là sử dụng tài sản của công ty để tạo ra tiền. Vì thế, tài sản phải tạo ra doanh số và lợi nhuận. Hệ

số vòng quay tài sản đo lường hiệu quả quản lý trong việc sử dụng tài sản để tạo ra doanh số. Qua bảng 4.7 ta thấy vòng quay tổng tài sản có sự biến động tăng, giảm qua các năm. Năm 2011 là 1,38 vòng sang năm 2012 giảm xuống còn 1,14 vòng, cho thấy tài sản vận động chậm, tuy nhiên đây không phải là nhân tố duy nhất làm cho doanh thu giảm vì đặc điểm ngành kinh doanh của công ty còn bị tác động bởi thị trường, xu hướng tiêu dùng,.. Năm 2013 vòng quay tài sản tăng so với năm 2012, đạt 1,17 vòng, điều này chứng tỏ tài sản vận động nhanh góp phần tăng doanh thu và là điều kiện nâng cao lợi nhuận cho công ty.

Vòng quay tài sản ngắn hạn: Vòng quay tài sản ngắn hạn năm 2011 là 1,56 vòng, năm 2012 giảm xuống còn 1,29 vòng cho thấy 1 đồng tài sản lưu động năm nay mang lại doanh thu ít hơn 1 đồng tài sản ngắn hạn năm trước. Năm 2013 vòng quay tài sản ngắn hạn đạt 1,41 vòng tăng hơn so với năm 2012, cho thấy tài sản ngắn hạn được sử dụng có hiệu quả mang lại doanh thu cao hơn.

Vòng quay khoản phải thu và kỳ thu tiền bình quân: qua bảng 4.7 cho thấy vòng quay khoản phải thu có sự biến động tăng, giảm qua các năm. Năm 2011 là 20,48 vòng, năm 2012 là 11,81 vòng, năm 2013 là 16,48 vòng. Kỳ thu tiền qua ba năm 2011, 2012, 2013 lần lượt là 18 ngày, 30 ngày, 22 ngày. Năm 2012 có tốc độ thu hồi nợ giảm so với năm 2011 do kinh tế nước ta trong giai đoạn này khó khăn nên các công ty đối tác cũng gặp trở ngại trong việc thanh toán nợ và do công ty cũng sử dụng công cụ này để tăng tính cạnh tranh nhằm cải thiện kết quả kinh doanh ở những giai đoạn tiếp theo. Năm 2013 vòng quay khoản phải thu đạt 16,48 vòng, kỳ thu tiền bình quân là 22 ngày, tốc độ thu hồi nợ tăng nhanh hơn so với năm 2012 cho thấy chính sách thu hồi nợ của công ty khá tốt, công ty thu hồi tiền hàng kịp thời ít bị chiếm dụng vốn mà không ảnh hưởng tính cạnh tranh và những mối quan hệ hợp tác trong kinh doanh.

Vòng quay hàng tồn kho: qua bảng 4.7 cho thấy vòng quay hàng tồn kho năm 2012 giảm xuống còn 1,37 vòng so với năm 2011, công ty nên có giải pháp để tăng tốc độ luân chuyển hàng tồn kho nhằm góp phần giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh . Năm 2013 vòng quay hàng tồn kho tăng so với năm 2012 đạt 1,49 vòng thể hiện công ty đang cố gắng tăng hiệu quả sử dụng vốn mà còn cho thấy tình hình thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty đang thuận lợi, điều này cũng chứng tỏ hoạt động quản lý dự trữ của doanh nghiệp khá hiệu quả và hợp lý, hiệu quả kinh doanh của công ty được khắc phục và có chiều hướng tích cực. Tuy nhiên nếu vòng quay quá cao thì cũng không tốt, vì

như vậy lượng hàng dữ trữ trong kho không nhiều, nếu nhu cầu thị trường tăng đột ngột thì có thể bị mất khách hàng và bị đối thủ cạnh tranh giành thị phần. Bảng 4.8: Các tỷ số về năng lực hoạt động sáu tháng đầu năm 2013, 2014

Chỉ tiêu ĐVT Giá trị sáu tháng năm

2013 2014

1. Doanh thu thuần Đồng 5.648.819.220 6.002.483.351

2. Giá vốn hàng bán Đồng 4.585.927.269 4.911.963.157

3. Khoản phải thu bình quân Đồng 417.703.872 465.513.507

4. Hàng tồn kho bình quân Đồng 3.001.214.613 3.209.170.835 5. Tổng TSNH bình quân Đồng 4.996.014.638 5.767.074.765 6. Tổng tài sản bình quân Đồng 5.930.526.947 6.523.251.108 7. Vòng quay tổng tài sản (1) / (6) Vòng 0,83 0,92 8. Vòng quay TSNH (1) / (5) Vòng 0,98 1,04

9. Vòng quay khoản phải thu

(1) / (3) Vòng 11,74 12,89

10. Kỳ thu tiền bình quân 180

/ (9) Ngày 15 14

11. Vòng quay hàng tồn kho

(2) / (4) Vòng 1,28 1,63

(Nguồn: Bảng CĐKT và BCKQHĐKD của Công ty cổ phần cơ điện lạnh Việt Nhật)

Vòng quay tổng tài sản: qua bảng 4.8 cho thấy vòng quay tổng tài sản sáu tháng đầu năm 2014 tăng so với cùng kỳ năm trước đạt 0,92 vòng, nghĩa là 1 đồng tài sản kỳ này mang lại doanh thu cao hơn kỳ trước, điều này cũng cho thấy công ty đã cố gắng để tài sản vận động để đẩy mạnh tăng doanh thu.

Vòng quay tài sản ngắn hạn đạt 1,04 vòng trong sáu tháng đầu năm 2014 trong khi cùng kỳ năm trước đạt 0,98 vòng được thể hiện trong bảng 4.8, nghĩa là 1 đồng tài sản ngắn hạn đem lại doanh thu tăng qua hai kỳ so sánh. Công ty sử dụng tài sản lưu động có hiệu quả hơn tổng tài sản vì 1 đồng tài sản ngắn hạn mang lại doanh thu nhiều hơn.

Vòng quay khoản phải thu: qua bảng 4.8 cho thấy sáu tháng đầu năm 2013 có vòng quay khoản phải thu là 11,74 vòng, sáu tháng đầu năm 2014 vòng quay này tăng lên đạt 12,89 vòng. Vòng quay tăng chứng tỏ công ty thu hồi nợ tốt, vốn của công ty sẽ không bị chiếm dụng. Nhưng nếu không khống chế ở mức hợp lý sẽ làm ảnh hưởng đến công ty vì nếu vòng quay quá thấp thì các khoản phải thu có thể chậm thu hoặc không thu được, số tiền mà lẽ ra có thể sử dụng để trả các khoản nợ hoặc đầu tư và ngược lại nếu vòng quay quá

cao thì sẽ ảnh hưởng tính cạnh tranh của công ty do phương thức thanh toán quá cứng nhắc.

Vòng quay hàng tồn kho: qua bảng 4.8 cho thấy vòng quay hàng tồn kho sáu tháng đầu năm 2014 tăng so với sáu tháng đầu năm 2013, có nghĩa là tốc độ luân chuyển hàng hóa của công ty tăng, đây là biểu hiện tốt tuy nhiên công ty không nên để vòng quay tăng quá cao vì như vậy sẽ ảnh hưởng đến tính liên tục trong kinh doanh.

4.2.4.2 Các tỷ số phản ánh khả năng sinh lợi

Bảng 4.9: Các tỷ số phản ánh khả năng sinh lời ba năm 2011 – 2013

Chỉ tiêu ĐVT Năm

2011 2012 2013

1. Lợi nhuận ròng Đồng 47.591.528 79.002.341 121.477.036

2. Doanh thu thuần Đồng 12.257.338.831 10.318.730.489 11.297.138.442

3. Tổng tài sản bình quân Đồng 8.872.190.453 9.016.255.662 9.802927.211 4.Vốn chủ sở hữu bình quân Đồng 6.883.668.624 7.415.079.437 8.057.554.132 5. ROS (1) / (2) % 0,39 0,76 1,07 6. ROA (1) / (3) % 0,54 0,88 1,24 7. ROE (1) / (4) % 0,69 1,07 1,51

(Nguồn: Bảng CĐKT và BCKQHĐKD của Công ty cổ phần cơ điện lạnh Việt Nhật năm 2011, 2012, 2013)

Tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu (ROS): qua bảng 4.9 ta thấy ROS tăng dần trong ba năm. Năm 2011, tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu là 0,39%, nghĩa là 1 đồng doanh thu thuần tạo ra được 0,39 đồng lợi nhuận ròng. Năm 2012 tỷ số này tăng lên đạt 0,76%, mặc dù doanh thu trong giai đoạn này giảm nhưng tốc độ giảm chậm hơn chi phí nên 1 đồng doanh thu thuần trong giai đoạn này tạo ra được 0,76 đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2013 tỷ số này lại tiếp tục tăng đạt 1,07% do trong giai đoạn này công ty kinh doanh tốt bán được nhiều đơn hàng hơn nên doanh thu thuần tăng, từ đó lợi nhuận ròng cũng tăng, lợi nhuận ròng đạt được 1,07 đồng trên 1 đồng doanh thu thuần. Tỷ số này chỉ ra mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận, doanh thu chỉ ra vai trò vị trí của công ty trên thương trường và lợi nhuận thể hiện chất lượng là kết quả kinh doanh cuối cùng của công ty. Sự tăng dần của tỷ số này cũng chứng tỏ 1 đồng doanh thu như năm trước thì năm nay tạo ra lãi ròng nhiều hơn, cũng phần nào khẳng định được tính cạnh tranh và thị phần của công ty trên thị trường và nó là dấu hiệu tốt công ty cần phấn đấu tăng tỷ số này cao hơn trong tương lai bằng biện pháp “giảm chi phí bằng cách phân tích những nhân tố cấu thành đến tổng chi phí để có biện pháp phù hợp. Đồng thời tìm mọi biện pháp

để nâng cao doanh thu, giảm các khoản giảm trừ” (Nguyễn Năng Phúc, 2011, trang 211)

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA): qua bảng 4.9 ta thấy tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản tăng dần trong ba năm. Trong ba năm báo cáo thì một đồng vốn đầu tư vào tài sản công ty bỏ ra đều mang lại lợi nhuận thể hiện ở các giá trị dương, tỷ lệ này càng cao thì càng tốt vì công ty đang kiếm được nhiều tiền hơn trên lượng đầu tư ít hơn. Tỷ lệ này tăng qua ba năm là do ảnh hưởng của nhân tố tỷ suất sinh lời trên doanh thu và vòng quay tài sản, chủ yếu là ROS vì tỷ lệ này tăng qua ba năm còn vòng quay tài sản thì giảm ở năm 2012 so với năm 2011 và tăng ở năm 2013 so với năm 2012. Năm 2011, cứ 1 đồng tài sản đầu tư vào kinh doanh tạo ra 0,54 đồng lợi nhuận, sang năm 2012 tỷ số này là 0,88%, đến năm 2013 tăng so với năm 2012 và ROA đạt 1,24%. Tuy nhiên, chỉ tiêu này có giá trị dương chưa cao, công ty nên có giải pháp tăng ROA cao hơn nữa bằng cách tăng cả 2 chỉ tiêu là số vòng quay tài sản và suất sinh lời của doanh thu (ROA= (Doanh thu thuần) / (Tổng tài sản bình quân) x (Lợi nhuận ròng) / (Doanh thu thuần)), thông thường để tăng số vòng quay tài sản doanh nghiệp phải tăng doanh thu thuần và do vậy phải giảm giá bán dẫn đến lợi nhuận bị ảnh hưởng. Vì thế để tăng suất sinh lời của tài sản mà vẫn tăng được số vòng quay của tài sản và suất sinh lời của doanh thu đòi hỏi các nhà quản lý phải có các giải pháp thích hợp đảm bảo chất lượng hàng hóa, dịch vụ để sao cho chất lượng hàng hóa bán ra vẫn tăng mà không phải giảm giá bán.

Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE): chỉ tiêu này góp phần giúp cho nhà quản trị tăng cường kiểm soát và bảo toàn vốn, huy động vốn mới trên thị trường tài chính để tài trợ cho sự tăng trưởng của mình, góp cho doanh nghiệp tăng trưởng bền vững. Qua bảng 4.9 cho thấy tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu qua ba năm tăng. Năm 2011 là 0,69% nghĩa là cứ 1 đồng vốn tự có công ty sẽ thu được 0,69 đồng lợi nhuận ròng. Năm 2012 tăng so với năm 2011 đạt 1,07% nghĩa là cứ 1 đồng vốn tự có của mình công ty sẽ thu được 1,07 đồng lợi nhuận ròng. Vốn chủ sở hữu bình quân năm 2012 tuy cao hơn năm 2011 nhưng tốc độ tăng vẫn thấp hơn lợi nhuận ròng nên tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu tăng. Năm 2013 có tỷ lệ sinh lời trên vốn chủ sở hữu là 1,51% tăng so với năm 2012. Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tăng điều này cho thấy vốn chủ sở hữu sử dụng có hiệu quả, đây là biểu hiện tốt vì điều này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến việc xem xét để bỏ vốn vào công ty của các nhà đầu tư. Cần phấn đấu để tỷ số này cao hơn vì đây là chỉ tiêu không chỉ nhà quản trị mà các nhà đầu tư thường quan tâm vì họ quan tâm đến khả năng thu được lợi nhuận từ đồng vốn kinh doanh mà họ bỏ ra. “Tuy nhiên, sức sinh lời

của vốn chủ sở hữu cao không phải lúc nào cũng thuận lợi do ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính, khi đó mức mạo hiểm càng lớn” (Nguyễn Năng Phúc, 2011, trang 231)

Bảng 4.10:Các tỷ số phản ánh khả năng sinh lời sáu tháng đầu năm 2013, 2014

Chỉ tiêu ĐVT Giá trị sáu tháng đầu năm

Một phần của tài liệu kế toán xác định và phân tích kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần cơ điện lạnh việt nhật (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)