Các tỷ số phản ánh khả năng sinh lợi

Một phần của tài liệu kế toán xác định và phân tích kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần cơ điện lạnh việt nhật (Trang 74)

Bảng 4.9: Các tỷ số phản ánh khả năng sinh lời ba năm 2011 – 2013

Chỉ tiêu ĐVT Năm

2011 2012 2013

1. Lợi nhuận ròng Đồng 47.591.528 79.002.341 121.477.036

2. Doanh thu thuần Đồng 12.257.338.831 10.318.730.489 11.297.138.442

3. Tổng tài sản bình quân Đồng 8.872.190.453 9.016.255.662 9.802927.211 4.Vốn chủ sở hữu bình quân Đồng 6.883.668.624 7.415.079.437 8.057.554.132 5. ROS (1) / (2) % 0,39 0,76 1,07 6. ROA (1) / (3) % 0,54 0,88 1,24 7. ROE (1) / (4) % 0,69 1,07 1,51

(Nguồn: Bảng CĐKT và BCKQHĐKD của Công ty cổ phần cơ điện lạnh Việt Nhật năm 2011, 2012, 2013)

Tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu (ROS): qua bảng 4.9 ta thấy ROS tăng dần trong ba năm. Năm 2011, tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu là 0,39%, nghĩa là 1 đồng doanh thu thuần tạo ra được 0,39 đồng lợi nhuận ròng. Năm 2012 tỷ số này tăng lên đạt 0,76%, mặc dù doanh thu trong giai đoạn này giảm nhưng tốc độ giảm chậm hơn chi phí nên 1 đồng doanh thu thuần trong giai đoạn này tạo ra được 0,76 đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2013 tỷ số này lại tiếp tục tăng đạt 1,07% do trong giai đoạn này công ty kinh doanh tốt bán được nhiều đơn hàng hơn nên doanh thu thuần tăng, từ đó lợi nhuận ròng cũng tăng, lợi nhuận ròng đạt được 1,07 đồng trên 1 đồng doanh thu thuần. Tỷ số này chỉ ra mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận, doanh thu chỉ ra vai trò vị trí của công ty trên thương trường và lợi nhuận thể hiện chất lượng là kết quả kinh doanh cuối cùng của công ty. Sự tăng dần của tỷ số này cũng chứng tỏ 1 đồng doanh thu như năm trước thì năm nay tạo ra lãi ròng nhiều hơn, cũng phần nào khẳng định được tính cạnh tranh và thị phần của công ty trên thị trường và nó là dấu hiệu tốt công ty cần phấn đấu tăng tỷ số này cao hơn trong tương lai bằng biện pháp “giảm chi phí bằng cách phân tích những nhân tố cấu thành đến tổng chi phí để có biện pháp phù hợp. Đồng thời tìm mọi biện pháp

để nâng cao doanh thu, giảm các khoản giảm trừ” (Nguyễn Năng Phúc, 2011, trang 211)

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA): qua bảng 4.9 ta thấy tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản tăng dần trong ba năm. Trong ba năm báo cáo thì một đồng vốn đầu tư vào tài sản công ty bỏ ra đều mang lại lợi nhuận thể hiện ở các giá trị dương, tỷ lệ này càng cao thì càng tốt vì công ty đang kiếm được nhiều tiền hơn trên lượng đầu tư ít hơn. Tỷ lệ này tăng qua ba năm là do ảnh hưởng của nhân tố tỷ suất sinh lời trên doanh thu và vòng quay tài sản, chủ yếu là ROS vì tỷ lệ này tăng qua ba năm còn vòng quay tài sản thì giảm ở năm 2012 so với năm 2011 và tăng ở năm 2013 so với năm 2012. Năm 2011, cứ 1 đồng tài sản đầu tư vào kinh doanh tạo ra 0,54 đồng lợi nhuận, sang năm 2012 tỷ số này là 0,88%, đến năm 2013 tăng so với năm 2012 và ROA đạt 1,24%. Tuy nhiên, chỉ tiêu này có giá trị dương chưa cao, công ty nên có giải pháp tăng ROA cao hơn nữa bằng cách tăng cả 2 chỉ tiêu là số vòng quay tài sản và suất sinh lời của doanh thu (ROA= (Doanh thu thuần) / (Tổng tài sản bình quân) x (Lợi nhuận ròng) / (Doanh thu thuần)), thông thường để tăng số vòng quay tài sản doanh nghiệp phải tăng doanh thu thuần và do vậy phải giảm giá bán dẫn đến lợi nhuận bị ảnh hưởng. Vì thế để tăng suất sinh lời của tài sản mà vẫn tăng được số vòng quay của tài sản và suất sinh lời của doanh thu đòi hỏi các nhà quản lý phải có các giải pháp thích hợp đảm bảo chất lượng hàng hóa, dịch vụ để sao cho chất lượng hàng hóa bán ra vẫn tăng mà không phải giảm giá bán.

Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE): chỉ tiêu này góp phần giúp cho nhà quản trị tăng cường kiểm soát và bảo toàn vốn, huy động vốn mới trên thị trường tài chính để tài trợ cho sự tăng trưởng của mình, góp cho doanh nghiệp tăng trưởng bền vững. Qua bảng 4.9 cho thấy tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu qua ba năm tăng. Năm 2011 là 0,69% nghĩa là cứ 1 đồng vốn tự có công ty sẽ thu được 0,69 đồng lợi nhuận ròng. Năm 2012 tăng so với năm 2011 đạt 1,07% nghĩa là cứ 1 đồng vốn tự có của mình công ty sẽ thu được 1,07 đồng lợi nhuận ròng. Vốn chủ sở hữu bình quân năm 2012 tuy cao hơn năm 2011 nhưng tốc độ tăng vẫn thấp hơn lợi nhuận ròng nên tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu tăng. Năm 2013 có tỷ lệ sinh lời trên vốn chủ sở hữu là 1,51% tăng so với năm 2012. Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tăng điều này cho thấy vốn chủ sở hữu sử dụng có hiệu quả, đây là biểu hiện tốt vì điều này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến việc xem xét để bỏ vốn vào công ty của các nhà đầu tư. Cần phấn đấu để tỷ số này cao hơn vì đây là chỉ tiêu không chỉ nhà quản trị mà các nhà đầu tư thường quan tâm vì họ quan tâm đến khả năng thu được lợi nhuận từ đồng vốn kinh doanh mà họ bỏ ra. “Tuy nhiên, sức sinh lời

của vốn chủ sở hữu cao không phải lúc nào cũng thuận lợi do ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính, khi đó mức mạo hiểm càng lớn” (Nguyễn Năng Phúc, 2011, trang 231)

Bảng 4.10:Các tỷ số phản ánh khả năng sinh lời sáu tháng đầu năm 2013, 2014

Chỉ tiêu ĐVT Giá trị sáu tháng đầu năm

2013 2014

1. Lợi nhuận ròng Đồng 63.364.342 77.745.530

2. Doanh thu thuần Đồng 5.648.819.220 6.002.483.351

3. Tổng tài sản bình quân Đồng 5.930.526.947 6.523.251.108

4. Vốn chủ sở hữu bình quân Đồng 3.984.364.907 4.153.139.046

5. ROS (1) / (2) % 1,12 1,30

6. ROA (1) / (3) % 1,07 1,19

7. ROE (1) / (4) % 1,59 1,87

(Nguồn: Bảng CĐKT và BCKQHĐKD của Công ty cổ phần cơ điện lạnh Việt Nhật)

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS): qua bảng 4.10 cho thấy ROS sáu tháng đầu năm 2014 tăng so với cùng kỳ năm trước, cho thấy hiệu quả sử dụng chi phí tốt, năng lực đạt đươc thu nhập ròng của của công ty tăng.

Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA): qua bảng 4.10 cho thấy tỷ suất lợi nhuận trên tài sản sáu tháng đầu năm 2014 tăng so với cùng kỳ năm trước đạt 1,19% nghĩa là 1 đồng tài sản mang lại 1,19 đồng lợi nhuận ròng. Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản tăng là biểu hiện tốt vì công ty đang kiếm được nhiều tiền hơn, đó cũng là nhân tố giúp nhà quản trị đầu tư theo chiều rộng như xây nhà xưởng, mua máy móc thiết bị, mở rộng thị phần tiêu thụ...

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE): qua bảng 4.10 cho thấy tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu sáu tháng đầu năm 2014 tăng so với cùng kỳ năm trước đạt 1,87%, cho thấy khả năng thu được lợi nhuận so với vốn bỏ ra đầu tư tăng, điều này sẽ giúp công ty có thể đi tìm vốn mới trên thị trường tài chính để tài trợ cho tăng trưởng của mình.

CHƯƠNG 5

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐỂ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 5.1 CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH

5.1.1 Nhận xét công tác kế toán tại công ty Ưu điểm: Ưu điểm:

- Các mẫu chứng từ, sổ sách kế toán phù hơp với quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006.

- Các chứng từ được lưu giữ, kiểm tra, giám sát chặt chẽ, hoàn chỉnh và xử lý kịp thời. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Hình thức tổ chức công tác kế toán và bộ máy kế toán nhìn chung là phù hợp với đặc điểm kinh doanh của công ty. Việc áp dụng bộ máy kế toán tập trung đảm bảo được hiệu quả hoạt động của phòng kế toán tại đơn vị. Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên phù hợp với tình hình nhập xuất diễn ra liên tục.

- Hệ thống chứng từ kế toán dùng để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến bán hàng được lập đúng theo chế độ.

- Hệ thống tài khoản được vận dụng một cách khoa học, thuận tiện cho việc tính toán, theo dõi và quản lý.

- Công việc kế toán, kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của các chứng từ gốc được tiến hành cẩn thận, đảm bảo số liệu kế toán có căn cứ pháp lý, tránh sự phản ánh sai lệch của các nghiệp vụ phát sinh.

- Kế toán luôn đảm bảo nhập xuất kịp thời, chứng từ sổ sách khớp nhau. Phản ánh kịp thời nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

- Thái độ làm việc của nhân viên rất nghiêm túc, luôn chủ động trong công việc và có tinh thần cầu tiến, giải quyết công việc theo đúng tiến độ.

Nhược điểm:

- Đơn vị sử dụng phần mềm kế toán nên khó phát hiện sai sót khi nhập nhằm số liệu.

- Công ty không ghi sổ nhật ký đặc biệt như sổ nhật ký bán hàng, mọi nghiệp vụ đều tập trung vào nhật ký chung làm tăng khối lượng ghi sổ.

- Công ty không mở sổ chi tiết doanh thu, giá vốn theo dõi cho từng loại hàng hóa.

5.1.2 Các giải pháp để hoàn thiện công tác kế toán tại công ty.

- Kiểm tra thường xuyên các nghiệp vụ định khoản trên máy tính để tránh sai sót khi nhập nhầm số liệu.

- Công ty nên mở thêm sổ nhật ký đặc biệt như nhật ký bán hàng. Sử dụng trong trường hợp phát sinh nhiều nghiệp vụ nếu tập trung ghi vào nhật ký chung thì sẽ có nhiều trở ngại, vì thế để đơn giản và giảm bớt khối lượng ghi sổ công ty nên theo dõi trên sổ nhật ký đặ biệt sao đó định kỳ hoặc cuối tháng tổng hợp số liệu của sổ nhật ký đặc biệt ghi một lần vào sổ cái.

- Kế toán mở thêm sổ chi tiết doanh thu, giá vốn cho từng hàng hóa nhằm biết được sự biến động về giá cả và nhu cầu tiêu dùng của thị trường để đưa ra quyết định đúng đắn về tiêu thụ trong kỳ kế toán tiếp theo.

- Công ty nên thành lập thêm bộ phận làm công tác kế toán quản trị để tham mưu cho công ty về xây dựng định mức tiêu thụ, chi phí, dự trữ hàng, dự toán ngân sách,..

5.2 CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DOANH

5.2.1 Nhận xét

Qua những phân tích ta thấy kết quả kinh doanh của công ty qua ba năm 2011 – 2013 và sáu tháng đầu năm 2014 đều có lợi nhuận và lợi nhuận tăng dần. Công ty nên duy trì và không ngừng nâng cao kêt quả kinh doanh

5.2.2 Các giải pháp nâng cao kết quả kinh doanh

- Tăng doanh thu: do công ty kinh doanh hàng hóa thuộc hàng điện tử dân dụng nên tăng doanh thu bằng cách tăng giá bán sẽ khó thực thi hơn tăng doanh số bán ra do ảnh hưởng đến tính cạnh tranh trong ngành, vì vậy công ty nên tăng số lượng tiêu thụ là hợp lý. Công ty nên có chiến lược kinh doanh hợp lý như chương trình quảng cáo, khuyến mãi, chương trình ưu đãi cho khách hàng; nghiên cứu nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng về các mặt hàng điện tử dân dụng, đầu tư đa dạng sản phẩm để tăng sự lựa chọn cho khách hàng, nâng cấp trang web của công ty để cập nhật hàng hóa mới và giải thích thông số kỹ thuật qua đó tạo tâm trạng thoải mái khi tham khảo và đặt hàng qua trang web; giữ uy tín với khách hàng như giao hàng đúng thời gian, đúng loại, đúng hợp đồng.

- Tiết kiệm chi phí: tiếp tục phát huy chính sách tiết kiệm chi phí văn phòng như điện, nước, điện thoại, kiểm soát chặt chẽ chi phí mua hàng, tìm nhiều nguồn cung cấp hàng đầu vào để có nhiều lựa chọn hợp lý về giá, cẩn thận trong vận chuyển hàng hóa để tránh hư hao, phân công đúng người đúng việc, phân phối cơ cấu lao động hợp lý tránh tình trạng thừa thiếu nhân viên.

- Thu hút khách hàng tiềm năng và giữ chân khách hàng hiện có: áp dụng các biện pháp khuyến khích, ưu đãi cho khách hàng để thu hút thêm khách hàng mới và giũ vững thi trường hiện có. Cho khách hàng hưởng chiết khấu thanh toán để đẩy nhanh quá trình thanh toán tiền hàng và tính thanh khoản các khoản mục nợ phải thu. Tăng mối quan hệ và khả năng chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp.

- Quản lý tốt hàng tồn kho: để tranh tình trạng ứ đọng quá nhiều dẫn đến chi phí bảo quản lưu kho tăng hoặc hàng tồn kho quá ít dẫn đến thiếu hàng cung ứng thì công ty phải có chiến lược phù hợp, cần thực hiện công tác dự báo thi trường để đưa ra mức tồn kho tối ưu và thực hiện tốt công tác quản lý kiểm kê hàng tồn kho để không xảy ra tình trạng hư hao hay mất mát.

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

6.1 KẾT LUẬN

Trong điều kiện kinh doanh cạnh tranh gay gắt hiện nay thì việc tồn tại, đứng vững và không ngừng phát triển là một vấn đề hết sức khó khăn đối với mỗi doanh nghiêp. Qua thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần cơ điện lạnh Việt Nhật có thể nói rằng thành tựu mà công ty đạt được không hề nhỏ và đã có chỗ đứng trên thị trường. Tuy nhiên, sự phát triển về quy mô hoạt động cũng như khối lượng hàng hóa ngày càng tăng đòi hỏi phải theo dõi chi tiết hơn trong việc tổ chức công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh của công ty. Việc tổ chức hợp lý quá trình xác định kết quả kinh doanh và phân tích hoạt động kinh doanh hợp lý đúng thời điểm đóng vai trò ngày càng quan trọng trong hoạt động kinh doanh của công ty vì nó giúp công ty quản lý tốt hơn hoạt động kinh doanh của mình và đảm bảo cho các chu kỳ hoạt động kinh doanh diễn ra đều đặn, không ứ đọng vốn, mang lại hiệu quả kinh doanh cao cho công ty.

Nhằm mực đích thực hiện nhiệm vụ phát triển hoạt động kinh doanh mang lại lợi nhuận cao trong cơ chế hiện nay công ty cần phát huy những thành tựu đạt được và hoàn thiện tổ chức công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh cũng như quá trình phân tích kết quả kinh doanh.

6.2 KIẾN NGHỊ

Đối với chính quyền địa phương, nhà nước. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Có những biện pháp tích cực nhằm ngăn chặn cũng như giảm bớt những vấn đề tùy tiện tăng hay giảm giá của các công ty nhằm tránh hiện tượng phá giá gây ảnh hưởng đến tính cạnh tranh công bằng trong ngành.

- Giúp đỡ, hỗ trợ các doanh nghiệp khắc phục khó khăn thông qua chính sách trợ thuế, trợ giá.

- Tổ chức an ninh cho địa phương nhằm giúp công ty an tâm kinh doanh tránh các trường hợp hàng hóa bị mất cấp.

- Luôn quan tâm và giúp đỡ công thực hiện nghĩa vụ với xã hội qua các hoạt động an sinh xã hội.

- Tổ chức thêm nhiều hội chợ thương mại giúp công ty có cơ hội giới thiệu sản phẩm đến tay người tiêu dùng và tìm kiếm thi trường tiêu thụ mới.

- Tạo điều kiện thuận lợi để công ty tiếp cận được nguồn vốn với lãi suất phù hợp từ đó ở rộng quy mô kinh doanh, nâng cao lợi nhuận góp phần làm cho nền kinh tế đất nước phát triển hơn.

Đối với nhà cung cấp:

- Nên giữ mức ổn định giá các mặt hàng cung cấp, hạn chế biến động giá qua các kỳ giao dịch với công ty.

- Nên có chính sách ưu đãi hơn khi công ty mua nhiều sản phẩm và là khách hàng thân thiết, ưu đãi khuyến mãi.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Ngô Thế Chi – Nguyễn Trọng Cơ, 2000. Đọc, lập và phân tích báo cáo tài

chính trong công ty cổ phần. Hà Nội: Nhà xuất bản tài chính.

Bộ tài chính, 2007. Chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nhà xuất bản thống kê.

Bích Diệp, 2013 <http:www.dantri.com.vn/kinhdoanh/6-dot-giam-nhung-gia-

Một phần của tài liệu kế toán xác định và phân tích kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần cơ điện lạnh việt nhật (Trang 74)