Một số chỉ tiêu tài chính đánh giá kết quả hoạt động kinhdoanh

Một phần của tài liệu kế toán xác định và phân tích kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần cơ điện lạnh việt nhật (Trang 34)

dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính, doanh thu khác.

Phương pháp phân tích: phương pháp so sánh.

Phân tích chung tình hình doanh thu để cho thấy sự biến động của doanh thu qua các năm.

- Phân tích chỉ tiêu chi phí: đối với nhà quản lý, chi phí là mối quan tâm hàng đầu vì chi phí ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Phân tích các hoạt động sinh ra chi phí để quản lý, đưa ra các quyết định đúng đắn về chi phí để kiểm soát tốt chi phí.

Phân tích chung tình hình chi phí của doanh nghiệp là đánh giá tổng quát tình hình biến động chi phí kỳ này so với kỳ khác, để xác định mức độ tiết kiệm hay bội chi.

Phương pháp phân tích: phương pháp so sánh.

Phân tích các loại chi phí phát sinh ở doanh nghiệp: chi phí sản xuất, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí khác...

- Phân tích chỉ tiêu lợi nhuận: lợi nhuận bị ảnh hưởng bởi doanh thu và chi phí. Ta dùng phương pháp so sánh lợi nhuận giữa các kỳ với nhau để cho thấy tình hình biến động và tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận.

2.1.5.5 Một số chỉ tiêu tài chính đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh. doanh.

- Các tỷ số về năng lực hoạt động

+ Vòng quay tổng tài sản: chỉ tiêu này nói lên một đồng tài sản nói chung trong một thời gian nhất định mang lại bao nhiêu đồng doanh thu. Hệ số này càng cao thể hiện hiệu quả sử dụng vốn càng cao (Phạm Ngọc Ngân, 2010, trang 55).

Doanh thu thuần Vòng quay tổng tài sản =

Tổng tài sản bình quân

+ Vòng quay tài sản ngắn hạn: tỷ số này cho biết mỗi đồng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp đem lại cho doanh nghiệp bao nhiêu đồng doanh thu (Phạm Ngọc Ngân, 2010, trang 55).

Doanh thu thuần Vòng quay tài sản ngắn hạn =

+ Vòng quay phải thu khách hàng: vòng quay các khoản phải thu khách hàng được sử dụng để đánh giá việc thanh toán của khách hàng, từ đó đưa nhanh vào sử dụng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu nhanh, tuy nhiên nếu quá cao có thể làm ảnh hưởng đến mức tiêu thụ cũng như khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp (Phạm Ngọc Ngân, 2010, trang 56)

Doanh thu thuần Vòng quay khoản phải thu =

Khoản phải thu bình quân Khoản phải thu bình quân = (Phải thu đầu kì + Phải thu cuối kì)/2 365 ngày

Kỳ thu tiền bình quân =

Vòng quay các khoản phải thu

+ Vòng quay hàng tồn kho: chỉ tiêu này phản ánh tốc độ luân chuyển hàng hóa. Chỉ tiêu này nói lên chất lượng hay chủng loại hàng hóa kinh doanh có phù hợp với thị trường hay không. Số vòng quay hàng tồn kho cao hay thấp phụ thuộc vào đặc điểm kinh doanh hay mặt hàng của doanh nghiệp (Phạm Ngọc Ngân, 2010, trang 57).

Giá vốn hàng bán Vòng quay hàng tồn kho =

Giá trị hàng tồn kho bình quân trong kì

Giá trị hàng tồn kho bình quân trong kỳ = (Tồn kho đầu kì + Tồn kho cuối kì)/2

365 ngày

Số ngày thực hiện một vòng quay =

Vòng quay hàng tồn kho

- Các tỷ số phản ánh khả năng sinh lợi

+ Tỷ lệ lợi nhuận ròng trên tổng doanh thu (ROS)

Lãi ròng

ROS = x 100 Doanh thu thuần

“Lợi nhuận sau thuế (lãi ròng) được lấy từ chỉ tiêu mã số 60, doanh thu, doanh thu thuần lấy từ chỉ tiêu mã số 01, 10 thuộc báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Khả năng tạo ra doanh thu của doanh nghiệp là những chiến lược dài hạn, quyết định tạo ra lợi nhuận và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Song

mục tiêu cuối cùng của nhà quản trị không phải là doanh thu mà là lợi nhuận sau thuế. Do vậy, để tăng lợi nhuận sau thuế cần duy trì tốc độ tăng của doanh thu nhanh hơn tốc độ tăng của chi phí, khi đó mới có sự tăng trưởng bền vững. Mặt khác, chỉ tiêu này cũng thể hiện trình độ kiểm soát chi phí của các nhà quản trị nhằm tăng sự cạnh tranh trên thị trường. Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng doanh thu hoặc doanh thu thuần thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế” (Nguyễn Năng Phúc, 2011, trang 207).

Tỷ số này mang giá trị dương nghĩa là công ty kinh doanh có lãi, tỷ số càng lớn nghĩa là lãi càng lớn. Tỷ số này mang giá trị âm nghĩa là công ty kinh doanh lỗ. Tuy nhiên, tỷ số này phụ thuộc vào đặc điểm kinh doanh của từng ngành vì thế khi theo dõi tình hình sinh lợi của công ty người ta so sánh tỷ số này của công ty với tỷ số bình quân của toàn ngành mà công ty đó tham gia. Mặt khác, tỷ số này và số vòng quay tài sản có xu hướng ngược nhau. Do đó, khi đánh giá tỷ số này người phân tích tài chính thường tìm hiểu nó trong sự kết hợp với số vòng quay tài sản.

+ Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA):

“Trong quá trình tiến hành hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp mong muốn mở rộng quy mô sản xuất, thị trường tiêu thụ nhằm tăng trưởng mạnh. Do vậy, nhà quản trị thường đánh giá hiệu quả sử dụng các tài sản đã đầu tư. Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng tài sản đầu tư thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Lợi nhuận sau thuế được lấy từ chỉ tiêu mã số 60 thuộc báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh” (Nguyễn Năng Phúc, 2011, trang 206).

Lãi ròng ROA =

Tổng tài sản bình quân Lãi ròng Doanh thu thuần

ROA = x

Doanh thu thuần Tổng tài sản bình quân

ROA = Tỷ suất sinh lời của doanh thu x Vòng quay tài sản

Đây là một chỉ tiêu thể hiện tương quan giữa mức sinh lời của công ty so với tài sản của nó. ROA sẽ cho biết hiệu quả của công ty trong việc sử dụng tài sản để kiếm lời, cung cấp thông tin cho nhà đầu tư về các khoản lãi được tạo ra từ lượng tài sản đầu tư. ROA càng cao thì càng tốt vì công ty đang kiếm được nhiều tiền hơn trên lượng đầu tư ít hơn, đó cũng là nhân tố giúp nhà quản trị đầu tư theo chiều rộng như xây nhà xưởng, mua máy móc thiết bị, mở rộng thị phần tiêu thụ,..

+ Tỷ suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu (ROE):

“Khả năng tạo ra lợi nhuận của vốn chủ sở hữu mà doanh nghiệp sử dụng cho hoạt động kinh doanh là mục tiêu của mọi nhà quản trị. Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng vốn chủ sở hữu thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Lợi nhuận sau thuế được lấy từ chỉ tiêu mã số 60 thuộc báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Vốn chủ sở hữu bình quân được xác định bằng trung bình giũa vốn chủ sở hữu cuối năm, đầu năm mã số 400 trên bảng cân đối kế toán” (Nguyễn Năng Phúc, 2011, trang 206).

Lãi ròng

ROE = x 100 Vốn chủ sở hữu bình quân

ROE là thước đo chính xác nhất để đánh giá một đồng vốn bỏ ra tích lũy được bao nhiêu đồng lời. Hệ số này thường được các nhà đầu tư phân tích để so sánh với các cổ phiếu cùng ngành trên thị trường từ đó làm cơ sở tham khảo khi quyết định mua cổ phiếu của công ty nào. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ công ty sử dụng có hiệu quả đồng vốn của cổ đông, có nghĩa là công ty đã cân đối hài hòa giữa vốn cổ đông với vốn đi vay để khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trong quá trình huy động vốn, mở rộng quy mô. “Khi tính toán chỉ tiêu này nhà đầu tư có thể đánh giá ở các góc độ như: khi ROE nhỏ hơn hoặc bằng lãi vay ngân hàng và nếu công ty có khoản vay ngân hàng tương đương hoặc cao hơn vốn cổ đông thì lợi nhuận tạo ra cũng chỉ để trả lãi vay ngân hàng. Khi ROE cao hơn lãi vay ngân hàng thì phải đánh giá xem công ty đã vay ngân hàng và khai thác hết lợi thế cạnh tranh trên thị trường chưa để có thể đánh giá công ty có thể tăng tỷ lệ ROE trong tương lai hay không” (Nguyễn Năng Phúc, 2011, trang 208).

Một phần của tài liệu kế toán xác định và phân tích kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần cơ điện lạnh việt nhật (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)