TIẾN TRIỂN VÀ BIẾN CHỨNG

Một phần của tài liệu tài liệu răng hàm mặt (Trang 25 - 26)

Từ sâu ngà không điều trị, bệnh sâu răng sẽ tiến triển đến tủy gây viêm tủy cấp, sau đó tủy sẽ bị hoại tử dần đưa đến viêm tủy mãn rồi đến tủy chết, thối. Những chất hoại tử của tủy có thể

thoát qua lỗ chóp chân răng gây nên những bệnh lý vùng quanh chóp, viêm tổ chức liên kết, viêm xương hàm..., hoặc tụ lại ở chân răng tạo nên u hạt, nang chân răng... Ngoài ra, vi khuẩn có thể gây những biến chứng ở xa như viêm xoang hàm, viêm nội tâm mạc (Osler)...

Thông thường, biến chứng của sâu răng không nguy hiểm, nhưng diễn tiến của bệnh sẽ

trải qua nhiều đợt đau làm mất ăn, mất ngủ, ảnh hưởng đến sức khoẻ, học tập và công việc.

10. D PHÒNG

Sâu răng là một bệnh phổ biến, tỉ lệ mắc bệnh lại cao không chỉở số lượng người mà cả

số răng sâu trung bình ở một người. Trong khi đó trang bị và người chưa có đủ mà phí tổn điều trị rất lớn, nên việc phòng bệnh cần được quan tâm. Tuy nhiên việc giữ gìn sức khỏe răng miệng

đòi hỏi phải có sự hợp tác lâu dài và không ngừng giữa nha sĩ và bệnh nhân. Ngày nay việc dự

phòng sâu răng không phải là khó, dựa vào nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh, chúng ta đã biết rằng để sâu răng xảy ra cần bốn yếu tố cơ bản phải hiện hữu đồng thời:

- Một lượng đủ lớn vi khuẩn sinh sâu răng. - Một răng dễ bị sâu (men răng xấu, hố rãnh...). - Đường, bột.

- Thời gian tồn tại của đường, mảng bám trên răng.

Sâu răng không xảy ra, hoặc được phòng ngừa hoặc đươûc ngăn chặn khi một trong bốn yếu tố trên không còn. Do vậy, bác sỹ nên hướng dẫn bệnh nhân các phương pháp hữu hiệu sau

đây:

- Giảm mặt răng dễ bị sâu (vật chủ) bằng cách tăng cường sử dụng Fluor.

- Giảm sự tiếp xúc thường xuyên với chất bột, đường (môi trường), tránh ăn vặt, hạn chế ăn bánh kẹo...

Cụ thểđối với cộng đồng, ta có các cấp dự phòng sau :

10.1. Cp 0: khi bnh chưa xy ra

- Cải tạo môi trường nước uống có Fluor (đối với vùng thiếu Fluor, hàm lượng Fluor trong nước sinh hoạt < 0,7 ppm), bằng cách:

+ Fluor hóa nước công cộng với nồng độ 1/ triệu. + Fluor hóa nước trường học với nồng độ 4/ triệu.

- Nâng cao đời sống kinh tế, văn hóa để nâng cao nhận thức và bảo đảm chếđộ dinh dưỡng cho toàn dân, cần nhất đối với phụ nữ mang thai, cho con bú và trẻ em.

10.2. Cp 1: khi bnh có kh năng xy ra

- Triển khai chương trình nha khoa cộng đồng, chủ yếu giáo dục phòng bệnh.

- Triển khai chương trình nha học đường trên toàn quốc với các nội dung giáo dục nha khoa, súc miệng với NaF 0,2 % 1 tuần / lần, tổ chức khám và chữa răng tại trường, trám bít các hố rãnh. - Hướng dẫn các biện pháp vệ sinh răng miệng chủ yếu là chải răng sạch sau khi ăn và trước khi ngủ, chải đúng phương pháp.

- Kiểm soát thực phẩm (giảm lượng carbohydrate, tránh ăn vặt) - Tăng cường sử dụng Fluor dưới mọi hình thức:

+ Chải răng với kem đánh răng có Fluor + Súc miệng với NaF 0,2 % tuần / lần. + Gel Fluor để bôi.

+ Uống viên Fluor với liều lượng như sau:

0 - 6 tháng : 0,25 mg F / ngày 6 - 18 tháng : 0,25 - 0,5 mg F / ngày 18 - 2 năm : 0,25 - 0,75 mg F / ngày Sau 2 tuổi : 0,5 - 1,0 mg F / ngày - Phục hình răng mất, chỉnh hình răng mọc lệch lạc. 10.3. Cp 2: khi bnh đã xy ra - Điều trị sớm sâu ngà. - Khám răng định kỳ mỗi năm một lần để phát hiện sớm các tổn thương. 10.4. Cp 3: khi đã tiến trin đến ty

- Điều trị tủy ngay, không để các biến chứng nặng xảy ra.

- Nhổ những răng không thểđiều trị bảo tồn để tránh tồn tại một ỗ nhiễm trùng./.

Một phần của tài liệu tài liệu răng hàm mặt (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)