ĐIỀU HÀNH CHƯƠNG TRÌNH CHĂM SÓC RĂNG BAN ĐẦU (CSRBĐ) 1 L ập kế hoạch

Một phần của tài liệu tài liệu răng hàm mặt (Trang 93 - 95)

III. NỘI DUNG CỦA CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG BAN ĐẦU

5.ĐIỀU HÀNH CHƯƠNG TRÌNH CHĂM SÓC RĂNG BAN ĐẦU (CSRBĐ) 1 L ập kế hoạch

5.1.1. Thu thập thông tin

- Xác định tình trạng răng miệng, nhu cầu điều trị khẩn. - Đánh giá nồng độ Fluor trong nước uống.

- Thu thập các yếu tố liên quan: kinh tế, xã hội, văn hoá, đời sống, phong tục, tập quán... - Các điều kiện thông tin tuyên truyền.

5.1.2. Chọn thành viên của cộng đồng: nên chọn người tại địa phương để huấn luyện thành nhân viên sức khoẻ cộng đồng sẽ phản ảnh đúng tình hình của cộng đồng

5.1.3. Đề ra mục tiêu chính và mục tiêu phụ, nội dung và biện pháp thích hợp.

5.2. T chc

5.2.1. Tuyến cơ sở: y tếđịa phương, nhân viên không chuyên khoa - Khám ban đầu và giáo dục sức khoẻ răng miệng.

- Phòng bệnh, điều trị cấp cứu (giảm đau...).

- Chăm sóc răng miệng phổ cập (lấy cao, nhổ răng lung lay...). 5.2.2. Tuyến hổ trợ 1: y tế quận, huyện, nhân viên chuyên khoa - Giám sát hoạt động tuyến cơ sở.

- Phòng bệnh với kỹ thuật cao hơn.

- Điều trị răng miệng với ghế máy chuyên khoa. 5.2.3. Tuyến hổ trợ 2: bệnh viện có chuyên viên RHM. - Quản lý chương trình.

5.3. Ngun tài chính

Người lập kế hoạch cần biết:

- Nguồn tài chính cho chương trình là bao nhiêu? Ai cấp? Ai tài trợ?... - Xác định đối tượng và vùng ưu tiên cần triển khai chương trình. - Lập quỹ cho chương trình.

- Sử dụng, chi tiêu tiền bạc hợp lý và thận trọng. - Vận động tài chính thêm ở các nhà hảo tâm, đoàn thể.

5.4. Nhng tr ngi cho chương trình

Sự thực hiện bất cứ một chương trình chăm sóc sức khoẻ nào cũng có những yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công hay thất bại, cho nên những trở ngại thường gặp đối với chương trình CSRMBĐ là:

- Nhân dân chưa hiểu biết về sức khoẻ răng miệng. - Đánh giá sai tình hình răng miệng và nhu cầu điều trị. - Cộng đồng không tham gia.

- Có sự ngăn cách giữa nhân viên y tế và người dân.

CÂU HI T LƯỢNG GIÁ

Câu 1. S dng nhân viên chăm sóc ngay ti nơi họđang công tác và sinh sngthuc nguyên tc nào sau đây:

A. Liên quan đến cộng đồng D. Kỹ thuật thích hợp B. Phân bố hợp lý E. Phối hợp nhiều ngành C. Tăng cường sức khỏe

Câu 2. Để tăng cường sc khe cho cng đồng cn:

A. Trang bị máy móc hiện đại B. Trang bị dụng cụđầy đủ

C. Trang bị thuốc men đầy đủ

D. Giáo dục sức khỏe răng miệng E. Tạo niềm tin cho cộng đồng Câu 3. Để to lòng tin cng đồng, chúng ta cn phi: A. Đáp ứng được nhu cầu cụ thể của cộng đồng B. Phải hiểu thói quen của cộng đồng C. Phải nắm được mô hình sức khỏe của cộng đồng D. Có sự hợp tác của lãnh đạo và các ngành E. Có sựủng hộ của đoàn thể

Câu 4.Trong giáo dc sc khe răng ming, để phòng bnh sâu răng và nha chu,cn nhn mnh điu gì? A. Chếđộăn B. Dinh dưỡng C. Triệu chứng sớm của bệnh D. Vai trò của mảng bám răng E. Vệ sinh răng miệng

Câu 5. Trường hp nào sau đây nm trong mng lưới điu tr khn bnh răng ming:

A. Trám bít hố rảnh B. Trám răng sâu ngà C. Lấy cao răng

D. Cấp đơn thuốc E. Giảm đau

Câu 6. Để thc hin mng lưới d phòng bnh răng ming, bin pháp ln hin nay:

A. Phát triển mạng lưới nha học đường B. Đào tạo gấp nhân viên y tế cộng đồng C. Tăng cường đào tạo bác sĩ răng hàm mặt D. Trám bít hố rãnh

E. Tổ chức khám răng định kỳ

Câu 7. Hướng dn bnh nhân t chăm sóc sc khe nha chu cho bn thân thuc loithuc loi hình chăm sóc mc độ nào:

A. 1 D. 4 B. 2 E. Khẩn

Một phần của tài liệu tài liệu răng hàm mặt (Trang 93 - 95)