Trong bài này chúng tôi chỉđề cập đến những bệnh nha chu phổ biến nhất: viêm nướu, viêm nha chu phá hủy, viêm nha chu ở lứa tuổi thanh niên (suy nha chu).
6.1. Viêm nướu (gingivitis)
6.1.1. Đặc điểm của bệnh - Bệnh có tính hoàn nguyên.
- Là một bệnh nha chu có sang thương khu trú ở nướu, các thành phần khác của mô nha chu không bịảnh hưởng.
6.1.2. Triệu chứng lâm sàng
- Chảy máu nướu: khi thăm khám hoặc đánh răng nếu viêm nặng hơn có chảy máu tự phát. - Màu sắc: nướu có màu đỏđậm hoặc xanh xám.
- Vị trí, hình dạng và độ săn chắc của nướu: viêm nhẹ chỉ nướu viền và gai nướu sưng. Viêm nặng cả phần nướu dính cũng bị ảnh hưởng, viền nướu trở nên tròn bóng, các gai nướu căng phồng, nướu bở không còn săn chắc.
- Đau: viêm cấp tính đau nhức, nếu viêm mãn chỉ có cảm giác ngứa ở nướu. Yếu tố tại chỗ Vi khuẩn Mảng bám răng Cao răng Viêm nướu Yếu tố toàn thân
Viêm nha chu phá huỷ
(VNCPH) Sang chấn
- Độ sâu của khe nướu: có sự gia tăng độ sâu của khe nướu do nướu bị phù nề và sưng tạo thành túi nướu (túi nha chu giả).
- Tăng tiết dịch nướu và dịch viêm. 6.1.3. Chẩn đoán và chẩn đoán phân biệt
- Chẩn đoán xác định dựa vào các triệu chứng lâm sàng.
- Chẩn đoán phân biệt: với viêm nha chu phá huỷ có túi nha chu, răng lung lay, hình ảnh X- quang có tiêu xương ổ răng theo chiều ngang.
6.2. Viêm nha chu phá hủy (Periodontitis)
6.2.1. Đặc điểm của bệnh
- Là bệnh của toàn thể những mô nha chu gồm có nướu, dây chằng nha chu, XOR, ximăng gốc răng. Đặc trưng của bệnh là sự mất bám dính từ ít đến nhiều và có thể phát hiện một cách dễ dàng trên lâm sàng và phim X-quang.
- Là một bệnh mãn tính xảy ra ở những người lớn trên 35 tuổi, không phân biệt giới tính. - Là bệnh không hoàn nguyên.
- Bệnh diễn tiến theo chu kỳ (thời kỳ bộc phát xen lẫn thời kỳ yên nghỉ). 6.2.2. Triệu chứng lâm sàng
- Viêm nha chu phá huỷ có tất cả các dấu chứng của viêm nướu như: nướu sưng đỏ, chảy máu và rỉ dịch.
- Ngoài ra răng lung lay và di chuyển cũng là một dấu chứng có sớm hoặc ở vào giai đoạn muộn của bệnh.
- Dấu chứng đặc hiệu là sự hình thành túi nha chu. 6.2.3. X-quang
Có hình ảnh tiêu xương ổ răng ởđỉnh hay mào xương. 6.2.4 Cơ chế tạo thành túi nha chu
Túi nha chu hình thành do sự di chuyển của biểu mô bám dính về phía chóp gốc răng
đồng thời với sự tiêu xương ổ răng. Túi nha chu có hình chữ V trong túi có nhiều vi khuẩn. 6.2.5. Biến chứng của viêm nha chu phá hủy
- Áp xe nha chu.
- Viêm khớp răng, viêm tủy đảo ngược.
- Viêm mô tế bào, viêm xương hàm, viêm xoang hàm. 6.2.6. Chẩn đoán và chẩn đoán phân biệt
- Chẩn đoán xác định dựa vào các triệu chứng lâm sàng.
- Chẩn đoán phân biệt: Với viêm nha chu ở lứa tuổi thanh niên trên hình ảnh X-quang có tiêu xương ổ răng theo chiều dọc.
6.3. Viêm nha chu ở lứa tuổi thanh niên (Suy nha chu: Periodontosis) 6.3.1. Đặc điểm của bệnh
- Xảy ra trên những bệnh nhân khỏe mạnh, có tình trạng vệ sinh răng miệng tốt, cao răng, mảng bám răng, sâu răng ít.
- Bệnh tác động lên các răng cối thứ nhất và các răng cửa có thể có thêm 1 hoặc 2 răng phụ kèm theo.
- Nguyên nhân tổng quát là chủ yếu còn nguyên nhân tại chỗ chỉ là yếu tố phụ giúp làm bệnh nặng thêm.
6.3.2. Triệu chứng lâm sàng - Nướu răng không viêm mà teo.
- Có sự mất bám dính, răng lung lay và di chuyển bất thường, tạo khoảng hở giữa các răng, ở giai
đoạn này bệnh nhân không đau, không chảy máu nướu. Sau đó, do những kích thích tại chỗ viêm bắt đầu xuất hiện và tiếp theo là sự hình thành túi nha chu, bệnh có những triệu chứng lâm sàng giống viêm nha chu phá hủy (bệnh nhân thường đến khám ở giai đọan này).
6.3.3. X-quang
Xương ổ răng tiêu theo chiều dọc hoặc vát. 6.3.4. Chẩn đoán
- Chẩn đoán xác định dựa vào các triệu chứng lâm sàng.
- Chẩn đoán phân biệt với viêm nha chu phá huỷ, suy nha chu nướu teo và hình ảnh X-quang xương ổ răng tiêu theo chiều dọc