2.1. Đặc điểm giải phẫu, sinh lý và bệnh học chấn thương phần mềm vùng hàm mặt
- Vùng hàm mặt có nhiều mạch máu và bạch huyết nên có điều kiện nuôi dưỡng và bảo vệ tốt; vì vậy, vết thương thường chảy máu nhiều nhưng lại chóng hồi phục.
- Vùng hàm mặt có mạch máu nuôi dưỡng phong phú, có hốc miệng, mũi, mắt và tai, do đó ít có biến chứng hoại sinh hơi và vì thế vết thương vùng hàm mặt có thể khâu đóng kín thì đầu (trước 6 giờ) ngay cả vết thương đến muộn (sau 6 giờ) nếu làm sạch vết thương thật tốt cũng có thể
khâu đóng kín được.
- Cơ bám da mặt một đầu bám vào xương, một đầu bám vào da nên vết thương có xu hướng bị
toác rộng và mép vết thương bị quắp lại, co kéo làm thay đổi các mốc giải phẫu.
- Dây thần kinh mặt chi phối vận động các cơ bám da mặt dễ bị tổn thương trong chấn thương hoặc trong phẫu thuật điều trị.
- Vết thương ở mặt khi liền sẹo có thể bị co kéo làm thay đổi các mốc giải phẫu, ảnh hưởng rất nhiều đến chức năng ăn, nuốt, thở, nói và thẩm mỹ.
- Tuyến nước bọt và ống dẫn nếu bịđứt sẽ tạo dò nước bọt kéo dài, gây khó chịu cho bệnh nhân.
2.2. Phân loại vết thương phần mềm
- Vết thương xây xát: chợt da, rướm máu gây đau rát.
- Vết thương rách da: tuỳđộ rộng và độ sâu có thể tổn thương mạch máu, thần kinh hoặc các tổ
chức ở sâu.
- Vết thương xuyên thủng: thường sâu, liên quan đến các hốc tự nhiên như mũi, miệng, xoang hàm...
- Vết thương chột (tịt): thường xé toác tổ chức. - Vết thương bỏng: phân độ như ngoại khoa.
- Vết thương hoả khí và chiến tranh: thường bẩn, nhiều dị vật, đôi khi các mảnh răng và xương trở thành tác nhân phá hoại tổ chức (hoả khí thứ phát).
2.3. Các yếu tố tiên lượng
Tiên lượng vết thương phần mềm thường dựa trên mức độ nặng nhẹ của các yếu tố: - Chảy máu
- Phá huỷ tổ chức và rối loạn chức năng. - Sự thiếu hổng tổ chức
- Ngoài ra, bệnh nhân được điều trị sớm hay muộn, sức đề kháng của cơ thể là những yếu tố rất quan trọng. 2.4. Nguyên tắc điều trị - Điều trị sớm, sơ cứu tốt. - Thăm dò kỹ, phát hiện và lấy hết dị vật. - Chải rửa thật sạch. - Cắt lọc thật tiết kiệm tổ chức. - Khâu kín thì đầu đảm bảo chức năng và thẩm mỹ. 2.5. Sơ cứu
Cần tiến hành ngay ở nơi xảy ra tai nạn, nhằm loại bỏ những nguy cơđến tính mạng. Sơ
cứu có ảnh hưởng rất lớn đến tính mạng bệnh nhân, sự tiến triển của vết thương và kết quảđiều trị. Nội dung sơ cứu bao gồm:
- Chống ngạt thở: hô hấp nhân tạo, lấy dị vật đường thở, vận chuyển bệnh nhân đúng tư thế: ngồi đầu cúi, nằm nghiêng hay nằm sấp.
- Chống chảy máu: ép vết thương bằng tay, băng ép, khâu cầm máu.
- Chống choáng: sớm bằng thuốc trợ tim, trợ hô hấp, sưởi ấm, truyền huyết thanh..., cầm máu tốt, tránh di chuyển bệnh nhân nhiều lần và phải bất động trước khi chuyển.
- Chống nhiễm khuẩn: băng kín vết thương, kháng sinh phối hợp.
2.6. Đóng vết thương thì đầu
Sau khi lấy hết dị vật, chải sạch, cắt lọc và cầm máu, có thể tiến hành khâu đóng thì đầu tỉ
mỉ, đạt các yêu cầu:
- Khâu đóng từng lớp tổ chức một, khâu mũi rời. - Không để lại khoảng chết có thểđọng dịch, máu... - Không làm sang chấn thêm tổ chức.
- Khâu da:
+ Khâu da phải thẳng, đều; nếu vết thương căng có thể khâu Donati (xa-xa, gần-gần) xen kẽ mũi rời.
+ Nếu vết thương thẳng, không căng nên khâu trong da để bảo đảm thẩm mỹ.
+ Để tránh biến dạng mặt, cần khâu các múi khoá hay các mũi mốc như góc mắt, mí mắt, cánh mũi, khoé miệng, đường viền môi...
+ Khi có thiếu hổng lớn, các mép không che kín vết thương hoặc quá căng, thông các hốc tự
nhiên, lộ xương cần khâu định hướng để kéo các mép vết thương vào vị trí gần bình thường.