SƠ LƯỢC CẤU TẠO GIẢI PHẪU VÀ CHỨC NĂNG SINH LÝ CỦA MÔ NHA

Một phần của tài liệu tài liệu răng hàm mặt (Trang 36 - 38)

CHU

Mô nha chu là toàn bộ những cơ cấu nâng đỡ răng và giúp răng đứng vững trên cung hàm. Có bốn loại mô chủ yếu: nướu răng (lợi răng), dây chằng nha chu (màng nha chu), ximăng gốc răng, xương ổ răng (XOR).

3.1. Nướu răng

- Là phần của niêm mạc miệng, còn gọi là niêm mạc nhai, nướu bao bọc quanh xương ổ răng và răng, ôm sát cổ răng và trải dài từ cổ răng đến lằn tiếp hợp niêm mạc di động (đáy hành lang miệng).

- Bình thường nướu có màu hồng nhạt, rắn chắc, bề mặt nướu có lấm tấm màu da cam. Có thể chia nướu ra làm hai phần:

3.1.1. Nướu rời (nướu tự do)

Là phần nướu viền bao quanh cổ răng như một chiếc nhẫn, không dính vào răng, được giới hạn với nướu dính bởi một rãnh nhỏ gọi là rãnh nướu rời. Nướu rời rộng chừng 1mm và làm thành vách mềm của khe nướu (sở dĩ gọi là nướu rời hay nướu tự do vì người ta có thể dùng cây thăm dò tách nướu rời ra khỏi mặt răng).

- Khe nướu là một rãnh nhỏ hẹp hình chữ V, là nơi tiếp xúc giữa nướu rời và mặt răng, khe nướu cũng bao quanh răng như nướu rời. Chiều sâu của khe nướu bình thường là 0 - 3,5mm (cách

đánh giá trong điều tra dịch tễ học theo hệ thống CPITN của WHO, hệ thống PSR của Mỹ hoặc hệ thống BPE của Anh) lý tưởng là 0 mm. Đáy của khe nướu là nơi bám của biểu mô bám dính (EA). Biểu mô bám dính trải dài từ men răng (ởđáy khe nướu) đến lằn tiếp hợp men- ximăng, bề

rộng của dải biểu mô này khoảng 2,5mm. Khe nướu gồm 2 vách, vách mềm là nướu rời, vách cứng là bề mặt gốc răng, Trong khe nướu thường xuyên tiết ra một chất dịch để sát trùng và rửa sạch khe nướu. ở khe nướu, biểu mô vừa mỏng lại không được hóa sừng cho nên độc tố vi khuẩn dễ xâm nhập vào mô liên kết của nướu rời và gây nên viêm nướu. Chính vì vậy, khe nướu giữ

một vị trí quan trọng là điểm xuất phát cho nhiều hình thức viêm nướu.

- Gai nướu (nướu kẽ răng) là phần nướu giữa 2 răng có hình tháp. Gai nướu quá to hoặc không có gai nướu làm mất thẩm mỹđồng thời gây ứ đọng thức ăn, tạo những hố hốc ở kẽ răng làm bệnh nha chu phát triển.

3.1.2. Nướu dính

Là phần nướu kế tiếp phần nướu rời trải dài đến lằn tiếp hợp nướu - niêm mạc di động. Bề

rộng của nướu dính thay đổi từ 0,5 - 6mm. ở vùng khẩu cái không có ranh giới giữa nướu dính và niêm mạc. Nướu dính không di động, không thay đổi dưới sức nhai, áp sát vào răng, bám chặt vào ximăng và xương ổ răng.

3.2. Dây chng nha chu

3.2.1. Định nghĩa

Là một cấu trúc mô liên kết sợi bao bọc quanh gốc răng và nối gốc răng vào xương ổ răng. Dây chằng nha chu là sự kéo dài mô liên kết của nướu, liên lạc với tuỷ xương thông qua những

ống nhỏ của phiến cứng. Chức năng là neo giữ răng trong xương ổ và duy trì mối quan hệ sinh lý giữa răng và xương ổ.

3.2.2. Cấu tạo

Có 4 nhóm: Nhóm đỉnh xương ổ, nhóm ngang, nhóm nghiêng, nhóm chóp gốc răng

- Các tế bào: tế bào sợi, tế bào nội mô, tế bào tạo ximăng, tạo cốt bào, đại thực bào, tế bào biểu mô Malassez.

- Dây thần kinh, mạch máu và mạch bạch huyết. 3.2.3. Chức năng

- Chức năng vật lý: Dẫn truyền lực cắn nhai đến XOR và nối răng với xương ổ, thích ứng được với những cửđộng sinh lý của răng, giữ gìn mối quan hệ giữa nướu và răng, làm vỏ bọc che chở

cho các mạch máu và dây thần kinh khỏi bị chấn thương bởi lực cơ học.

- Chức năng dinh dưỡng và cảm giác: Nuôi dưỡng ximăng gốc răng, XOR và nướu, các dây thần kinh tạo ra cảm giác định vị và xúc giác.

- Chức năng cơ quan di truyền: Màng nha chu giữ vai trò là màng xương cho ximăng và xương ổ

răng, những tế bào màng nha chu tham gia vào quá trình tiêu huỷ ximăng và xương ổ răng.

3.3. Ximăng gc răng

3.3.1. Định nghĩa

Là một lớp xương do mô liên kết tạo ra bao bọc mặt ngoài gốc răng, có nguồn gốc trung bì.

3.3.2. Chức năng

Là chỗ bám cho các dây chằng nha chu nối răng vào xương ổ. 3.3.3. Cấu tạo

Ximăng gốc răng gồm 2 lọai: - Ximăng gốc răng không có tế bào:

Có ở cổ răng và ở 1/2 chân răng phía cổ răng. Lớp ximăng này mỏng trong suốt ngăn cách rõ rệt với ngà răng. Gồm nhiều lớp sắp xếp song song với nhau và song song với bề mặt gốc răng điều đó chứng tỏ ximăng gốc răng được bồi đắp theo chu kỳ, rất chậm và kéo dài cảđời người.

- Ximăng gốc răng có tế bào:

Có ở vùng quanh chóp gốc,1/2 chân răng phía chóp răng và nơi chia 2, chia 3 của răng nhiều chân và cũng được hình thành từng lớp một.

Sự bồi đắp ximăng gốc răng xảy ra liên tục sau khi răng đã mọc chạm răng đối kháng, góp phần cho quá trình mọc răng liên tục để bù đắp phần men răng bị mòn vì lực nhai. Trong quá trình mọc răng, phần chân răng nằm trong giảm dần, do đó làm suy yếu sự giữ vững của chân răng. Để bù đắp hiện tượng này ximăng gốc răng có sự bồi đắp liên tục ở bề mặt gốc. Sự bồi đắp chủ yếu xảy ra ở chóp răng hoặc vùng chia của răng nhiều chân. Người ta cho rằng sự hư hại hoặc rối loạn cho sự thành lập ximăng gốc răng là một trong những nguyên nhân gây ra túi nha chu và nó không còn giới hạn được sự di chuyển của biểu mô bám dính về mô chóp răng. Cho nên, vì một lý do nào đó ở tại chỗ (như sang chấn, cao răng, nhồi nhét thức ăn, vệ sinh răng miệng kém...) hoặc toàn thân (như suy dinh dưỡng, thiếu vitamin A, D, lao...) làm cho sự thành lập ximăng gốc răng bị trì trệ, xáo trộn. Sự bồi đắp ximăng gốc răng ở từng vị trí có liên quan

đến tuổi như: tuổi càng lớn sự bồi đắp men ở vùng cổ chậm lại, trong lúc ấy sự bồi đắp ở vùng chóp gốc lại tăng lên, tốc độ bồi đắp chậm lại ở tuổi già.

3.4.1. Định nghĩa

Là phần của xương hàm, gồm một vách xương mỏng xốp bao cứng chung quanh gốc răng là nơi để các dây chằng nha chu bám vào.

3.4.2. Chức năng

Giữ cho răng được vững chắc, sự vững chắc này phụ thuộc vào chiều cao của xương

ổ. Xương ổ tồn tại cùng với răng, nếu răng bị nhổ bỏ hoặc không có răng xương ổ răng sẽ bị

tiêu.

- Xương ổ răng là một nguồn dự trữ canxi cho cơ thể do đó nó cũng tham gia vào sự cân bằng can xi trong máu, vì thế xương ổ răng cũng bịảnh hưởng bởi yếu tố toàn thân và nội tiết.

- Xương ổ răng là mô kém ổn định nhất so với các mô nha chu khác, chịu tác động của nhiều yếu tố trong đó yếu tố sang chấn là quan trọng. Tiêu xương ổ răng là một dấu chứng đáng buồn trong bệnh nha chu và thường là do nguyên nhân tại chỗ (như viêm nướu, chấn thương khớp cắn).

Một phần của tài liệu tài liệu răng hàm mặt (Trang 36 - 38)