Tổ chức tế bào là tổ chức liên kết lỏng lẻo, gồm những bó sợi keo, sợi chun, và những tế
bào liên kết tự do, tất cả xen kẽ nhau. Những vùng tổ chức mỡ gồm có những tế bào mỡ rất lớn, hình cầu hay đa diện, làm thành những thùy hay đám, được ngăn cách bởi những vách tổ chức liên kết xơ. Những mạch máu nhỏ và hệ thống lâm ba trong vùng hợp thành tổ chức liên kết hoàn chỉnh. Hệ thống bám của cơ - cân vào mặt ngoài hay mặt trong xương hàm trên và hàm dưới, ngăn thành những vùng trong đó có tổ chức tế bào. Tổ chức tế bào này thông thương với nhau mặc dầu có những vách ngăn cân - cơ, do đó viêm nhiễm từ vùng này dễ lan rộng sang những vùng khác. Những vùng thường bị viêm nhiễm như: Vùng má, vùng sàn miệng, vùng cắn, vùng tuyến mang tai.
2.1. Vùng má ở trưóc bờ trước cơ cắn
Gồm những cơ bám da mặt, giữa các cơ là những khoang tổ chức liên kết lỏng lẻo, nơi hay hình thành áp xe má. Tổ chức tế bào mỡ của má thông với hố thái dương và cung tiếp.
2.2. Vùng sàn miệng
Hình thành bởi phần mềm đóng kín khoang miệng ở phía dưới gồm những vùng quan trọng nằm trên và dưới cơ hàm - móng như vùng dưới hàm (dưới hàm-móng), vùng dưới lưỡi (trên hàm-móng) và vùng dưới cằm.
2.3. Vùng cắn
Đi từ cung tiếp đến bờ dưới xương hàm dưới, ở phía trước là bờ trước cơ cắn, ở phía sau là bờ sau cành lên xương hàm dưới.
Phía sau vùng cắn thông với vùng mang tai, phía trong với khoang bên hầu, phía trên với hố thái dương nông và sâu. Về phương diện giải phẫu, hố chân bướm hàm và hố dưới thái dương được mô tả thành từng thể riêng, nhưng vì cùng nằm chung trong một vùng sau hàm, thường bị viêm nhiễm do răng, nên về bệnh lý được mô tả chung là áp xe hố chân bướm-hàm.
2.4. Vùng mang tai
- Thành sau là bờ trước cơức-đòn-chũm và xương chũm. - Thành trước là bờ sau của cành lên xương hàm dưới.
- Thành trong: Giữa cân liên cơ chân bướm và dây chằng trâm - hàm có một khe làm thông vùng mang tai với khoang bên hầu, qua khe này tuyến mang tai kéo dài vào khoang bên hầu.
- Thành trên tương ứng với ống tai ngoài.
- Thành dưới là giải hàm đi từ cơức-đòn-chũm tới góc hàm, ngăn vùng mang tai và vùng dưới hàm.
- Các thành phần giải phẫu có trong vùng mang tai.
+ Tuyến mang tai, ống Sténon, cơ cắn, xương hàm dưới, cơ chân bướm trong, thành hầu vùng amiđan, cơức - đòn - chũm, cơ nhị thân, cơ trâm móng, dây chằng trâm móng, dây chằng trâm hàm, cơ trâm lưỡi, cơ trâm hầu.
+ Mạch máu và thần kinh mặt đi qua những thành phần nói trên.
3. NGUYÊN NHÂN
3.1. Do răng
- Trước hết là những biến chứng do sâu răng, viêm tủy, tiếp theo là viêm tổ chức quanh chóp răng. U hạt và nang răng hình thành quanh chóp răng sớm hay muộn cũng bị viêm, và từ đó viêm lan rộng đến tổ chức tế bào và phần mềm.
- Sang chấn răng (gây rạn nứt, đụng giập, sai khớp, gãy) làm tủy răng bị chết sau đó bị nhiễm khuẩn.
- Tai nạn do mọc răng sữa, răng vĩnh viễn, nhất là răng khôn (mọc lệnh, mọc ngầm).
3.2. Viêm nha chu nhất là khi có túi mủ, vi khuẩn xâm nhập trực tiếp vào tổ chức tế bào 3.3. Do điều trị 3.3. Do điều trị
- Điều trị tủy răng, đẩy tổ chức tủy nhiễm khuẩn qua chóp răng, hàn ống tủy răng chưa tốt. - Lấy cao răng
- Nhổ răng: nhiễm khuẩn sau nhổ hoặc nhiễm khuẩn do sang chấn làm rách lợi, tổn thương xương ổ răng.
- Tai biến do làm răng hàm giả: mài răng làm tổn thương răng sống, tháo lắp hàm giả gây sang chấn.
- Tai nạn do chỉnh hình răng: lực kéo quá mạnh làm răng bị chết tuỷ. - Phẫu thuật nha chu, phẫu thuật hàm mặt, phẫu thuật chỉnh hình.
3.4. Những nguyên nhân khác
- Viêm tủy xương hàm, vi khuẩn lan vào phần mềm.
- Vết thương phần mềm hàm mặt làm rách nát tổ chức, vết thương chột, dị vật nằm trong tổ
chức.
- Nhiễm khuẩn tuyến nước bọt: viêm tuyến nước bọt, sỏi tuyến, sỏi ống tiết nước bọt gây nhiễm khuẩn. Từ nhiễm khuẩn tuyến hay ống tiết nước bọt gây nhiễm khuẩn phần mềm tương ứng. - Nhiễm khuẩn da và niêm mạc như viêm nang lông, viêm da, viêm miệng, nhọt ở mặt (nhiễm tụ
cầu khuẩn nặng, đinh râu). Đinh râu có thể gây nhiễm khuẩn nặng.
- Nhiễm khuẩn amiđan có thể gây áp xe khoang bên hầu hay quanh amiđan.
- Viêm xoang hàm trên biến chứng gây viêm xương hàm và sau đó nhiễm khuẩn phần mềm. Tai nạn do kỹ thuật chọc xoang gây nhiễm khuẩn vào các vùng quanh hàm.
- Tai nạn do gây tê: thuốc tê, dụng cụ không vô khuẩn.