USD ■ Tổng trị giá

Một phần của tài liệu Bước đầu khảo sát và đánh giá năng lực sản xuất nguyên liệu làm thuốc ở việt nam (Trang 62 - 66)

10 Thiết bị trao đổi ion Hungari

USD ■ Tổng trị giá

giai đoạn 2000-2004

________ _______________________________________Đơn vị: 1000 USD

\Chỉ tiêu

Năm \

Tổng trị giá nhập khẩu H i rên liệu nhập khẩu Trị giá Tỷ lệ tăng trưởng % (nhịpccsà) Tri giá . . . ' - , : Tỷ trọng (%) Tỷ lệ tăng trưởng % (nhịp cơ sở) 2000 397.935 100 71.627 18,00 100,0 2001 417.630 104,9 74.128 17,75 103,5 2002 417.334 104,8 91.823 22,00 128,2 2003 451.352 113,4 84.531 18,73 118,0 2004 475.000 119,4 86.000 18,11 120,1

(Nguồn: Cục Quản lý Dược Việt Nam)

USD ■ Tổng trị giá ■ Tổng trị giá nhập khẩu ■ Nguyên liệu nhập khẩu 500000 450000 400000 350000 300000 250000 200000 150000 100000 50000 0 2000 2001 2002 2003 2004 Năm

Hình 3.15: Biểu đồ tổng trị giá nhập khẩu và trị giá NLLT nhập khẩu giai đoạn 2000-2004

% 140---120 120 1 0 0--- * —♦—Tổng trị giá nhập khẩu 80 60 40 20 0 --- —■— Nguyên liệu nhập khẩu 2000 2001 2002 2003 2004 Năm

Hình 3.16: Biểu đồ tốc độ tăng trưởng của tổng trị giá nhập khẩu và

Nhân xét:

* Về tổng trị giá nhập khẩu:

Trong giai đoạn 2000-2004, TTGNK thuốc và nguyên liệu làm thuốc nhìn chung tăng đều đặn hàng năm, từ 397.935.000 USD năm 2000 lên đến 475.000.000 USD năm 2004. Năm 2004 là năm có mức tăng cao nhất ở giai đoạn này, tăng 119,4% so với năm 2000. Riêng năm 2002, TTGNK có giảm một chút so với năm 2001 (đạt 99,93% so với 2001).

TTGNK tăng lên chứng tỏ nhu cầu sử dụng thuốc trong nước tăng lên, tương ứng với mức tăng của tiền thuốc bình quân đầu người. Chỉ tiêu này tăng cũng chứng tỏ sự phụ thuộc của ngành dược nước ta vào nhập khẩu ngày càng nhiều do công nghiệp dược trong nước vẫn chưa đáp ứng đủ thuốc theo nhu cầu của người dân.

* Về nguyên liệu làm thuốc:

Trong giai đoạn 2000-2004, trị giá NLLT nhập khẩu có tăng trưởng nhưng thất thường. NLLT nhập khẩu tăng từ 71.627.000 USD năm 2000 lên 74.128.000 USD năm 2001, tăng 103,5%. Đến năm 2002, NLLT nhập khẩu tăng vọt lên 91.823.000 USD, tăng 128,2% so với năm 2000. Sau đó, giá trị này lại giảm xuống trong hai năm gần đây, lần lượt là 84.531.000 USD và 86.000.000 USD trong năm 2003 và 2004.

Về tỷ trọng, NLLT nhập khẩu thường chiếm khoảng 18% so với TTGNK. Riêng năm 2002, trị giá nguyên liệu nhập khẩu chiếm 22% tổng trị

nhiều nguyên liệu để phục vụ cho sản xuất trong nước, từ đó giá trị thuốc sản xuất trong nước cũng tăng lên.

Qua trị giá NLLT nhập khẩu, có thể thấy ngành công nghiệp dược nước ta vẫn chủ yếu là công nghiệp bào chế dựa trên nguyên liệu nhập từ nước ngoài, nhất là các nguyên liệu còn đang được bảo hộ sở hữu trí tuệ và nguyên liệu để sản xuất các bệnh có nhu cầu lớn như bệnh tim mạch, các bệnh có liên quan đến nhiễm khuẩn, HIV/AIDS... Trị giá NLLT nhập khẩu cũng cho thấy rõ hơn năng lực yếu kém của công nghiệp sản xuất nguyên liệu trong nước.

3.3.Ố.2. Số lượng, chủng loại, khối lượng nguyên liệu làm thuốc nhập khẩu:

*Cơ cấu nguyên liệu làm thuốc nhập khẩu:

Số doanh nghiệp tham gia nhập khẩu nguyên liệu dược phẩm trong năm 2004 là 235 đơn vị, trong số đó có 25 đơn vị đạt trị giá nhập khẩu trên 1 triệu USD. Nhưng do số liệu báo cáo không đầy đủ, đề tài tiến hành thống kê trên 27 đơn vị để có thể nắm được khái quát về chủng loại, số lượng, khối lượng nguyên liệu làm thuốc nhập khẩu. Đây là các đơn vị có kim ngạch nhập khẩu vào loại lớn (danh sách 27 cơ sở xem phụ lục). Đề tài tiến hành thống kê 5 loại kháng sinh hay được sử dụng nhất trong cả điều trị nội trú và ngoại trú, 5 nguyên liệu trong nhóm hạ nhiệt giảm đau chống viêm, 3 nguyên liệu vitamin, Sulfamethoxazol và Trimethoprim. Đây là các nguyên liệu thường được nhập khẩu với số lớn. Kết quả thu được như sau:

Bảng 3.29: Khối lượng nhập khẩu của một số nguyên liệu năm 2002-2003

______________________ Đơn vị tính: Kg

TT Tên nguyên liệu Năm 2002 Năm 2003

1 Ampicillin 145.355 171.265 2 Amoxicillin 180.606 222.919 3 Cephalexin 68.535 71.500 4 Erythromycin 42.240 22.540 5 Tetracylin 96.751 94.289 6 Aspirin 79.000 42.050 53

7 Paracetamol 1.031.950 1.248.4758 Ibuproíen 22.500 16.000 8 Ibuproíen 22.500 16.000 9 Indomethacin 800 715 10 Prednisolon 2.155 1.470 11 Vitamin BI 79.460 101.220 12 Vitamin B6 61.571 69.230 13 Vitamin c 292.117 304.490 14 Sulfamethoxazol và Trimethoprim 201.835 195.200

(Nguồn: Cục quản lý Dược Việt Nam) Nhân xét_i

Bảng số liệu cho thấy Paracetamol được nhập với số lượng khổng lồ đạt gần 3000 tấn năm 2003. Ampicillin, Amoxicillin, Tetracylin, Sulfamethoxazol và Trimethoprim và 3 loại vitamin cũng được nhập với số lượng rất lớn. Điều này chứng tỏ nhu cầu thực tế đối với các loại nguyên liệu này cho sản xuất ở nước ta là rất nhiều. Tuy vậy công nghiệp nguyên liệu chưa đáp ứng được. Ngay cả hai loại kháng sinh đã sản xuất được trong nước là Ampicillin, Amoxicillin vẫn phải nhập khẩu thêm rất nhiều. Đây có thể coi là gợi ý cho công nghiệp nguyên liệu trong thời gian tới chú trọng đầu tư sản xuất để đáp ứng nhu cầu.

Trong cơ cấu nguyên liệu nhập khẩu, kháng sinh, vitamin, hạ nhiệt giảm đau là 3 nhóm thuốc được nhập khẩu với nhiều chủng loại và số lượng lớn: kháng sinh - 34 loại, vitamin - 15 loại nhập, hạ nhiệt giảm đau - 18 loại. Riêng nguyên liệu kháng sinh được nhập chủ yếu từ Trung Quốc và Ân Độ, nhưng mặt hàng kháng sinh của hai nước này không trùng nhau. Nguyên liệu kháng sinh nhập từ Ân Độ chủ yếu là Amoxicillin, Ampicillin, Cephalexin và Cefuroxim, còn nhập từ Trung Quốc thường là Tetracylin, Gentamycin, Lincomycin... Mặc dù nhập khẩu từ hai nước trên được lợi thế về giá thành nhưng các mặt hàng chủ yếu là các nguyên liệu sản xuất kháng sinh thế hệ cũ và vitamin. Còn nguyên liệu để sản xuất kháng sinh thế hệ mới và thuốc đặc trị vẫn phải nhập từ các nước Pháp, Nhật, Anh, Mỹ, Hàn Quốc... và theo

hoặc nếu có thì cũng chỉ với số lượng nhập hạn chế. Điều này thể hiện năng lực sản xuất của các cơ sở trong nước mới chỉ dừng ở mức sản xuất các thành phẩm điều trị các bệnh thông thường với dạng bào chế đơn giản.

*Thị trường nhập khẩu nguyên liệu làm thuốc:

Hàn Quốc 2%

Hồng Kông 2% Tây Ban Nha3% -

Áo 3% Pháp 3% Đức 5% Các nước khác 14 Trung Quốc 29% Singapore 13%

Hình 3.17: Biểu đồ cơ cấu thị trường nhập khẩu nguyên liệu năm 2004

Các mặt hàng nguyên liệu được nhập chủ yếu từ Trung Quốc và Ấn Độ. Chỉ riêng trị giá nhập khẩu nguyên liệu từ hai nước này đã chiếm gần 60% tổng trị giá nhập khẩu cả năm 2004.

Ngoài ra, các cơ sơ sản xuất cũng nhập khẩu từ Pháp, Thuỵ Sỹ, Tây Ban Nha, Hàn Quốc, Hồng Kông, Mỹ, Nhật Bản, Anh...Các nguyên liệu sản xuất thuốc kháng sinh thế hệ mới và thuốc đặc trị phần lớn được nhập khẩu từ những nước này với giá cao và lượng nhập hạn chế.

Một phần của tài liệu Bước đầu khảo sát và đánh giá năng lực sản xuất nguyên liệu làm thuốc ở việt nam (Trang 62 - 66)