BÀN LUẬN VỂ NĂNG Lực SẢN XUÂT NGUYÊN LIỆU Ở VIỆT NAM:

Một phần của tài liệu Bước đầu khảo sát và đánh giá năng lực sản xuất nguyên liệu làm thuốc ở việt nam (Trang 66 - 71)

10 Thiết bị trao đổi ion Hungari

3.4. BÀN LUẬN VỂ NĂNG Lực SẢN XUÂT NGUYÊN LIỆU Ở VIỆT NAM:

NAM:

Qua nghiên cứu về mô hình bệnh tật của Việt Nam, có thể thấy rằng nhu cầu thuốc của nước ta là rất lớn và đa dạng, từ những loại để điều trị các bệnh nhiễm vi khuẩn, vi rút đến những loại thuốc để điều trị các bệnh của xã hội phát triển như bệnh về tim mạch, tiểu đường, tai nạn giao thông... Hơn nữa, trong những năm gần đây, GDP và thu nhập bình quân đầu người liên tục tăng, tiền thuốc bình quân đầu người cũng tăng chứng tỏ khả năng chi trả của người dân đã cao hơn, đồng thời nhu cầu thuốc phục vụ công tác chăm sóc sức khoẻ cũng theo đó ngày càng tăng lên. Để đáp ứng được nhu

cầu thuốc này, ngành công nghiệp dược phải có một trình độ phát triển tương ứng và phải được đầu tư thích đáng.

Song trên thực tế, năng lực sản xuất nguyên liệu làm thuốc của ngành công nghiệp dược nước ta còn nhiều yếu kém, sản xuất hầu như chưa đáng kể và chưa đáp ứng được nhu cầu điều trị, thiếu cả về số lượng chất lượng và chủng loại nguyên liệu. Nguyên liệu hoá dược chủ yếu là các hoá chất vô cơ thông thường như các muối vô cơ của Natri, Calci, Magnesi... và một số hoạt chất hữu cơ có kỹ thuật sản xuất đơn giản như Ether mê, Terpin Hydrat... Nguyên liệu kháng sinh chỉ sản xuất được hai loại là Ampicillin và Amoxicillin trong tổng số 34 loại cần cho sản xuất. Còn lại là các loại tinh dầu và hoạt chất được chiết xuất từ dược liệu. Đến nay chỉ có 3 loại nguyên liệu có thể đáp ứng về cơ bản nhu cầu trong nước và bước đầu xuất khẩu là Ampicillin, Amoxicillin, Artemisinin và dẫn chất. 94,05% nguyên liệu phục vụ sản xuất đều phải nhập khẩu.

Năng lực sản xuất nguyên liệu hạn chế như vậy là do nhiêu nguyên nhân, trong đó nổi lên mấy nguyên nhân cơ bản sau. Trước hết, về cơ sở vật chất, cả nước có 162 doanh nghiệp sản xuất thuốc tân dược nhưng chỉ có 6 cơ sở sản xuất nguyên liệu trên quy mô công nghiệp (chiếm 3,7%). Trang thiết bị máy móc thì nghèo nàn, thiếu thốn. Có thể lấy xí nghiệp Hoá dược, đơn vị duy nhất sản xuất nguyên liệu hoá dược, làm điển hình. Trình độ công nghệ đây vô cùng lạc hậu, máy móc cũ kĩ, tất cả đều được sản xuất từ 1/4 thế kỷ trước, không có sự đầu tư nào đáng kể. Với một điều kiện vật chất như vậy thì khó có thể đòi hỏi công nghiệp nguyên liệu sản xuất được những mặt hàng hoá dược phức tạp, có hàm lượng chất xám cao để sản xuất các thuốc đặc trị.

Về vấn đê nghiên cứu khoa học dược, nhà nước cũng đã đầu tư tập trung vào lĩnh vực dược liệu, một thế mạnh của Việt Nam. Kết quả của sự đầu tư này thể hiện ở hàng loạt hoạt chất chiết xuất từ dược liệu có giá trị, không những đáp ứng nhu cầu sản xuất thuốc trong nước mà còn xuất khẩu tốt, điển hình là Artemisinin và dẫn chất. Tuy nhiên những nghiên cứu trong lĩnh vực nguyên liệu hoá dược và kháng sinh còn khiêm tốn. Hiện nay, tuy đã nghiên cứu thành công kháng sinh Ceíalosporin thế hệ 3 trong phòng thí

nghiệm nhưng việc triển khai trên quy mô công nghiệp không phải đơn giản. Nước ta cũng còn thiếu những chuyên gia nghiên cứu sâu về lĩnh vực nguyên liệu dược.

Vấn đề vốn đầu tư là một khó khăn nữa của ngành công nghiệp sản xuất nguyên liệu nước ta. Để xây dựng dây chuyền sản xuất kháng sinh và nguyên liệu hoá dược rất phức tạp, đòi hỏi độ tinh vi cao, đội ngũ cán bộ đa dạng, vốn đầu tư lớn. Hơn nữa nước ta chưa có sự phát triển đồng bộ của một số ngành hỗ trợ như công nghiệp hoá chất, công nghiệp hoá dầu, công nghệ sinh học, công nghiệp chế tạo máy và thiết bị chính xác... khiến cho việc phát triển công nghiệp hoá dược, công nghiệp kháng sinh là rất khó khăn.

Còn một vấn đề nữa có ảnh hưởng lớn đến việc sản xuất nguyên liệu ở nước ta mà hiện nay đang được Cục quản lý Dược và Tổng cồng ty Dược bàn đến rất nhiều. Đó là khi tiến hành đầu tư sản xuất bất kỳ sản phẩm nào, cụ thể ở đây là nguyên liệu làm thuốc, bên cạnh khả năng của ngành công nghiệp dược còn phải tính đến một nhân tố quan trọng chính là thị trường đầu ra cho sản phẩm. Theo lý thuyết của kinh tế học, các quốc gia nhỏ khi sản xuất đi sau, phải tốn kém một khoản chi phí cho R&D và đầu tư dây chuyền công nghệ từ đầu, sản phẩm làm ra bao giờ cũng có giá thành cao hơn các nước đã sản xuất trước và có thời gian khấu hao máy móc thiết bị. Do vậy, các nguyên liệu làm thuốc sau khi được sản xuất trong nước chắc chắn sẽ có giá thành cao hơn nguyên liệu nhập khẩu từ một số nguồn từ Trung Quốc và Ân Độ, những nước đã có một khoảng thời gian dài sản xuất nguyên liệu và đã khấu hao hết tiền bản quyền phát minh, trang thiết bị... Như vậy, chắc chắn nguyên liệu làm ra sẽ bị các cơ sở trong nước từ chối mua và thay vào đó là tìm nguồn nhập khẩu. Ví dụ nguyên liệu Amoxicillin của công ty Mekophar sản xuất có giá 32 USD/kg trong khi giá loại nguyên liệu này của Ấn Độ dao động trong khoảng từ 20 đến 25 USD/KG. Đây đang là vấn đề được nhà nước nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi quyết định đầu tư sản xuất bất kỳ loại nguyên liệu nào và điều này cũng lý giải một phần tại sao công nghiệp sản xuất nguyên liệu trong nước chưa phát triển.

Những nguyên nhân trên đây có thể coi là những yếu tố cơ bản khiến cho ngành công nghiệp nguyên liệu chưa thể đáp ứng nhu cầu sản xuất trong

nước. Có thể nói thực trạng sản xuất nguyên liệu làm thuốc ở Việt Nam còn chậm phát triển. Để có thể bước đầu đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất trong nước, khắc phục tình trạng lệ thuộc vào nhập khẩu, công nghiệp dược Việt Nam cần có sự định hướng, đầu tư, quan tâm thích đáng. Những cơ hội, tiềm năng phát triển của công nghiệp nguyên liệu vẫn còn ở phía trước và vấn đề là phải tận dụng được những cơ hội đó.

Trước hết, đó là tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên phục vụ công nghiệp nguyên liệu. Điều kiện tự nhiên cho nước ta một nguồn dược liệu đa dạng và phong phú cả về số lượng, chất lượng và chủng loại, đó là nguồn nguyên liệu dồi dào cho công nghiệp hoá dược. Trên cơ sở nguồn dược liệu tự nhiên, chúng ta đã chiết xuất được nhiều hoạt chất có hoạt tính sinh học cao để cung cấp cho dược phẩm như: chiết Artemisinin từ Thanh hao hoa vàng, Berberin từ Vàng đắng, Rutin từ Hoa hoè, Diosgenin từ củ Dioscorea... Bên cạnh đó, nước ta còn có nguồn tài nguyên đa dạng với trữ lượng đáng kể cho việc phát triển công nghiệp hoá chất và hoá dầu như dầu mỏ, khí thiên nhiên, pyrid, than đá, quặng kim loại nhôm, sắt, kẽm... Đây thực sự là một nguồn nguyên liệu tiềm tàng cho công nghiệp hoá dược cần được tận dụng và khai thác triệt để.

Hơn nữa, Việt Nam là thành viên của khối ASEAN và APEC, lại đang xúc tiến để gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO. Điều này sẽ đem lại cho ngành dược cơ hội gia nhập vào thị trường khu vực và thế giới đầy rộng lớn. Nước ta lại là nước đi sau về phát triển khoa học kỹ thuật. Vì vậy có thể tận dụng lợi thế này đi tắt đón đầu, mua và chuyển nhượng các bí quyết sản xuất nguyên liệu của nước ngoài để sản xuất trong nước. Trong điều kiện hội nhập, nếu nhà nước có cơ chế chính sách hợp lý, khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài hơn nữa, thì ngành công nghiệp dược nước ta sẽ có

cơ hội tiếp thu công nghệ mói thông qua chuyển giao công nghệ, sản xuất nhượng quyền và gia công sản xuất. Hiện nay có 31 dự án có vốn đầu tư nước ngoài đã đăng ký, trong đó đa phần là các dự án sản xuất thành phẩm, chưa có dự án nào sản xuất nguyên liệu. [13] Đây là khoảng trống có thể khuyến khích hợp tác đầu tư.

Với những cơ hội ở trước mắt, ngành công nghiệp dược có thể tận dụng để phát triển, đặc biệt là công nghiệp nguyên liệu để thoát ra khỏi tình trạng lạc hậu hiện nay. Nếu được như vậy, công nghiệp sản xuất nguyên liệu sẽ từng bước đáp ứng nhu cầu sản xuất trong nước và hướng tới xuất khẩu, điều mà công nghiệp dược của Ân Độ và Trung Quốc, hai quốc gia có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam, đã làm được. Trên cơ sở các điều kiện và môi trường thuận lợi, nên chăng nhà nước đầu tư sản xuất một số nguyên liệu làm thuốc có các điều kiện sau:

- Nhu cầu sử dụng phục vụ sản xuất lớn nhất (khối lượng lớn nhất)

- Là nhóm thuốc thiết yếu giải quyết những bệnh tật phổ biến trong mô hình bệnh tật của nước ta

- Có công nghệ sản xuất đơn giản, có thể triển khai áp dụng trong nước - Đầu tư vốn cho cơ sở vật chất, dây chuyền sản xuất, nguồn nhân lực

ban đầu không quá cao

Khi đã lựa chọn được những nguyên liệu thoả mãn các nhu cầu trên, các cơ quan, đơn vị có chức năng sẽ tiến hành các bước cần thiết để triển khai. Với sự chuẩn bị và tính toán kỹ lưỡng như vậy, vấn đề nguyên liệu làm thuốc sẽ được giải quyết và ngành công nghiệp sản xuất nguyên liệu làm thuốc ở nước ta sẽ từng bước phát triển.

Một phần của tài liệu Bước đầu khảo sát và đánh giá năng lực sản xuất nguyên liệu làm thuốc ở việt nam (Trang 66 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)