PHẦN III KẾT QUẢ NGHIÊN cứu VÀ BÀN LUẬN 3.1 KẾT QUẢ KHẢO SÁT MÔ HÌNH BỆNH TẬT NHÂN Tố

Một phần của tài liệu Bước đầu khảo sát và đánh giá năng lực sản xuất nguyên liệu làm thuốc ở việt nam (Trang 32 - 35)

3.1. KẾT QUẢ KHẢO SÁT MÔ HÌNH BỆNH TẬT - NHÂN Tố CHÍNH QUYẾT ĐỊNH NHU CẦU THUỐC:

Quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng là mối quan hệ cung cầu, đặc biệt việc cung ứng thuốc phải đáp ứng thiết thực cho nhu cầu đấu tranh bệnh tật. Vì vậy, để đánh giá chính xác và khách quan năng lực sản xuất nguyên liệu của các cơ sở sản xuất trong nước, trước hết phải xác định được nhu cầu thuốc thực tế cần thiết phục vụ công tác phòng và chữa bệnh. Một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định nhu cầu thuốc là mô hình bệnh tật của đất nước, với những số liệu khảo sát được dưới đây.

3.1.1. Xu hướng bệnh tật tử vong:

Bảng 3.8: Xu hướng bệnh tật tử vong của nước ta qua một số năm

Đơn vị: Tỷ lệ % TT Chương bệnh Năm 1976 Năm 1986 Năml996 Năm 2003

1 Bệnh dịch lây Mắc 55,50 59,20 37,63 27,44 Chết 53,06 52,10 33,13 17,42 2 Bệnh không lây Mắc 42,65 39,00 50,02 60,61 Chết 44,71 41,80 43,67 59,12 3 Tai nạn, ngộ độc, chấn thương Mắc 1,84 1,80 12,35 11,95 Chết 2,23 6,10 23,20 23,46

(Nguồn: Niên giám thống kê y tế năm 1996,2003)

Bệnh dịch lây

— Bệnh không lây

ầ. Tai nạn, ngộ độc, chấn thương

1976 1986 1996 2003 Năm

Hình 3.5: Biểu đồ xu hướng mắc bệnh của nước ta qua một số năm

2010 10

n

% 7060 60 50 40 30 20 10 0 1976 1986 1996 2003 Năm

Hình 3.6: Biểu đồ xu hướng tử vong của nước ta qua một số năm

Nhân xét_i

* Xu hướng mắc bệnh:

Từ năm 1976 đến nay tỷ lệ mắc các bệnh dịch lây có xu hướng giảm mạnh, từ 55,50% năm 1976 xuống chỉ còn 27,44% năm 2003. Ngược lại, tỷ lệ mắc các bệnh không lây lại có xu hướng tăng, từ mức 42,65% năm 1976 tăng lên 60,61% năm 2003. Nguyên nhân do trong những năm gần đây, khi kinh tế đất nước phát triển, điều kiện sống, dinh dưỡng và vệ sinh của nhân dân được cải thiện đáng kể, tỷ lệ mắc các bệnh dịch lây có xu hướng giảm; đồng thời quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước làm xuất hiện các căn bệnh của xã hội công nghiệp như tiểu đường, cao huyết áp, gout...

Các bệnh thuộc nhóm tai nạn, ngộ độc, chấn thương có xu hướng tăng mạnh từ mức rất thấp là 1,84% năm 1976 lên đến mức 11,95% năm 2003. Đặc biệt, tình hình tai nạn giao thông diễn biến ngày càng phức tạp, năm 2003 xảy ra 20.969 vụ, làm 11.996 người bị thương và 20.847 người bị chết, số người chết cao nhất từ trước đến nay. Chính vì vậy, hiện nay các cơ quan chức năng đang hết sức cố gắng để làm giảm đến mức tối thiểu thiệt hại do tai nạn giao thông gây ra cho người dân.

* Xu hướng tử vong:

Giống như tỷ lệ mắc bệnh, tỷ lệ tử vong bởi các bệnh dịch lây cũng giảm nhanh, từ 53,06% năm 1976 xuống còn 17,42% năm 2003. Nguyên nhân là bởi cùng với đời sống ngày một nâng cao thì ngành y tế nước ta cũng

■ Bệnh dịch lây

■ Bệnh không lây

■Tai nạn, ngộ độc, chấn thương

đã có những tiến bộ đáng kể, có được những thuốc mới và hiệu quả để điều trị bệnh.

Tỷ lệ tử vong của các bệnh không lây ngày càng tăng lên tương ứng với tỷ lệ mắc các bệnh này, tăng từ 44,71% năm 1976 lên 59,12% năm 2003.

Tỷ lệ tử vong do tai nạn, ngộ độc, chấn thương tăng vọt lên từ mức 2,23% năm 1976 lên mức 23,46% năm 2003. Đây là vấn đề đáng quan tâm của toàn xã hội, đòi hỏi ngành y tế phải chũ trọng hơn nữa trong việc điều trị góp phần làm giảm tỷ lệ tử vong do tai nạn, ngộ độc, chấn thương.

3.1.2. Khảo sát cơ cấu bệnh tật theo chương bệnh (Theo phân loại bệnhtật của WHO): tật của WHO):

Bảng 3.9: Mô hình bệnh tật chung ở Việt Nam các năm 1999, 2001, 2003

_____________________________________ Đơn vị: Tỷ lệ %

TT Chương bệnh Năm 1999 Năm 2001 Năm 2003

Mác Mắc Chết Mắc Chết

1 Bệnh nhiễm trùng và ký sinh trùng 15,48 17,62 9,11 13,05 12,06 15,91

2 Bướu tân sinh 1,81 3,03 1,03 1,55 1,86 3,54

3 Bệnh máu, cơ quan tạo máu và rối loạn

liên quan đến miễn dịch

0,42 1,14 0,46 1,42 0,45 0,60

4 Bệnh nội tiết, dinh dưỡng, chuyển hoá 1,61 1,08 1,32 0,59 1,39 1,06

5 Rối loạn tâm thần và hành vi 0,73 0,14 0,58 0,08 0,07 0,11

6 Bệnh của hệ thần kinh 2,57 1,86 3,95 1,63 2,26 1,96 7 Bệnh mắt và phần phụ 3,43 0,03 2,77 0,04 2,71 0,15 8 Bệnh tai và xương chũm 0,59 0,01 0,84 0,04 0,08 0,24 9 Bệnh hệ tuần hoàn 5,76 22,79 5,44 17,44 6,09 19,41 10 Bệnh hệ hô hấp 22,85 11,60 23,85 16,27 18,42 9,93 11 Bệnh hệ tiêu hoấ 9,57 5,21 9,98 7,15 8,98 4,23

12 Bệnh của da và mô dưới 1,58 0,14 1,19 0,08 1,12 0,19

13 Bệnh của hệ cơ, xương khớp và mô liên

kết

2,78 0,13 3,97 0,13 2,63 0,16

14 Bệnh hệ tiết niệu, sinh dục 5,35 1,43 5,40 3,85 8,42 1,21

15 Thai nghén, sinh đẻ, hậu sản 11,28 0,38 12,46 0,38 14,53 1,49

16 Một số bệnh xuất phát sau thời kỳ chu

sinh

0,81 9,77 0,29 5,44 1,20 11,99

Một phần của tài liệu Bước đầu khảo sát và đánh giá năng lực sản xuất nguyên liệu làm thuốc ở việt nam (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)