PHẦN II ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu

Một phần của tài liệu Bước đầu khảo sát và đánh giá năng lực sản xuất nguyên liệu làm thuốc ở việt nam (Trang 28)

2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:

Đề tài tiến hành nghiên cứu trên các đối tượng sau:

- Niên giám thống kê y tế các năm, bảng phân loại bệnh tật ICD-10

- Báo cáo tổng kết của Cục quản lý Dược Việt Nam, Tổng công ty Dược

V iệt Nam các năm từ 2000 đến 2004

- Quyết định cấp số đăng ký thuốc trong nước và thuốc nước ngoài các năm từ 2000 đến 2004

- Một số cơ sở sản xuất nguyên liệu làm thuốc như: xí nghiệp Hoá dược, công ty Dược liệu TW 1, công ty CP Mekophar...

- Số liệu xuất khẩu và nhập khẩu nguyên liệu làm thuốc

- Đề án phát triển công nghiệp dược, báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể ngành dược, công nghiệp kháng sinh, công nghiệp hoá dược, dược liệu - Do thời gian có hạn, đề tài chỉ tiến hành nghiên cứu các nguyên liệu làm

thuốc có hoạt tính (hoạt chất) được sản xuất theo phương pháp tổng hợp, bán tổng hợp, chiết xuất từ dược liệu; không nghiên cứu các nguyên liệu là dược liệu dạng thô, nguyên liệu làm tá dược và dung môi

2.2. CÁC CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU:

Hình 1.1 cho thấy có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến năng lực sản xuất nguyên liệu làm thuốc. Tuy nhiên trong phạm vi nghiên cứu hạn chế của đề tài, với những mục tiêu đã định (xin xem trang 2), đề tài tiến hành khảo sát, đánh giá một số nội dung chủ yếu sau:

■ Mô hình bệnh tật

■ Danh mục nguyên liệu đăng ký lưu hành ■ Xuất khẩu nguyên liệu (giá trị, mặt hàng)

■ Các cở sở sản xuất nguyên liệu (số lượng, quy mô) ■ Trình độ công nghệ, nghiên cứu khoa học

■ Nhập khẩu nguyên liệu (chủng loại, khối lượng)

2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

Đề tài sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu sau:

2.3.1. Phương pháp hồi cứu:

Các số liệu về số đăng ký, xuất khẩu và nhập khẩu được thu thập từ sổ sách, báo cáo, trên cơ sở đó tiến hành phân tích, đánh giá.

SDK thuốc và nguyên liệu

Danh mục các nguyên liệu nhập khẩu (tên, số lượng,

giá trị tiền)

Các nguyên liệu xuất khẩu (tên, số lượng,

giá trị tiền)

^ H Ổ I C l Q

Tổng hợp - Phân tích

à Z T -

Xu hướng phát triển của Sự ảnh hưởng của các chỉ tiêu các chỉ tiêu đến vấn (mức độ tăng, giảm) đề nghiên cứu

z

Nhận xét đánh giá về thực trạng sản xuất nguyên liệu của Việt Nam

(đã sản xuất được gì, còn thiếu gì)

2.3.2. Phương pháp tỷ trọng:

Phương pháp tỷ trọng giúp chúng ta đánh giá chính xác các yếu tố cấu thành của các chỉ tiêu nghiên cứu. Trong phạm vi nghiên cứu của khoá luận này, phương pháp tỷ trọng được sử dụng để đánh giá tỷ lệ giữa nguyên liệu xuất khẩu (nhập khẩu) với tổng lượng xuất khẩu (nhập khẩu) của ngành dược, tỷ lệ giữa nguyên liệu đã sản xuất được trên nguyên liệu nhập khẩu... Từ đó rút ra nhận xét đánh giá năng lực sản xuất nguyên liệu của nước ta.

Năng lực sản xuất nguyên liệu làm thuốc chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau và được đánh giá dựa trên nhiều tiêu chí. Những yếu tố này có thể lượng giá hoặc không. Vì vậy đề tài sử dụng phương pháp mô hình hoá để thể hiện mối liên quan của tất cả các yếu tố này đến năng lực sản xuất.

Môi trườngvĩ mô

Khằ nâng xuất và rniập-khẩu Chủng loại (thiếu, đủ) Nguồn nhân lực, trình độ quản, ly Số lượng NLLT (nhiều, ít) Tiền vốn Đầu tư nước ngoài Máy Móc Thiết bị Dây chuyền guồn hoá chất, hoá dầu, cây thuốc Giá trị NLLT

Khối lượng NLLT Chất lượng NLLT

Hình 2.4: Một số yếu tố đầu vào và đầu ra đánh giá năng lực sản xuất NLLT

Các yếu tố vòng trong là yếu tố đầu vào, quyết định năng lực sản xuất. Các yếu tố vòng ngoài là các yếu tố đầu ra để đánh giá năng lực sản xuất nguyên liệu. Năng lực sản xuất được quyết định bởi nhu cầu thực tế, có thể do mô hình bệnh tật hay do nhu cầu của các cơ sở sản xuất. Mũi tên đi xuống thể hiện nhu cầu, mũi tên đi lên thể hiện khả năng đáp ứng. Tuy nước ta có

nhu cầu lớn về các loại nguyên liệu nhưng khả năng đáp ứng rất hạn chế, điều đó được thể hiện ở mức độ đậm nhạt của hai mũi tên.

2.3.4. Các phương pháp quản trị học:

Để đánh giá được toàn diện năng lực sản xuất nguyên liệu của các cơ sở sản xuất, đề tài sử dụng:

- Phương pháp phân tích S.W.O.T để tìm ra điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ của công nghiệp sản xuất nguyên liệu.

- Lý thuyết về 4M, I, T: phân tích theo 4 khía cạnh này để thu được một kết quả tổng quát về thực trạng của nước ta.

Sau khi tiến hành mô tả thực trạng, sơ bộ phân tích đánh giá về năng lực sản xuất nguyên liệu trong nước, về điểm mạnh, điểm yếu; từ đó bước đầu đề xuất một số giải pháp.

2.3.5. Phương pháp tìm xu hướng phát triển của chỉ tiêu:

Đề tài sử dụng phương pháp tìm xu hướng phát triển theo nhịp mắt xích và nhịp cơ sở của một số chỉ tiêu nghiên cứu như tiền thuốc bình quân đầu người, tổng giá trị xuất khẩu và nhập khẩu...Từ đó rút ra nhận xét và đánh giá.

2.3.6. Phương pháp trình bày nghiên cứu và xử lý số liệu:

- Phương pháp lập bảng s ố liệu: Lập bảng số liệu gốc hoặc bảng số liệu đã qua xử lý.

- Phương pháp vẽ biểu đồ: Dùng biểu đồ hình cột, hình đường, hình quạt để thể hiện các chỉ tiêu hoặc so sánh sự phát triển của các chỉ tiêu.

- Phương pháp xử lý số liệu: Dùng chương trình Microsoít Excel for Windows 2000, Microsoít Word for Windows 2000

Một phần của tài liệu Bước đầu khảo sát và đánh giá năng lực sản xuất nguyên liệu làm thuốc ở việt nam (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)