Ampicillin trihydrat compacted CT CP Mekophar TC

Một phần của tài liệu Bước đầu khảo sát và đánh giá năng lực sản xuất nguyên liệu làm thuốc ở việt nam (Trang 44 - 48)

45 Ampicillin trihydrat powder - TC 36

46 Amoxicillin trihydrat compacted - TC 36

47 Amoxicillin trihydrat powder - TC 36

Nhân xét:

Trong số 47 SDK là nguyên liệu thì có 14 SDK của tá dược, chiếm 29,78% và 33 SDK của hoạt chất thuốc chiếm 70,21%. Tuy nhiên do có sự trùng lặp giữa các cơ sở sản xuất nên trong 33 SDK nguyên liệu chỉ có 24 hoạt chất được sản xuất. Như vậy, so với 403 hoạt chất thuốc (tính đến 06/2004) của 7.355 thành phẩm đang được sản xuất và lưu hành trong nước thì số lượng nguyên liệu nước ta tự túc được quá ít, chỉ chiếm 5,95%. [5]. Do đó, các cơ sở sản xuất trong nước buộc phải nhập khẩu lượng nguyên liệu

còn lại (94,05%) để phục vụ cho công tác sản xuất kinh doanh, dẫn đến việc ngành công nghiệp dược nước ta phải lệ thuộc vào các hãng dược nước ngoài, cả về thành phẩm và nguyên liệu làm thuốc. Đây chính là nguyên nhân trực tiếp khiến cho thị trường thuốc suốt từ năm 2003 đến nay luôn có sự biến động về giá cả, chủ yếu là sự tăng giá quá mức các mặt hàng thuốc, tạo ra một gánh nặng lớn cho người bệnh và cho toàn xã hội.

5,95% □ NLLT phải nhập □ NLLT phải nhập khẩu ■ NLLT sản xuất trong nước 94,05%

Hình 3.9: Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ giữa NLLT sản xuất trong nước so với nhập khẩu

3.3.2.2. Chủng loại các nguyên liệu làm thuốc:

Do số liệu báo cáo không đầy đủ, đề tài tiến hành tổng hợp từ các nguồn số liệu chính quy các nguyên liệu được sản xuất theo phương pháp tổng hợp, bán tổng hợp và chiết xuất từ dược liệu (kể cả các nguyên liệu được đăng ký và không được đăng ký) theo phân loại dưới đây.

*Các nguyên liệu hoá dược:

Bảng 3.17: Danh mục các nguyên liệu hoá dược

Gác hoá chất vô cơ Gác hoá chất hữu cơ

Calci Clorid Kali Clorid Ethanol

Calci Bromid Natri Clorid Diethyl Phtalat

Calci Carbonat Natri Hydro Carbonat Methyl Salicylat

Calci Sulphat Sắt II Sulphat Phtalin Sulphathiazon

Calci Hydro Phosphat Sắt (II) oxalat Terpin Hydrat

Magnesi Sulíat Magnesi Trisilicat Ether Ethylic

Nhân xét:

Có thể thấy các sản phẩm hoá dược ở nước ta chủ yếu là các hoá chất vô cơ thông thường có công nghệ sản xuất đơn giản như các muối vô cơ của Natri, Calci, Magnesi, sắt.. một số ít hoá dược hữu cơ và cũng chỉ là những chất có kỹ thuật sản xuất đơn giản như Ether mê, Terpin, Diethyl Phtalat, Sulphathiazon; các tá dược như Magnesi Stearat...

Trong số các nguyên liệu hoá dược này, nếu phân loại theo tác dụng dược lý thì có thể thấy rõ sự thiếu hụt rất lớn các nguyên liệu làm thuốc đối với nhu cầu của các cơ sở sản xuất. Điển hình:

- Sulíamid kháng khuẩn: có 1/7 chất, chiếm 14,% - Các chất hạ nhiệt giảm đau: có 1/18 chất, chiếm 5,5% - Nhóm thuốc tê-mê: có 1/5 chất, chiếm 20%

- Thuốc long đờm: 1 chất, thuốc nhuận tràng: 1 chất - Một số muối vô cơ cung cấp ion

- Nhóm thuốc hormon, vitamin, lao, tim mạch, kháng histamin và các nhóm khác: không có nguyên liệu nào

Đặc biệt các thuốc hạ nhiệt, giảm đau, chống viêm ở nước ta thường có nhu cầu rất lớn do đặc điểm về địa lý của một nước nhiệt đới gió mùa ẩm, nhưng cũng mới chỉ sản xuất được 1 loại nguyên liệu trong 18 loại các cơ sở có khả năng sản xuất.

Như vậy, chủng loại của các nguyên liệu hoá dược còn nghèo nàn và còn thiếu nhiều so với nhu cầu sản xuất.

*Các nguyên liệu kháng sinh:

Ampicillin trihydrat Amoxicillin trihydrat

Nhân xét:

Sau khi nhà máy sản xuất của công ty cổ phần Mekophar đi vào hoạt động đã sản xuất được 2 loại kháng sinh của nhóm Penicillin, cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất. Nhưng số lượng này vẫn quá ít, chỉ chiếm 6% so với 34 hoạt chất kháng sinh đang được sử dụng cho sản xuất trong nước. Hai kháng sinh này được sản xuất bằng phương pháp bán tổng hợp từ các sản phẩm

trung gian là 6-amino penicilanic acid, Nitrogen lỏng.. .Hiện nay các nguyên liệu trung gian này vẫn phải nhập khẩu. Như vậy nguyên liệu kháng sinh chưa đáp ứng được nhu cầu về chủng loại kháng sinh để điều trị các bệnh nhiễm trùng hay mắc trong mô hình bệnh tật nước ta.

*Các nguyên liệu được chiết xuất từ dược liệu:

Bảng 3.18: Các hoạt chất chiết xuất từ dược liệu

TT Tên hoạt chất

1 Rutin chiết từ Hoa Hoè

2 Rotundin chiết từ Củ Bình Vôi

3 Artemisinin, Artesunat chiết từ cây Thanh Hao Hoa Vàng 4 Pluriamin chiết từ nhộng tằm khô

5 Berberin chiết từ Hoàng Đằng

6 Morphin, Narcotin chiết từ cây Thuốc phiện 7 Menthol chiết từ cây Bạc Hà

8 Terpineol, Eucalyptol chiết từ cây Tràm và một số cây thuộc họ Eucalyptus

9 Chitosan, Strophanthin, Resepin, Diosgenin, Palmatin 10 Vinblastin, Ajmalicin, Catharathin chiết từ cây Dừa cạn 11 Solasodin chiết từ cây Cà úc

12 Papain chiết từ cây Đu đủ 13 Một số loại tinh dầu khác

Nhân xét:

Có thể thấy đa phần các nguyên liệu được chiết xuất từ nguồn dược liệu dồi dào trong nước, trong đó có những nguyên liệu có giá trị xuất khẩu như các loại tinh dầu, Rutin... và có giá trị điều trị như các thuốc chữa bỏng, viêm gan, thuốc trợ tim, hạ huyết áp, thuốc an thần...

Trong các nguyên liệu trên, các hoạt chất chiết xuất từ cây Thanh hao hoa vàng là Artemisin và dẫn chất đã đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất thuốc chữa sốt rét, không những phục vụ nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu. Berberin cũng chiết xuất được với một số lượng lớn. Đặc biệt các alcaloid của

cây Dừa cạn được sử dụng để sản xuất thuốc điều trị ung thư, trong khi các cơ sở sản xuất trong nước ít đầu tư cho nhóm thuốc này.

Tuy nhiên, nguồn tài nguyên dược liệu ở nước ta còn vô cùng dồi dào, có thể khai thác được nhiều loại hoạt chất khác. Vấn đề là cần sự đầu tư và quan tâm đầy đủ của nhà nước và bản thân các cơ sở sản xuất.

*Kết luận:

Như vậy, trong hàng trăm hoạt chất cơ bản cần thiết sản xuất phục vụ nhu cầu để điều trị các bệnh về đường hô hấp, nhiễm trùng, nhiễm khuẩn, tim mạch, chấn thương sọ não và tai nạn giao thông...(các bệnh hay mắc theo MHBT của nước ta ba năm gần đây) ngành công nghiệp sản xuất nguyên liệu nước ta vẫn chưa đáp ứng được. Chỉ có ba loại nguyên liệu là Artemisinin và dẫn chất, Ampicillin, Amoxicillin cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất trong nước. Các loại nguyên liệu khác đáp ứng không đáng kể và có giá trị thấp. Phần lớn nguyên liệu đều phải nhập khẩu.

3.3.2.3. Khối lượng một số nguyên liệu làm thuốc:

Nói chung, các nguyên liệu hoá dược sản xuất ở nước ta chỉ có khối lượng nhỏ, không đủ đáp ứng nhu cầu sản xuất và thường là những nguyên liệu có giá trị thấp, có kỹ thuật sản xuất đơn giản như các muối vô cơ và một số ít hoá dược hữu cơ. Khối lượng của một số nguyên liệu hoá dược cơ bản sản xuất những năm gần đây được thể hiện trong bảng sau.

Bảng 3.19: sản lượng một số nguyên liệu hoá dược đã sản xuất được trong nước qua các năm

TT Tên nguyên liệu Đơn vị Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003

1 Calci Clorid tiêm Kg 2.040 1.020 2.040 2.040

2 Magnesi Sulíat tiêm - 850 399 500 2.350

Một phần của tài liệu Bước đầu khảo sát và đánh giá năng lực sản xuất nguyên liệu làm thuốc ở việt nam (Trang 44 - 48)