4.1. KẾT LUẬN:
Sau khi tiến hành khảo sát, phân tích một số chỉ tiêu nhằm đánh giá năng lực sản xuất nguyên liệu làm thuốc trong nước, đề tài đã thu được các kết quả nghiên cứu sau:
4.1.1. Mô hình bệnh tật có đặc điểm biến đổi và phức tạp, kết hợp giữa MHBT của các nước đang phát triển và các nước phát triển. Đây là yếu tố trực tiếp quyết định nhu cầu thuốc trong nước và việc sản xuất nguyên liệu là nhằm đáp ứng nhu cầu này.
■ Tỷ lệ mắc các bệnh dịch lây có xu hướng giảm dần qua các năm, từ 55,50% năm 1976 còn 27,44% năm 2003. Tỷ lệ tử vong bệnh dịch lây có xu hướng giảm.
■ Tỷ lệ mắc các bệnh không lây có xu hướng tăng, từ 42,65% năm 1976 lên mức 60,61% năm 2003. Tỷ lệ tử vong của bệnh không lây tăng đều đặn. ■ Tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do tai nạn, ngộ độc, chấn thương tăng từ mức
thấp năm 1976 lên mức cao năm 2003.
4.1.2. Trong những năm gần đây, dân số, GDP, tốc độ phát triển kinh tế, ngân sách dành cho y tế, tiền thuốc bình quân đầu người đều đặn tăng. Đây là những yếu tố góp phần ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu dùng thuốc của nhân dân. Khi các chỉ số này tăng thể hiện nhu cầu thuốc cũng tăng và là yếu tố kích thích cung ứng thuốc.
4.1.3. Qua khảo sát số lượng thuốc và nguyên liệu đăng ký, trong số 7.355 SDK còn hiệu lực của thuốc trong nước tính đến hết năm 2004, chỉ có 47 SDK là của nguyên liệu làm thuốc, chiếm 0,64% so với tổng SDK thuốc trong nước. Điều này phản ánh thực tế năng lực sản xuất nguyên liệu ở nước ta còn kém, chưa đáp ứng được nhu cầu.
4.1.4. Các nguyên liệu hoá dược được sản xuất trong nước chủ yếu là các hoá chất vô cơ thông thường (13 chất) như các muối vô cơ của Natri, Calci..., một số hoạt chất hữu cơ có kỹ thuật sản xuất đơn giản (6 chất) như cồn, Terpin, Diethylphtalat... Nguyên liệu kháng sinh chỉ có 2 loại là Ampicillin và Amoxicillin. Còn lại đa phần là các tinh dầu và hoạt chất chiết
xuất từ dược liệu. Đến nay chỉ có 3 loại nguyên liệu là có thể đáp ứng về cơ bản nhu cầu trong nước và bước đầu xuất khẩu là Ampicillin, Amoxicillin, Artemisinin và dẫn chất. Hầu như tất cả các nguyên liệu còn lại cần cho nhu cầu sản xuất đều phải nhập khẩu (94,05%).
4.1.5. Các cơ sở sản xuất nguyên liệu chiếm số lượng quá ít so với tổng số 162 cơ sở sản xuất trong cả nước (6/162). Quy mô của các cơ sở sản xuất thường không lớn. Cơ sở vật chất, trang thiết bị nghèo nàn, thiếu thốn, không được đầu tư.
4.1.6. Nói chung tại các cơ sở sản xuất nguyên liệu, trình độ công nghệ sản xuất lạc hậu, máy móc cũ kỹ. Tại xí nghiệp Hoá dược, cơ sở đầu ngành sản xuất các nguyên liệu hoá dược, 50% số máy móc khảo sát được sản xuất từ thập kỷ 60, 50% máy móc còn lại thuộc thập kỷ 70 và 80 thế kỷ trước.
4.1.7. Riêng nguyên liệu kháng sinh Ampicillin và Amoxicillin được sản xuất theo công nghệ và trang thiết bị của công ty Mekophar khá hiện đại do mới được đầu tư, với công suất tối đa đạt 180 tấn/năm/3ca, đạt tiêu chuẩn Dược điển. Công suất của dây chuyền có thể đáp ứng 100% nhu cầu trong nước.
4.1.8. Hoạt động nghiên cứu khoa học chủ yếu tập trung vào lĩnh vực dược liệu để cung cấp dược liệu cho xuất khẩu và cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp hoá dược chiết xuất các hoạt chất làm thuốc.
4.1.9. Đề tài cũng đã tiến hành khảo sát sơ bộ tình hình nhập khẩu và cơ cấu nguyên liệu nhập khẩu giai đoạn 2000-2004 để thấy rõ hơn được sự thiếu hụt của nguyên liệu làm thuốc.Qua khảo sát, đề tài nhận thấy:
- Trị giá nguyên liệu nhập khẩu có xu hướng tăng
- Nhóm thuốc được nhập khẩu với số lượng lớn là các kháng sinh cổ điển, hạ nhiệt giảm đau và vitamin, đặc biệt vitamin c.
Tóm lại, nhu cầu thuốc ở nước ta là rất lớn và đa dạng do có mô hình bệnh tật phức tạp. Hơn nữa dân số, thu nhập của người dân tăng lên và kinh tế phát triển đều đặn hàng năm cũng là yếu tô kích thích nhu cầu sử dụng thuốc. Song, trên thực tế, năng lực sản xuất nguyên liệu làm thuốc của ngành công nghiệp dược nước ta còn nhiều yếu kém, sản xuất hầu như chưa đáng kể và chưa đáp ứng được nhu cầu điều trị, thiếu cả
về số lượng chất lượng và chủng loại nguyên liệu. Thực trạng ngành công nghiệp dược còn nhiều hạn chế như vậy đòi hỏi nhà nước cần có sự đầu tư thích đáng để tạo điều kiện cho ngành phát triển.
4.2. ĐỂ XUẤT:
Qua việc tiến hành khảo sát và sơ bộ đánh giá năng lực sản xuất nguyên liệu trong nước, đề tài xin được đề xuất một số ý kiến sau:
o 1 Vụ điều trị tiến hành khảo sát, thống kê và đưa ra nhu cẩu dự báo về các thuốc cần thiết cho công tác phòng chữa bệnh trên cả nước. Trên cơ sở đó, Cục quản lý Dược cùng Tổng công ty Dược Việt Nam sàng lọc, tổng hợp nhu cầu, báo cáo phương án sản xuất cụ thể để Bộ trưởng trình chính phủ.
EF Nhà nước nên đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài nhằm tiếp thu công nghệ sản xuất tiên tiến, học tập kinh nghiệm quản lý và kinh doanh hiện đại của thế giới. Để thu hút đầu tư nước ngoài, cần tạo các điều kiện và cơ chế hấp dẫn các nhà đầu tư như miễn giảm thuế, các chế độ ưu đãi trong vay vốn, cho thuê đất...
o* Nhà nước cần có chính sách cụ thể khuyến khích và ưu tiên cấp kinh phí cho các đề tài nghiên cứu sản xuất nguyên liệu. Tổ chức hội thảo quốc tế trao đổi về tình hình sản xuất hoá dược, kháng sinh của thế giới và tính khả thi đối với Việt Nam; giao cho các ngành các viện phụ trách từng khâu nghiên cứu triển khai về tổng hợp sinh học, hoá học, thiết bị công nghiệp dược, nuôi trồng cây thuốc, khai thác hoá chất - hoá dầu, chế biến thuỷ sản và quyết định vốn đầu tư. Quy hoạch việc đầu tư, nghiên cứu và sản xuất để tránh trùng lặp.
o* Bộ Y tế kết hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công nghiệp để phát triển trồng rừng, hình thành và phát triển các vùng dược liệu tập trung cũng như phát triển công nghiệp hoá chất và hoá dầu, phục vụ cho công nghiệp sản xuất nguyên liệu.
Nhà nước đầu tư phát triển một số doanh nghiệp sản xuất nguyên liệu làm thuốc chủ lực, tập trung sản xuất nguyên liệu hoá dược nước ta có ưu thế như tận dụng quặng khoáng, nguyên liệu thảo dược.
o* về quản lý ở cấp nhà nước, Bộ Y tế và Cục quản lý Dược phải có những biện pháp quản lý chặt chẽ hơn về các nguyên liệu sản xuất trong nước, xuất khẩu và nhập khẩu. Có thể kết hợp với Tổng cục Hải quan và Bộ Thương Mại tạo một đầu mối nắm rõ từng mặt hàng nguyên liệu nhập khẩu, xuất khẩu, xuất xứ, giá cả. Từ đó bước đầu tính đến khả năng lựa chọn sản xuất một số nguyên liệu hoá dược có nhu cầu lớn với giá cả chấp nhận được.
EF Khi đã sản xuất được nguyên liệu, nhà nước nên có chính sách khuyến khích sử dụng nguyên liệu trong nước để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp đã đầu tư vốn. Tránh tình trạng nguyên liệu đã đầu tư sản xuất với quy mô lớn nhưng không tiêu thụ được, trong khi các doanh nghiệp sản xuất tìm nguồn nhập khẩu từ nước ngoài.