Hoạt động nghiên cứu khoa học dược:

Một phần của tài liệu Bước đầu khảo sát và đánh giá năng lực sản xuất nguyên liệu làm thuốc ở việt nam (Trang 59)

10 Thiết bị trao đổi ion Hungari

3.3.5.2.Hoạt động nghiên cứu khoa học dược:

Trong điều kiện Việt Nam có ưu thế tương đối về đông dược, nhất là dược liệu, nhưng còn rất yếu về công nghệ và trang bị kỹ thuật, lại bị sức ép lớn của dòng hàng nhập khẩu thuốc tân dược, công tác nghiên cứu khoa học về dược Việt Nam trong thời gian qua chủ yếu đi vào lĩnh vực dược liệu, tiếp thu công nghệ hiện đại của nước ngoài và thay thế hàng nhập khẩu. Một số công trình nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước và cấp Bộ đã đạt được những kết quả đáng kể.

* Chương trình nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước về dược (ký hiệu KY-02) giai đoạn 1991-1995: tên đầy đủ là “Tạo nguồn nguyên liệu cho công

nghiệp dược phẩm, phục vụ phòng chữa bệnh và phát triển kinh tế quốc dân”. Chương trình này đã xây dựng được một số vùng dược liệu ổn định như vùng

trồng Tràm, Canhkina, Sa nhân.. xây dựng 12 quy trình giúp nông dân canh tác, chăm sóc, bảo vệ, thu hái, sơ chế và phát triển diện tích trồng trọt cây thuốc. Đặc biệt là kết quả:

- Nghiên cứu công nghệ và thiết kế lắp đặt một số dây chuyền quy mô vừa và nhỏ chiết xuất và bán tổng hợp thuốc Artemisinin và Artesunat, Corticoid chống viêm, Steroid chống thụ thai, thuốc chữa bệnh tim mạch, viêm gan, chữa bỏng; cụ thể:

■ Quy trình chiết hoạt chất: 20 ■ Quy trình tổng hợp hoá dược: 9 ■ Dây chuyền sản xuất công nghệ: 9

- Tạo ra một số sản phẩm thay thế nhập khẩu, trong đó có năm loại sản phẩm tham gia xuất khẩu với tổng giá trị gần 1,6 triệu USD và hơn 14 tỷ đồng Việt Nam. Quan trọng nhất là tạo được nguồn dồi dào về thuốc chống sốt rét Artemisinin 2500 kg, Artesunat lOOkg và 8 triệu viên artessinin 0,25g.

* Chương trình khoa học cấp Bộ do Đại học Dược Hà Nội chủ trì:

tên là: “Nghiên cứu chế tạo nguyên liệu làm thuốc và nghiên cứu nâng cao chất lượng thuốc”. Chương trình gồm 14 đề tài cụ thể:

- Chế tạo nguyên liệu làm thuốc: 9 đề tài, chiếm 64,62%,cụ thể: ■ Nghiên cứu về dược liệu: 5 đề tài

■ Nghiên cứu về hoá dược: 3 đề tài

■ Nghiên cứu về nguyên liệu sinh học: 1 đề tài - Nâng cao chất lượng thuốc: 5 đề tài, chiếm 35,8%

Cùng với việc đầu tư nghiên cứu nguyên liệu từ dược liệu, trong lĩnh vực nghiên cứu thuốc kháng sinh, cuối tháng 12/2004 vừa qua, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước: “Nghiên cứu áp dụng công nghệ sản xuất các kháng sinh thế hệ mới hiệu quả cao bằng nguyên liệu trong nước” đã được hoàn thành.

Đề tài này do Tổng công ty Dược Việt Nam chủ trì thực hiện, phối hợp với sự tham gia của Viện công nghệ sinh học (Trung tâm khoa học công nghệ quốc gia), Tổng cục Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ (Bộ Công an), và Liên

hiệp khoa học sản xuất Công nghệ mới (Bộ Quốc phòng). Đề tài đã nghiên cứu thành công (trong phạm vi phòng thí nghiệm):

- Quy trình điều chế Ceíotaxim Natri - một kháng sinh Cephalosporin bán tổng hợp thế hệ thứ 3 - bằng phương pháp vi sinh từ các nguyên liệu trong nước.

- Quy trình bán tổng hợp Ceíadroxil và Ceíradin từ 7-ADCA

Trong thời gian tới, Tổng công ty Dược Việt Nam tập trung nỗ lực tiến hành đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất nguyên liệu kháng sinh trên ở quy mô công nghiệp.

Như vậy, có thể thấy lĩnh vực nghiên cứu sản xuất nguyên liệu đã được đầu tư khá nhiều, chú trọng phát huy thế mạnh của đất nước với nguồn dược liệu phong phú, đồng thời đầu tư nghiên cứu sản xuất nguyên liệu kháng sinh đáp ứng cho nhu cầu thuốc điều trị các bệnh nhiễm trùng chiếm tỷ lệ lớn trong mô hình bệnh tật nước ta. Tuy nhiên, có một vấn đề là nước ta hiện nay vẫn thiếu những chuyên gia nghiên cứu đi sâu trong lĩnh vực sản xuất nguyên liệu kể cả về hoá dược, kháng sinh và dược liệu. Đây là điều nhà nước cần quan tâm để khuyên khích nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực này.

Một phần của tài liệu Bước đầu khảo sát và đánh giá năng lực sản xuất nguyên liệu làm thuốc ở việt nam (Trang 59)