Tinh dầu tràm Pháp, Anh, Mỹ, úc 30-50 15-

Một phần của tài liệu Bước đầu khảo sát và đánh giá năng lực sản xuất nguyên liệu làm thuốc ở việt nam (Trang 54)

(Nguồn: Tổng công ty Dược Việt Nam)

* v ề nguyên liệu hoá dược và kháng sinh sản xuất theo phương pháp tổng hợp, bán tổng hợp, chiết xuất từ dược liệu:

Theo báo cáo không đầy đủ của các công ty, số liệu của một số nguyên liệu xuất khẩu năm 2003 được thể hiện trong bảng sau.

Bảng 3.25: Một số nguyên liệu làm thuốc xuất kháu năm 2003

TT Tên nguyên liệu Khối lượng (kg) Đơn vị xuất khẩu 1 Ampicillin 36.800 CT CP Dược phẩm TW 2

CT Dược-TTBYT Cửu Long CT Dược-TTBYT Bình Định CT CP Hoá-Dược phẩm Mekophar 2 Amoxicillin 10.600 CT CP Dược phẩm TW 2

CT Dược-TTBYT Bình Định 3 Artemisinin và dẫn chất 1155 CT Dược liệu TW 1

4 Berberin 1200 CT Dược liệu TW 1

Như vậy, ngành công nghiệp dược nước ta đã xuất khẩu được 4 sản phẩm cơ bản nhất, trong đó có 2 loại kháng sinh và 2 loại nguyên liệu chiết xuất từ dược liệu. Hai loại kháng sinh Ampicillin và Amoxicillin năm 2002 lần đầu tiên đã xuất khẩu được 20 tấn, đến năm 2003 xuất khẩu được 47.400 tấn, thể hiện sự tăng trưởng trong sản xuất loại nguyên liệu này.

Về thị trường xuất khẩu, tinh dầu chủ yếu xuất khẩu cho các nước Mỹ, Đức, Pháp, Nhật Bản, Anh, Tây Ban Nha, Đài Loan... Những nguyên liệu khác xuất sang Ưcraina, Nigeria, Moldova, Congo, Lào, Campuchia, Mông Cổ, Myanmar.

3.3.4. Khảo sát hệ thống các cơ sở sản xuất nguyên liệu:

Theo danh mục các nguyên liệu làm thuốc được cấp số đăng ký, cả nước có 11 cơ sở sản xuất nguyên liệu, trong đó có các cơ sở chủ yếu sau:

Bảng 3.26: Danh sách các cơ sở sản xuất nguyên liệu làm thuốc

TT

---

Tên đơn vị sản xuất nguyên liệu Loại nguyên liệu 1 Xí nghiệp Hoá dược Nguyên liệu Hoá dược 2 Công ty CP Hoá - Dược phẩm Mekophar Ampicillin, Amoxicillin 3 Công ty TNHH Sao Kim Artemisinin, Artesunat, DHA 4 Công ty Dược Khoa Artemisinin, Artesunat, DHA 5 Công ty Dược liệu TƯ I Artemisinin, Artesunat, DHA, tinh dầu 6 Cơ sở dầu gió Bảo Linh Tinh dầu các loại

Ngoài danh sách trên còn có một số cơ sở sản xuất hoá chất phục vụ cho công nghiệp dược như nhà máy hoá chất Đức Giang, một số nhà máy sản xuất cồn Ethylic...

Trong các cơ sở này, xí nghiệp Hoá Dược là nơi chủ yếu để sản xuất các loại nguyên liệu hoá dược.

Nguyên liệu kháng sinh chỉ được sản xuất tại một địa chỉ duy nhất là công ty Mekophar.

Riêng nguyên liệu Artesunat, Artemisinin và DHA được sản xuất tại 3 cơ sở là công ty dược liệu TW 1, công ty Dược Khoa và công ty TNHH Sao Kim.

So với 162 cơ sở sản xuất thuốc, các cơ sở sản xuất nguyên liệu chỉ chiếm 3,7%. Đây là một số lượng quá ít, lý giải tại sao ngành công nghiệp nguyên liệu làm thuốc không đáp ứng được nhu cầu cho sản xuất thuốc trong nước.

Về thành phần kinh tế của các cơ sở sản xuất nguyên liệu, có một là xí nghiệp nhà nước, hai công ty cổ phần, một công ty thuộc trường đại học, một công ty trách nhiệm hữu hạn và một cơ sở tư nhân. Không có một cơ sở nào có vốn đầu tư nước ngoài [13]. Quy mô các cơ sở sản xuất không lớn, ngoại trừ công ty Dược liệu TW I. Công ty Mekophar thì cũng mới chỉ có một dây chuyền sản xuất nguyên liệu Ampicillin và Amoxicillin. Xí nghiệp Hoá dược là đơn vị duy nhất sản xuất các nguyên liệu Hoá dược nhưng cũng chỉ có 174 cán bộ công nhân viên với diện tích đất là 5045 m2. [21]

Như vậy, hệ thống các cơ sở sản xuất nguyên liệu ở nước ta còn yếu và thiếu, cả về số lượng lẫn quy mô sản xuất.

3.3.5. Khảo sát trình độ công nghệ, hoạt động nghiên cứu khoa học củangành công nghiệp dược: ngành công nghiệp dược:

3.3.5.I. Thực trạng công nghệ dược:

Công nghệ dược là lĩnh vực có liên quan mật thiết với các điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật của công nghiệp dược với ba chuyên ngành chính là công nghiệp nguyên liệu, công nghiệp bào chế và công nghiệp bao bì. Trong phạm vi của đề tài chỉ tiến hành khảo sát thực trạng công nghệ dược trong ngành công nghiệp sản xuất nguyên liệu.

*Công nghiệp hoá dược:

Do hạn chế về thời gian và số liệu báo cáo, đề tài chỉ tiến hành khảo sát về công nghệ máy móc của xí nghiệp Hoá dược, cơ sở sản xuất nguyên liệu hoá dược duy nhất của cả nước, với 20/47 số đăng ký nguyên liệu, chiếm 42,55% tổng số nguyên liệu được đăng ký.

Trình độ công nghệ sản xuất của xí nghiệp Hoá dược nhìn chung lạc hậu, cho đến nay chưa có sự viện trợ, hợp tác đầu tư đáng kể nào giành cho việc phát triển công nghiệp hoá dược. Phần lớn công nghệ sản xuất là do cán bộ, công nhân xí nghiệp triển khai, thiết kế, lắp đặt, sử dụng các thiết bị nhập khẩu không đồng bộ hoặc chế tạo trong nước. Các máy móc chủ yếu của xí nghiệp được thể hiện trong bảng sau.

Bảng 3.27: Danh mục một số máy và thiết bị sản xuất của xí nghiệp Hoá dược

TT Tên thiết bị Ký hiệu Nước sản xuất Năm sản xuất

1 Máy vẩy OTB-600-3 Liên Xô 1969

2 Máy vẩy Trung Quốc 1965

3 Máy bơm hoá chất FZPO-85ƠO CHDC Đức 1985

4 Máy bơm hoá chất Liên Xô 1969

5 Bơm chân không BBH-3 Liên Xô 1968

6 Máy xay Record CHDCĐức 1966

7 Tủ sấy RE-100-2 CHDC Đức 1981

Một phần của tài liệu Bước đầu khảo sát và đánh giá năng lực sản xuất nguyên liệu làm thuốc ở việt nam (Trang 54)