Họat động quảng cáo và truyền thông

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao giá trị thương hiệu Xuân Hoà tại thị trường Việt Nam.docx (Trang 46 - 47)

- (7) nguồn Công ty Xuân Hòa (8) = (7)/(5)

2.3.3.2 Họat động quảng cáo và truyền thông

Giai đoạn trước năm 2001, công ty ít chú trọng vào hoạt động truyền thông. Với quan điểm tin rằng “tiếng lành đồn xa”, công ty hy vọng sự nỗ lực trong việc sản xuất các sản phẩm có chất lượng sẽ khiến khách hàng tự biết và tìm đến. Quả thật, giai đoạn những năm 1992 đến 1999 do khan hiếm nguồn hàng, nên thương hiệu Xuân Hòa đã được chủ động tìm kiếm. Đó sẽ là giai đoạn khó lặp lại trong tương lai. Tuy nhiên với, quan điểm như trên, công ty Xuân Hòa nói chung và thương hiệu Xuân Hòa đã dễ dàng đánh mất đi cơ hội chiếm lĩnh toàn bộ thị trường Việt Nam. Sau này, sự nỗ lực quảng bá của công ty chủ yếu nằm ở hoạt động hội chợ triển lãm. Hoạt động này vẫn được duy trì đến ngày nay. Tuy nhiên nó chỉ được thực hiện một cách rời rạc và bị động. Các chương trình hội chợ không đi kèm với các họat động xúc tiến khác đã làm giảm đi đáng kể nỗ lực tham gia. Hơn thế nữa, do không xác định rõ các mục tiêu tham gia hội chợ tại các địa phương thông qua việc tìm hiểu và nghiên cứu thị trường một cách bài bản nên họat động này trở thành lãng phí ở nhiều địa bàn. Rõ ràng những địa bàn chưa biết nhiều đến thương hiệu Xuân Hòa việc trưng bày các sản phẩm mới không đúng nhu cầu của thị trường cộng với việc thiếu tài liệu cung cấp thông tin cho khách hàng đã làm cho người tiêu dùng không hình dung nổi công ty Xuân Hòa thực chất cung cấp các sản phẩm và dịch vụ loại gì.

Ngoài hoạt động tham gia hội chợ, gần đây công ty cũng có thực hiện một số chương trình quảng cáo trên truyền hình. Tuy nhiên, với sự hạn hẹp về kinh phí dành cho hoạt động này, nên các spot quảng cáo bị cắt giảm đáng kể. Chưa tính đến việc nội dung của phim quảng cáo dựng thiếu chuyên nghiệp và ấn tượng, thời

lượng phát sóng tại các chương trình truyền hình nhiều nhất chỉ đến 3 spot nên ngay cả nhân viên trong Công ty cũng không biết rằng công ty có thực hiện quảng cáo. Đối với cách làm quảng cáo trên truyền hình như vậy, nhân viên công ty còn không nhớ nổi nội dung thông điệp mà công ty muốn truyền tải đến khách hàng thì chắc chắn Công chúng mục tiêu không thể biết đến. Nhìn chung có thể kết luận rằng hoạt động quảng cáo trên truyền hình của công ty vừa thiếu vừa yếu. Nó gần như không đem lại hiệu quả gì cho việc quảng bá giá trị thương hiệu Xuân Hòa. Đó là một trong những lý do quan trọng làm cho số khách hàng trẻ biết đến thương hiệu Xuân Hòa là rất ít.

Cùng với tình trạng của quảng cáo thông qua truyền hình, hoạt động quảng cáo trên báo chí cũng trở nên thất bại. Hoạt động quảng cáo trên báo chí chưa khi nào được thực hiện sau khi nghiên cứu để đưa ra một chiến dịch cụ thể. Loại báo và tạp chí được lựa chọn để quảng cáo chỉ xuất phát từ lý do cảm tính của lãnh đạo do bộ phận cấp dưới không đề xuất được phương án có hiệu quả. Thậm chí lý do để quảng cáo trên báo chí chỉ xuất phát từ thực tế “xin cho”. Xuất phát từ việc làm hài lòng một số đơn vị và một số cá nhân mà loại hình báo và thời gian quảng cáo trên báo chí được lựa chọn. “Tạp chí đồ uống Việt nam” là tạp chí kém hiệu quả hơn rất nhiều so với tạp chí chuyên nghành về nội thất và xây dựng đối với sản phẩm và dịch vụ mà công ty cung cấp cũng được lựa chọn để đăng quảng cáo là một ví dụ.

Ngoài các hoạt động truyền thông trên, công ty cũng đã thực hiện quảng cáo qua các kênh thông tin khác như: internet, pano, tờ rời, tờ gấp và catalogue. Tuy nhiên do thiếu tính đồng bộ nên các phương tiện này đã không phát huy được tối đa hiệu quả trong việc quảng bá thương hiệu Xuân Hòa đến với công chúng. Các phương tiện và hoạt động truyền thông mà công ty đã sử dụng chưa khi nào góp phần làm tăng giá trị thương hiệu.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao giá trị thương hiệu Xuân Hoà tại thị trường Việt Nam.docx (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w