Nâng cao khả năng vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng của kiểm toán viên

Một phần của tài liệu Vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH kiểm toán mỹ (Trang 87 - 89)

- Công ty không lập dự phòng phải thu khó đòi.

3. Tình hình tài chính

3.3.5. Nâng cao khả năng vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng của kiểm toán viên

của kiểm toán viên

Để nâng cao khả năng vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng trong các cuộc kiểm toán thì trình độ kiểm toán viên là một trong các yếu tố quyết định. Nếu đội ngũ KTV có trình độ cao, hiểu biết rộng, đáp ứng được các yêu cầu công tác thì có thể vận dụng linh hoạt các kỹ thuật thu thập bằng chứng phù hợp với đặc thù của đối tượng kiểm toán, rút ngắn được thời gian kiểm toán, giảm chi phí, nhờ đó đảm bảo độ tin cậy của bằng chứng kiểm toán thu thập được và đạt được mục tiêu kiểm toán.

đề được Ban Giám đốc Công ty TNHH Kiểm toán Mỹ đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, xét về mặt số lượng cũng như chất lượng KTV của Công ty hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn, ngang tầm với trình độ kiểm toán của các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới. Thực tế cho thấy, 4 công ty kiểm toán có vốn đầu tư nước ngoài là đại diện của 4 đại gia lớn trong lĩnh vực kiểm toán trên thế giới tại Việt Nam( còn gọi là Big 4 gồm: Delloite, PWC, E&Y, KPMG) chiếm tỉ phần lớn nhất trong thị trường kiểm toán trong nước, đồng thời cũng có doanh số cao nhất. Một trong các lý do để bốn công ty này có hiệu quả hoạt động cao như vậy là chúng có đội ngũ kiểm toán viên có trình độ chuyên môn cao, đáp ứng với điều kiện phát triển mới của nền kinh tế, đầu vào nguồn nhân lực được tuyển chọn kỹ lưỡng. Do vậy, để nâng cao chất lượng của đội ngũ kiểm toán viên, A.A cần chú trọng đến công tác tuyển dụng, đào tạo sau tuyển dụng và có cơ chế hỗ trợ nhân viên đi học các chứng chỉ kiểm toán quốc tế ACCA… Đồng thời, phải có cơ chế đãi ngộ tương xứng để giữ các nhân tài, các kiểm toán viên có trình độ. Vấn đề này đã được Công ty đề cập trong chiến lược phát triển của mình nhưng chưa có sự đầu tư thích đáng.

Bên cạnh đó, Công ty cần xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng và tập huấn nghiệp vụ riêng cho KTV toàn Công ty. Các lớp đào tạo cần được mở thường xuyên, mời các chuyên gia có kinh nghiệm trong ngành về giảng dạy, chương trình đào tạo phải có kế hoạch, định hướng cụ thể và cần có sự trao đổi, học hỏi kinh nghiệm giữa các nhân viên trong Công ty. A.A có thể mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế về đào tạo, tổ chức các hội thảo, hội nghị nghề nghiệp trong nước và quốc tế giúp KTV có cơ hội và điều kiện học hỏi và hội nhập với quốc tế.

Đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ kiểm toán viên của Công ty phải là mục tiêu phát triển hàng đầu. Để có thể thực hiện các giải pháp này

hiệu quả trên thực tế; trước hết cần có sự quan tâm, chỉ đạo đúng mức của Ban lãnh đạo, các cấp quản lý của Công ty và Chi nhánh; cần tập trung nhân lực, vật lực vào việc xây dựng tiềm lực cho công tác đào tạo và bồi dưỡng, điều đó sẽ góp phần phát triển đội ngũ KTV toàn Công ty, đáp ứng yêu cầu phát triển của kiểm toán trong nước trong giai đoạn hiện tại và trong tương lai.

Một phần của tài liệu Vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH kiểm toán mỹ (Trang 87 - 89)