Vận dụng kỹ thuật phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty

Một phần của tài liệu Vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH kiểm toán mỹ (Trang 50 - 54)

- Công ty không lập dự phòng phải thu khó đòi.

2.6.Vận dụng kỹ thuật phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty

1. Ông: Dea Jung Kook Chức vụ: Tổng Giám đốc 2 Ông: Nguyễn Văn Hùng Chức vụ: Kế toán trưởng

2.6.Vận dụng kỹ thuật phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty

tại Công ty

Thủ tục phân tích là quá trình so sánh, đối chiếu, đánh giá các mối quan hệ để xác định tính hợp lý của các số dư trên các tài khoản, phát hiện ra các dấu hiệu bất thường, khoanh vùng kiểm toán. Kỹ thuật phân tích gồm ba nội dung: đánh giá tính hợp lý, phân tích ngang (phân tích xu hướng) và phân tích dọc (phân tích tỷ suất). Tuy nhiên, Công ty TNHH Kiểm toán Mỹ chủ yếu áp dụng phân tích ngang (so sánh, đối chiếu số liệu năm nay với năm trước, kỳ này với kỳ trước) và đánh giá tính hợp lý chung.

Hệ thống thủ tục phân tích áp dụng được quy định rõ trong chương trình kiểm toán của Công ty với từng khoản mục cụ thể.

Bảng 14: Hệ thống thủ tục phân tích được áp dụng

Khoản mục Thủ tục phân tích

Vốn bằng tiền

-Phân tích tỷ suất số dư tiền gửi trên tổng tài sản; tỷ trọng phát sinh trên Bảng cân đối tài khoản( BCĐTK).

-Phân tích số dư về tiền VND và ngoại tệ

-Phân tích chu trình thu, chi

-Đánh giá HTKSNB và đưa ra phương pháp, phạm vi mẫu kiểm tra

-Phân tích biến động từng tháng với tổng phát sinh cả năm.

-Phân tích khả năng thanh toán tức thời.

Khoản phải thu và dự phòng

-Thu thập khoản nợ quá hạn, phân tích tỷ trọng nợ quá hạn và nợ khó đòi trên tổng số nợ phải thu

-Phân tích tuổi nợ của các khoản nợ có giá trị nợ lớn (lập bảng phân tích tuổi nợ)

-Phân tích kỳ thu tiền của các khoản nợ phải thu.

Hàng tồn kho - Phân tích, so sánh số dư HTK năm trước và năm nay, cơ cấu số dư từng loại HTK

-Tính toán và phân tích tỷ trọng HTK so với tổng TS, Doanh thu và Giá vốn hàng bán rồi so sánh biến động giữa các kỳ; Xác định nguyên nhân biến động lớn như : ứ đọng SP, thay đổi định mức dự trữ HTK

-Phân tích, đánh giá khoản mục SPDD, xác định tỷ trọng so với tổng giá trị HTK. Đánh giá tính hợp lý của khoản mục này.

Tài sản cố định

-Phân tích tỷ suất đầu tư: Nguyên giá TSCĐ/ Tổng TS

-Phân tích hiệu suất sử dụng tài sản.

-So sánh tình hình tăng, giảm tài sản giữa các năm.

Chi phí XDCBDD

-Kiểm tra tính hợp lý và chính xác của các thành phần chi phí trong khoản mục chi phí đầu tư XDCBDD (kiểm tra số tổng cộng và số chi tiết của các hạng mục chi phí về xây lắp, thiết bị và kiến thiết cơ bản khác)

-Phân tích tỷ trọng của các hạng mục chi phí phân bổ trong tổng Chi phí XDCBDD và so sánh với kế hoạch hoặc dự toán được duyệt.

Phải trả người bán

-Phân tích tỷ trọng công nợ phải trả người bán và tổng nợ phải trả.

-Phân tích tuổi nợ của từng khoản nợ

-Phân tích chỉ tiêu về khả năng thanh toán

Vay ngắn hạn, Nợ dài hạn đến hạn trả, Vay nợ dài hạn, Phải (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trả khác

-Phân tích tuổi nợ và khả năng thanh toán nợ vay.

-Phân tích khoản vay dài hạn, nợ dài hạn so với tổng công nợ phải trả, so với tổng TSCĐ, với nguồn vốn kinh doanh.

định nguyên nhân chênh lệch và giải thích.

Thuế

-Phân tích tỷ trọng số dư VAT còn phải nộp cuối kỳ so với tổng số thuế phải nộp NSNN giữa năm trước và năm nay.

-Phân tích những biến động về thuế do thay đổi Luật thuế của Nhà nước, thay đổi cơ cấu sản phẩm, lĩnh vực kinh doanh của Công ty.

-Ước tính VAT đầu ra so với doanh thu chịu thuế, ước tính VAT đầu vào so với giá trị hàng mua vào chịu thuế. Nếu có chênh lệch lớn phải tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra phương pháp kiểm toán phù hợp.

Nguồn vốn chủ sở hữu

-Xác định tỷ trọng vốn đã góp so với giấy phép đầu tư, quyết định thành lập (đối với các doanh nghiệp mới thành lập), tỷ trọng vốn kinh doanh so với tổng tài sản (đối với doanh nghiệp đã thành lập)

-Phân tích cơ cấu vốn, khả năng tự tài trợ và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

Doanh thu

- Khuynh hướng biến động doanh thu theo kỳ (tháng, năm). Xác định nguyên nhân tăng, giảm doanh thu do: thay đổi số lượng bán ra, thay đổi giá bán, thay đổi cơ cấu hàng hóa, dịch vụ cung cấp.

- Kết hợp với phần công nợ phải thu để phân tích vòng quay khoản phải thu, hiệu quả của việc bán hàng nợ, mức dư công nợ tối đa.

Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, thủ tục phân tích được áp dụng để thu thập hiểu biết về nội dung BCTC, đánh giá tính hợp lý của BCTC, xác định được những vấn để nghi vấn và khoanh vùng kiểm toán. Kỹ thuật phân tích góp phần làm giảm số lượng công việc kiểm tra chi tiết của KTV và tiết kiệm thời gian kiểm toán. Công ty TNHH Kiểm toán Mỹ thường thực hiện đánh giá tính hợp lý chung của BCKQKD trong giai đoạn lập kế hoạch. KTV lập bảng phân tích trong

đó xác định chênh lệch giữa năm nay và năm trước của các chỉ tiêu trên BCKQKD; xác định tỷ lệ tăng, giảm; từ đó phát hiện ra những biến động lớn, bất thường và tiến hành kiểm tra trong giai đoạn thực hiện kiểm toán.

Thủ tục phân tích được áp dụng cho Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty ABC được thể hiện qua Bảng 15.

Sau khi lập bảng phân tích, KTV đưa ra một số nhận xét sau về hoạt động kinh doanh của Công ty ABC:

-Khoản mục Chi phí tài chính có sự giảm sút lớn, năm 2008 chỉ chiếm khoảng gần 2% so với Chi phí tài chính năm 2007, năm 2008 không có chi phí lãi vay. KTV thực hiện kiểm tra chi tiết khoản mục này, yêu cầu Công ty ABC cung cấp tài liệu liên quan đến các khoản chi tài chính, hợp đồng vay, thanh lý hợp đồng vay, biên bản tập hợp các khoản nợ vay… Qua kiểm tra, KTV nhận thấy khoản mục Chi phí tài chính được hạch toán đúng đắn. Năm 2008, Khách hàng có số vốn lớn nên đã thanh toán hết các khoản nợ năm 2007, do đó giá trị chi phí lãi vay năm 2008 bằng 0.

-Khoản chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp của Công ty ABC tăng mạnh, tốc độ tăng của hai khoản chi phí này nhanh hơn tốc độ tăng của khoản mục doanh thu. Nhận thấy được biến động bất thường này, trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, KTV tiếp tục lập bảng phân tích mối quan hệ giữa doanh thu và giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, lợi nhuận…

-Có dấu hiệu không bình thường về giá trị lợi nhuận khác (LN khác vẫn dương mặc dù Thu nhập khác<Chi phí khác). Đây có thể lỗi do tính toán, nhầm lẫn của kế toán => phỏng vấn kế toán, kết hợp kiểm tra tài liệu, tính toán.

-Lợi nhuận kế toán trước thuế, thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp không hợp lý => tiến hành kiểm tra.

Một phần của tài liệu Vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH kiểm toán mỹ (Trang 50 - 54)