Tăng cường vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong quá trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng

Một phần của tài liệu Vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH kiểm toán mỹ (Trang 79 - 82)

- Công ty không lập dự phòng phải thu khó đòi.

3. Tình hình tài chính

3.3.1. Tăng cường vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong quá trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng

trong quá trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng

đối với quá trình kiểm toán, phục vụ cho công tác lập kế hoạch và lựa chọn kỹ thuật thu thập bằng chứng phù hợp.

Thực tế, rất ít cuộc kiểm toán của Công ty TNHH Kiểm toán Mỹ chú trọng đến vấn đề đánh giá chất lượng của HTKSNB của đối tượng kiểm toán. Các thông tin thu thập được trong giai đoạn khảo sát chỉ đơn thuần là một vài qui chế tài chính của khách thể kiểm toán và các thông tin về cơ cấu tổ chức, tổ chức bộ máy kế toán… Các thông tin này chưa đủ để phản ánh hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng do đó chưa giúp được KTV đánh giá được hiệu quả hoạt động của HTKSNB trong việc phát hiện, ngăn chặn và sửa chữa các sai phạm trọng yếu, ảnh hưởng đến độ tin cậy của báo cáo tài chính. Vì vậy, KTV không thể đánh giá được mức độ cao, thấp hay trung bình của rủi ro kiểm soát và kế hoạch kiểm toán đưa ra chưa bám sát thực tế, do đó KTV có thể bỏ qua các sai phạm trọng yếu, bố trí thời gian, nhân lực kiểm toán không hợp lý giữa các phần hành, khoản mục, chất lượng kiểm toán có thể không như kỳ vọng.

Với vai trò quan trọng của việc tìm hiểu và đánh giá HTKSNB như vậy, đòi hỏi KTV phải thu thập đầy đủ bằng chứng về chất lượng hoạt động của HTKSNB và đưa ra đánh giá chính xác. Để hiểu biết đầy đủ về hệ thống kiểm soát nội bộ của đối tượng kiểm toán, trong giai đoạn khảo sát KTV cần tìm hiểu và đánh giá trên 4 nội dung: môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán, hoạt động kiểm soát và việc giám sát hoạt động kiểm soát. Cụ thể:

Môi trường kiểm soát: Là thái độ, khả năng, sự nhận biết các hoạt động kiểm soát của người quản lý, các chính sách, thủ tục kiểm soát, tính trung thực và giá trị đạo đức, cơ cấu tổ chức, sự phân công trách nhiệm, phân chia thẩm quyền, chính sách về nhân sự. Đây là một bộ phận quan trọng của HTKSNB, nếu môi trường kiểm soát không hữu hiệu thì chắc chắn HTKSNB sẽ không hiệu quả.

toán do Bộ Tài chính và cơ quan chức năng ban hành: chứng từ kế toán, tài khoản kế toán, sổ kế toán, báo cáo kế toán và quy trình kiểm tra kế toán.

Hoạt động kiểm soát: là những chính sách, thủ tục để đảm bảo những hoạt động cần thiết sẽ được thiết lập và thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu, kế hoạch đã đề ra như: chính sách về phân công nhiệm vụ, quyền lực trong bộ máy quản lý, chính sách về bảo quản tài liệu, tài sản…

Giám sát hoạt động kiểm soát: Việc giám sát hoạt động kiểm soát sẽ đảm bảo cho hoạt động kiểm soát được tiến hành theo đúng quy định.

Để thu thập thông tin về bốn nội dung trên, KTV cần vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán như quan sát, phỏng vấn,…

Thứ nhất: Vận dụng kỹ thuật phỏng vấn để tìm hiểu về HTKSNB của khách hàng. Tiến hành phỏng vấn, trao đổi với người quản lý cấp cao và các nhân viên liên quan về các nội dung của hệ thống kiểm soát nội bộ. Trong phỏng vấn, cần chú ý tới thái độ của người quản lý, đánh giá tính trung thực của người quản lý và nhân viên. Bên cạnh đó, Công ty cũng có thể phỏng vấn kiểm toán viên tiền nhiệm về kết quả đánh giá HTKSNB của khách hàng các năm trước đó, thủ tục kiểm soát mà đơn vị sử dụng…Thực tế, hệ thống và công việc kiểm soát thường không thay đổi thường xuyên, liên tục do đó KTV có thể sử dụng các thông tin này cho năm kiểm toán tiếp theo.

Thứ hai: Tiến hành quan sát thực tế một hoạt động kiểm soát xuyên suốt mọi hoạt động của đơn vị. Ví dụ: nghiệp vụ mua hàng từ khi lập kế hoạch, phê duyệt của Giám đốc, thực hiện, thủ tục kiểm tra chất lượng hàng nhập kho, bảo quản và xuất dùng.

Thứ ba: Thu thập, nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến HTKSNB: quy chế tài chính, quy định về quan hệ giữa các phòng ban, các bộ phận trong quan hệ thu chi, sử dụng, bảo quản tài sản…

bằng chứng thu thập được, KTV cần tiến hành đánh giá những mặt mạnh, yếu kém và độ tin cậy của HTKSNB.Từ đó, KTV có thể xác định được trọng yếu kiểm toán, là nơi rủi ro kiểm soát được đánh giá cao và các gian lận, sai sót có nhiều khả năng xảy ra.

Việc nghiên cứu HTKSNB là vấn đề khó, song rất hữu ích trong công tác lập kế hoạch chung và kế hoạch kiểm toán chi tiết, giúp cho KTV xác định được chính xác rủi ro kiểm soát, tập trung vào những vấn đề cần quan tâm, tránh dàn trải do đó bằng chứng kiểm toán thu thập được sẽ có chất lượng cao hơn.

Tuy nhiên, để thực hiện giải pháp này đòi hỏi đoàn kiểm toán phải có kế hoạch cụ thể về nội dung tìm hiểu HTKSNB, về thời gian khảo sát, bố trí nhân lực và các kỹ thuật thu thập bằng chứng được vận dụng. Công ty có thể xây dựng các quy định và hướng dẫn cụ thể hơn các bước công việc cần làm để thu thập thông tin và đánh giá HTKSNB như xây dựng bảng hỏi về HTKSNB, các nội dung cần quan tâm khi tiến hành quan sát hoạt động của đối tượng kiểm toán…

Một phần của tài liệu Vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH kiểm toán mỹ (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w