- Mục tiêu 1: Sử dụng các số liệu thứ cấp đánh giá thông qua phương pháp so sánh số tương đối, số tuyệt đối.
- Mục tiêu 2 : Sử dụng phương pháp phân phối tần số v Phương pháp phân phối tần số (Frequency Distribution)
Bước đầu tiên để mô tả và tìm hiểu vềđặc tính phân phối của một mẫu số
- Ý nghĩa:
Bảng phân phối tần số là bảng tóm tắt các dữ liệu được sắp xếp các dữ liệu theo một thứ tự nào đó – tăng dần hoặc giảm dần. Sau đó, thực hiện các bước sau:
Bước 1: Xác định số tổ của dãy số phân phối (Number of classes) Số tổ = [ (2) x số quan sát (n) ] 0.333
Chú ý: Số tổ chỉ nhận giá trị nguyên dương
Bước 2: Xác định khoảng cách tổ (k) (Class interval)
m X X
K = ( max− min)
Trong đó: - Xmax: Lượng biến lớn nhất của dãy phân phối - Xmin: Lượng biến nhỏ nhất của dãy phân phối - m: Số tổ
Bước 3: Xác định giới hạn trên và giới hạn dưới của mỗi tổ
Một cách tổng quát, giới hạn dưới của tổ đầu tiên sẽ là lượng biến nhỏ
nhất của dãy số phân phối, sau đó lấy giới hạn dưới cộng với khoảng cách tổ của giới hạn trên, lần lượt như vậy cho đến tổ cuối cùng. Giới hạn trên của tổ cuối cùng thường là lượng biến lớn nhất của dãy số phân phối.
Bước 4: Xác định tần số của mỗi tổ bằng cách đếm số quan sát rơi vào giới hạn của tổđó. Cuối cùng, trình bày kết quả trên biểu bảng, sơđồ.
Tiến trình phân tích trong phần mềm SPSS:
Nhập dữ liệu - chọn menu Analyse - chọn Descriptive Statistics - chọn Frequencies - chọn các yêu cầu, cuối cùng OK
- Mục tiêu 3: Sử dụng phương pháp Willingness To Pay, Crosstabulation (bảng chéo).
v Phương pháp Willingness To Pay
Mục tiêu cuối cùng của phương pháp này là đánh giá mức độ thoả mãn của du khách khi đến một điểm du lịch hay một tour du lịch nào đó. Sự thoả mãn của du khách có thể được đo lường bằng một giá trị cụ thể, giá trị đó thể hiện ở
công thức:
(1)Mức độ thoả mãn của khách hàng (B) = giá trị khách hàng thu được - thực chi
(2)Mức độ thoả mãn của khách hàng (C) = Mức chi phí khách hàng sẵn sàng chi trả (WTP) - thực chi
Trong đó:
- Mức độ thoả mãn của khách hàng (Benefits) chính là sự thoả mãn về
mặt lợi ích, đó là sự chênh lệch giữa giá trị mà khách hàng thu được (độ ưa thích của khách hàng đối với các điểm du lịch…) Tuy nhiên, độ ưa thích của khách du lịch đối với điểm du lịch rất khó quy đổi ra cùng giá trị để tính toán với mức thực chi. Vì vậy, trong phương pháp này chúng ta sẽ không thực hiện đo lường bằng công thức này mà chủ yếu đo lường dựa trên mức độ thoả mãn theo chi phí.
- Mức độ thoả mãn của khách hàng (Cost) chính là sự thoả mãn về mặt chi phí của du khách, đó chính là sự chênh lệch giữa mức chi phí mà khách hàng sẵn sàng chi trả (Willingness To Pay) với mức thực chi của du khách. Đây là mức độ thoả mãn (hay còn gọi là mức độ hài lòng) thực sự của du khách và với mức độ thoả mãn này ta có thểđo lường được. Do vậy, công thức này sẽđược sử
dụng để tính toán trong đề tài.
v Phân tích bảng chéo (Cross – Tabulation)
Cross – Tabulation là một kỹ thuật thống kê mô tả hai hay ba biến cùng một lúc và bảng kết quả phản ánh sự kết hợp hai hay nhiều biến có số lượng hạn chế trong phân loại hoặc trong giá trị phân biệt. Môt tả dữ liệu bằng Cross – Tabulation được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu Marketing thương mại bởi vì: - Phân tích Cross – Tabulation và kết quả của nó có thể giải thích và hiểu một cách dễ dàng đối với những nhà quản lý không có chuyên môn thống kê.
- Sự rõ ràng trong việc giải thích cung cấp 1 sự kết hợp chặt chẽ giữa kết quả nghiên cứu và quyết định trong quản lý.
- Chuỗi phân tích Cross – Tabulation cung cấp những kết luận sâu hơn trong các trường hợp phức tạp.
- Cross – Tabulation có thể làm giảm bớt các vấn đề của các ô (cells) - Phân tích Cross – Tabulation tiến hành đơn giản
Phân tích Cross – Tabulation hai biến
Bảng phân tích Cross – Tabulation 2 biến còn được gọi là bảng tiếp liên (Contigency table), mỗi ô trong bảng chứa đựng sự kết hợp phân loại của hai. Việc phân tích các biến theo cột và hàng là tuỳ thuộc biến đó được xem xét như
biến độc lập hay biến phụ thuộc. Thông thường khi xử lý xếp theo cột là biến độc lập, xếp theo hàng là biến phụ thuộc.
Phân tích Cross – Tabulation, ta cũng cần quan tâm đến giá trị kiểm định. Ở đây, phân phối chi bình phương cho phép ta kiểm định mối quan hệ giữa các biến.
Kiểm định giả thuyết H0 như sau:
H0: không có quan hệ giữa các biến H1: Có quan hệ giữa các biến
Giá trị kiểm định X2 trong kết quả phân tích sẽ cho biết mức ý nghĩa của kiểm định Pvalue. Nếu mức ý nghĩa này nhỏ hơn hoặc bằng α (Mức ý nghĩa phân tích ban đầu) thì kiểm định hoàn toàn có ý nghĩa, hay nói cách khác bác bỏ giả
thuyết H0 nghĩa là các biến có liên hệ với nhau. Ngược lại, các biến không có liên hệ với nhau.
Tiến trình phân tích trong phần mềm SPSS như sau:
Nhập dữ liệu - chọn menu Analyse - chọn Descriptive Statistics - chọn Cross Tabulation - chọn các điều khiển trong bảng, sau đó chọn OK ta sẽ có bảng kết quả.
- Mục tiêu 4: Sử dụng kết quả phân tích ở các mục tiêu trên để đưa ra các giải pháp nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách nội địa .
CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH AN GIANG