Qua phỏng vấn 100 khách du lịch đến An Giang thì có 5 khách đi theo hình thức mua tour. Thống kê ta có cơ cấu chi phí du lịch của họ như sau :
Bảng 32: CHI PHÍ CỦA KHÁCH MUA TOUR Các loại Chi phí Thực chi trung
bình/khách(VNĐ)
Chi phí mua tour 1.000.000 Chi phí chi tiêu tại điểm 520.000
Tổng chi phí 1.520.000
Nguồn: Số liệu phân tích từ 100 mẫu phỏng vấn
Qua bảng chi phí ta được biểu đồ cơ cấu chi phí cho khách đi theo hình thức mua tour như sau :
Chi phí mua tour 66% Chi phí tiêu tại điểm 34%
Hình 6: BIỂU ĐỒ CƠ CẤU CHI PHÍ CỦA KHÁCH MUA TOUR
Qua biểu đồ cho thấy, chi phí mua tour chiếm 66% trong tổng chi phí, còn chi phí chi tiêu tại điểm là 34%. Con số này cho thấy du lịch An Giang ngoài thưởng thức các món ăn đặc sản của địa phương mà trong tour có sẵn thì tại các
tâm mua sắm nào để du khách tiêu xài nên trong cơ cấu chi phí trong chuyến du lịch thì chi phí tiêu tại điểm luôn chiếm tỷ lệ thấp hơn chi phí mua tour.
Ø Vậy, với cơ cấu tổng chi phí du khách đã bỏ ra để đi du lịch đến An Giang như trên có làm thỏa mãn du khách không? Ta sẽ tiến hành đánh giá mức
độ thỏa mãn về chi phí của du khách khi đi du lịch tại An Giang.
4.3.3. Mức độ thỏa mãn của du khách về chi phí
Đểđo lường mức độ thoả mãn của du khách về chi phí khi đi du lịch ở An Giang ta sẽ dùng phương pháp Willingness To Pay. Theo bảng số liệu, ta thấy mức độ thỏa mãn của khách du lịch đến An Giang đều >0, điều đó chứng tỏ khách du lịch đều rất thỏa mãn với chi phí bỏ ra đểđi du lịch tại An Giang. Ứng với từng loại chi phí cụ thể khách du lịch cũng thỏa mãn. Đối với khách mua tour thì mức
độ thỏa mãn với từng loại chi phí là chưa cao, còn đối với khách tự sắp xếp đi thì khá cao vì mức độ thỏa mãn đạt khoảng 1/3 chi phí thực chi (246.000/648.000) của du khách khi du lịch tại An Giang. Nhìn chung, khách đều hài lòng với chi phí bỏ
ra vì mục đích chính của du khách khi du lịch tại An Giang là vì nhu cầu tâm linh, tín ngưỡng.
Bảng 33 : MỨC ĐỘ THỎA MÃN CỦA DU KHÁCH VỀ CHI PHÍ
Đvt: VNĐ Các loại Chi phí theo hình thức đi du lịch Thực chi trung bình/người (a) Sẵn sàng chi trung bình/người (b) Mức độ thoả mãn (c)=(b)-(a) 1. Tự sắp xếp (I)=(1)+(2)+(3) 648.000 912.000 264.000 - Chi phí vận chuyển (1) 108.000 108.000 0 - Chi phí lưu trú (2) 63.000 74.000 11.000 - Chi phí chi tiêu tại điểm(3) 477.000 730.000 253.000
2. Mua tour (II)= (4)+(5) 1.520.000 1.560.000 40.000
- Chi phí mua tour (4) 1.000.000 1.000.000 0 - Chi phí chi tiêu tại điểm(5) 520.000 560.000 40
Nguồn: Số liệu phân tích từ 100 mẫu phỏng vấn
4.4. TẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC LỰA CHỌN MỘT ĐIỂM DU LỊCH
Khi xét đến nhu cầu của du khách chúng ta phải xét đến các yếu rố ảnh hưởng tới nhu cầu du lịch của du khách. Trong thực tế, khi đi du lịch du khách có
thể kết hợp với nhiều mục đích khác nhau, nhưng nói đến du lịch thì mục đích chính của du khách là tham quan, giải trí, tìm hiểu và khám phá những điều mới mẻ của điểm đến. Chúng ta sẽ cùng xem xét ý kiến đánh giá của khách nội địa để
có những giải pháp tốt nhất để du lịch An Giang ngày càng phát triển mạnh. Một lần nữa yếu tố “có nhiều điểm du lịch hấp dẫn” lại là yếu tố quan trọng nhất khi lựa chọn một điểm du lịch (yếu tố này có 28 du khách lựa chọn chiếm 28%). Thật vậy, nếu điểm du lịch không hấp dẫn sẽ làm cho du khách không hài lòng hay có ít điểm du lịch hấp dẫn thì chuyến đi du lịch của du khách sẽ kết thúc sớm và không hấp dẫn. Ngoài ra, có 21 khách cho rằng lý do đến An Giang là do
được bè, đồng nghiệp giới thiệu (21% tổng số khách), 15% khách cho rằng có món
ăn đặc sản. Tiếp theo yếu tố “kì nghỉ của con cái” (có 8 du khách lựa chọn chiếm 8% trong tổng số khách); “dễ tiếp cận điểm đến” và chi phí thấp (chiếm 7% mỗi yếu tố trong tổng số mẫu phỏng vấn). Đây là những lý do quan trọng nhất để du khách chọn đi du lịch An Giang. Ngoài ra, cũng có nhiều yếu tố khác ảnh hưởng tới việc lựa chọn một điểm du lịch của du khách như: có món ăn đặc sản, dễ tiếp cận điểm
đến, chi phí thấp, điều kiện an ninh tốt, kì ngỉ của bản thân, kì nghỉ của con cái hay do chương trình quảng cáo… những yếu tố này cũng góp phần làm cho chuyến du lịch của du khách đầy bổ ít và có ý nghĩa hơn
Bảng 34: YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG VIỆC LỰA CHỌN ĐIỂM DU LỊCH
Yếu tố Số mẫu Tỷ trọng (%)
Có nhiều điểm du lịch hấp dẫn 28 28.0
Được bạn bè, đồng nghiệp giới thiệu 21 21.0
Được nhân viên bán tour giới thiệu 2 2.0 Dễ tiếp cận điểm đến 7 7.0 Chi phí thấp 7 7.0 Có món ăn đặc sản 15 15.0 Điều kiện an ninh tốt 4 4.0 Do chương trình quảng cáo 1 1.0 Kì nghỉ của con cái 8 8.0 Kì nghỉ của bản thân 7 7.0 Tổng 100 100 Nguồn: Số liệu phân tích từ 100 mẫu phỏng vấn
CHƯƠNG 5
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM THỎA MÃN TỐT HƠN NHU CẦU
CỦA KHÁCH NỘI ĐỊA ĐỐI VỚI DU LỊCH AN GIANG
5.1. CƠ SỞ ĐỀ RA GIẢI PHÁP
5.1.1. Định hướng phát triển của ngành du lịch An Giang - Định hướng chung: - Định hướng chung:
Xác định du lịch là một trong những ngành kinh tế trọng điểm, có khả
năng đóng góp vào GDP rất lớn cho nền kinh tế, nên trong định hướng phát triển các ngành kinh tế của tỉnh đến năm 2010, tỉnh đã xác định phát triển du lịch trở
thành một ngành kinh tế mũi nhọn trên cơ sở khai thác hiệu quả những tiềm năng sẵn có vềđiều kiện tự nhiên, môi truờng sinh thái và những truyền thống văn hóa lịch sử. Ngoài ra, tỉnh sẽ tập trung phát triển mạnh các sản phẩm du lịch và nâng cao chất lượng dịch vụ để đảm bảo phục vụ du khách một cách tốt nhất, đồng thời tăng cường hoạt động lữ hành để tăng giá trị cho ngành du lịch. Chú trọng
đầu tư vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực để đẩy mạnh phát triển du lịch bền vững.
- Trên cơ sở định hướng chung, tỉnh đã đề ra những định hướng cụ thể để phát triển ngành du lịch tỉnh nhà trong thời gian trước mắt cũng như lâu dài:
- Phát triển du lich phải dựa trên quan điểm bền vững, phải dựa trên quan
điểm bảo vệ cảnh quan, môi trường sinh thái, môi trường bền vững gắn liền với trách nhiệm và quyền lợi của cộng đồng người dân địa phương.
- Phát triển du lịch phải chú trọng việc trùng tu, tôn tạo, bảo vệ, sử dụng hợp lý và có hiệu quả các di tích văn hoá - lịch sử và nguồn tài nguyên du lịch.
- Phát triển phải dựa trên các sản phẩm du lịch đặc trưng độc đáo, đặc thù của địa phương, mang đậm bản sắc dân tộc (Kinh, Hoa, Khơ-me, Chăm), đồng thời khai thác tốt các di sản văn hóa có giá trị giàu bản sắc dân tộc, các di tích lịch sử, công trình văn hóa, các lễ hội. Đặc biệt, phát triển du lịch phải đảm bảo an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.
- Phát triển du lịch văn hóa, lễ hội dựa trên nguyên tắc bảo vệ và phát huy truyền thống bản sắc dân tộc, tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa nhân loại, tránh du nhập những văn hóa phẩm độc hại từ bên ngoài.
- Phát triển du lịch phải dựa trên mối liên hệ tương hỗ khăng khít, chặt chẽ
với các ngành kinh tế khác, tạo điều kiện để các ngành kinh tế khác phát triển. - Phát triển du lịch phải đóng góp tích cực vào GDP của tỉnh và quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh nói riênng và cả nước nói chung.
5.1.2. Dự báo lượng khách đến An Giang trong 3 năm tới:
- Kế hoạch năm 2008, ngành Du lịch An Giang đón và phục vụ 4.100.000 lượt khách, trong đó 4.058.000 khách nội địa và 42.000 lượt khách quốc tế. Đón và phục vụ cho 350.750 lượt khách lưu trú trong đó gồm 308.750 lượt khách nội
địa và 42.000 lượt khách quốc tế. Đưa doanh thu du lịch của tỉnh đạt 1.600 tỷ đồng, tăng gần 72 tỉđồng so năm trước.
- Năm 2009, An Giang sẽ đón tiếp và phục vụ cho 4.620.000 lượt khách, trong đó có 44.000 lượt khách nội địa và 4.576.000 lượt khách quốc tế, với tổng doanh thu dự kiến là 2.164.392 triệu đồng.
- Năm 2010, đón tiếp và phục vụ cho 4.850.000 lượt khách, trong đó có 48.000 lượt khách nội địa và 4.802.000 lượt khách quốc tế, với tổng doanh thu dự kiến là 2.554.696 triệu đồng, tăng 390.304 triệđồng so với năm 2009.
- Dự báo về lượng khách và doanh thu của tỉnh trong 3 năm tới :
Bảng 35 : DỰ BÁO KHÁCH DU LỊCH ĐẾN AN GIANG GIAI ĐOẠN 2008 - 2010 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 1. Tổng lượt khách đến 1000 người 4.100 4.620 4.850 - Khách quốc tế “ 42 44 48 - Khách nội địa “ 4.058 4.576 4.802
2. Tổng doanh thu du lịch Triệu đồng 1.600.000 2.164.392 2.554.696 3. Doanh thu du lịch xã hội
(Do DN du lịch phục vụ)
Triệu đồng
139.000 209.308 268.761
5.2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH AN GIANG 5.2.1. Những tồn tại trong du lịch An Giang 5.2.1. Những tồn tại trong du lịch An Giang
Trong những năm qua hoạt động du lịch An Giang có những bước phát triển đáng mừng, tuy nhiên vẫn còn tồn tại những yếu kém làm ảnh hưởng đến hoạt động du lịch của tỉnh như:
a. Một là, hạ tầng cơ sở nội vùng còn rất kém. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh chưa có khu vui chơi giải trí hay trung tâm mua sắm nào để phục vụ cho khách tham quan, còn các loại hình vui chơi giải trí thì không có gì đặc sắc và mới mẻ
nên đa số khách đến An Giang trong ngày về là chủ yếu. Đặc biệt, tỉnh còn thiếu các khách sạn ở mức trung để phục vụ cho du khách nhất là khách nội địa, còn hệ
thống khách sạn tiêu chuẩn sao của tỉnh cũng chưa thể đáp ứng tốt cho nhu cầu du lịch của du khách nhất là nhóm khách quốc tế và khách nội địa cao cấp. Về
phương tiện vận chuyển phục vụ cho khách tham quan chỉ tập trung chủ yếu ở đường bộ, còn hạn chế ở đường thủy cả về số lượng lẫn kiểu dáng nên chưa thể đáp ứng tốt cho nhu cầu ngày càng đa dạng của du khách khi tham quan du lịch tại An Giang.
b. Hai là, sản phẩm du lịch thì nghèo nàn, đặc biệt tại các tuyến điểm du lịch, các khu di tích lịch sử - văn hoá thì còn thiếu các dịch vụ chất lượng cao, dịch vụ bổ sung để giữ chân du khách. Hơn thế nữa, ngành du lịch tỉnh chưa có
được các loại hình du lịch hấp dẫn, mới lạđể phục vụ khách tham quan.
- An Giang có nhiều làng nghề truyền thống, các cơ sở thủ công mỹ nghệ,
đặc sản như dệt thổ cẩm, tranh thêu tay, đường thốt nốt, các loại khô, mắm... khá nổi tiếng ở vùng Tây Nam bộ. Tuy nhiên, hầu hết các làng nghề còn sản xuất theo kiểu nhỏ lẻ, tiêu chuẩn hàng hóa cũng như cách bán hàng chưa bắt kịp với sự phát triển của thị trường. Sản phẩm còn đơn điệu, chưa đáp ứng thị hiếu khách tham quan du lịch.
- Ngoài ra, An Giang thì không thiếu những cảnh đẹp: từ Chùa Bà Chúa Xứ nguy nga đậm chất tâm linh, Tây An Cổ Tự, lăng Thoại Ngọc Hầu cổ kính trang nghiêm, Vườn Tao Ngộ tọa lạc trên triền dốc núi Sam nhìn xuống là những cánh đồng xanh bạt ngàn… xa hơn nữa là Lâm Viên núi Cấm với suối Thanh Long, tượng phật Di Lạc, chùa Vạn Linh Phật Lớn, tiếp theo đó là Núi Giài, đặc biệt là là đồi Tức Dụp mệnh danh là ngọn đồi “hai triệu đô la” với
nhiều di tích lịch sử hào hùng… nhưng ngành du lịch tỉnh vẫn chưa biết cách phát huy và cũng chưa qui hoạch đúng các khu điểm du lịch.
c. Ba là, vấn đề an ninh, an toàn trong du lịch vẫn chưa được đảm bảo.
Đặc biệt vẫn còn tình trạng cò kéo khách, bán hàng rong, ăn xin, vé số .... tại các khu du lịch nhất là khu Núi Sam - Châu Đốc. Hơn thế nữa, là tình trạng móc túi khi khách đang tham gia hoạt động Viếng Bà. Đây là những trở ngại lớn trong sự phát triển du lịch của tỉnh, nó đã làm ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý du lịch của du khách.
d. Bốn là, do chưa có một tầm nhìn, khả năng quản lí và sự đầu tư một cách đúng đắn nên tỉnh có rất ít hướng dẫn viên và trình độ hướng dẫn viên trong điều hành tour cũng còn nhiều hạn chế; hoạt động du lịch thì chưa chuyên nghiệp, mối liên hệ trong du lịch giữa các tỉnh trong khu vực còn quá rời rạc, các ngành thì chưa thu hút và tranh thủ được sựđầu tư từ các nguồn tài trợ vốn trong và ngoài nước. Nhưng vấn đề đáng chú ý nhất là nguồn nhân lực phục vụ
du lịch của tỉnh vẫn còn yếu và thiếu nên việc củng cố hoạt động du lịch tại địa phương trong hiện tại và nâng chất lượng ngành sang một tầm cao mới trong tương lai sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Hơn thế nữa, cũng từ chưa có một cái nhìn
đúng về du lịch, phần lớn hoạt động du lịch tại địa phương chủ yếu là tự phát, không có sự tổ chức quản lí cần thiết, làm mất đi cảnh quan, giảm đi hình tượng của một khu du lịch.
e. Năm là, hoạt dộng tuyên truyền quảng bá du lịch còn yếu và kém, đặc biệt tỉnh chưa có chương trình quảng cáo nào để đưa hình ảnh du lịch An Giang
đến với bạn bè quốc tế. Hơn thế nữa, phí xin thị thực còn cao, thủ tục xin visa còn nhiều phức tạp đã gây trở ngại cho chuyến tham quan du lịch của du khách.
5.2.2. Các biện pháp phát triển du lịch An Giang
a. Một là,tỉnh cần tập trung xây dựng hạ tầng cơ sởđểđáp ứng nhu cầu phát triển của ngành trong giai đoạn hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, nhất là nên có chính sách khuyến khích đặc biệt đối với các dịch vụ còn thiếu và yếu như các cơ sở
lưu trú cao cấp từ 3 sao trở lên, nhà hàng sang trọng, khu vui chơi giải trí đa năng, các trung tâm mua sắm tầm cỡ…mà hiện nay trên địa bàn tỉnh chưa có điều kiện phát, nhằm tạo ra các sản phẩm du lịch đa dạng và hấp dẫn để thu hút khách và tăng doanh thu cho ngành du lịch và các ngành dịch vụ có liên quan như: tỉnh nên có
chính sách ưu đãi đầu tư, tạo điều kiện thông thoáng cho các nhà đầu tư, cải cách thủ
tục hành chánh và rút ngắn thời gian thông qua dự án đầu tưđể đảm bảo các dự án nhanh chóng đưa vào phục vụ cho nhu cầu du lịch của tỉnh.
- Về các loại hình vui chơi giải trí:
+ Ở các khu, điểm du lịch tỉnh nên bổ sung thêm nhiều hoạt động vui chơi, giải trí sao cho phù hợp với nhiều đối tượng khách khác nhau. Như trẻ em thì có trò đu quay, lái xe điện, nhà banh hay nên xây khu hát với nhau dành cho nhóm thanh thiếu niên, đặc biệt nên bổ sung thêm nhiều hình thức giải trí như: leo núi, chèo thuyền, hay tổ chức những trò chơi dân gian để phục vụ du khách
+ Nên có chương trình diễn văn nghệ, ca múa nhạc dân tộc, ca nhạc tài tử
với những chương trình biểu diễn đặc sắc mang tính nghệ thuật dân tộc cao vào