Về cơ sở vật chất kĩ thuật dịch vụ phục vụ du lịch

Một phần của tài liệu đánh giá mức độ hài lòng của khách nội địa đối với du lịch an giang.pdf (Trang 41 - 44)

3.4.1.1. Các tiện nghi vui chơi giải trí, tham quan

Hiện nay trên địa bàn tỉnh, các loại hình vui chơi giải trí để giữ chân du khách chưa có gì đặc sắc và mới mẻ, bên cạnh đó cũng chưa có một khu du lịch nghỉ dưỡng hay trung tâm thương mại mua sắm nào xứng tầm nhằm tạo sự hấp dẫn mời gọi du khách đến tham quan mua sắm và ở lại lâu hơn, đa số khách du lịch đến An Giang đều đi trong ngày về hay tối đa nghỉ lại một đêm. Hiện nay, tỉnh cũng đã kêu gọi các thành phần kinh tế trong và ngoài nước đầu tư vào các hoạt động du lịch, giải trí, thể thao, nghỉ dưỡng... nhằm tạo ra các sản phẩm du lịch đa dạng thu hút khách và tăng doanh thu cho du lịch và các ngành dịch vụ có liên quan nhưng đến nay vẫn đang giậm chân tại chỗ. Đặc biệt là mô hình nghỉ

dưỡng ở trên đỉnh Núi Cấm-nơi được mệnh danh là “Đà Lạt thứ hai” đã sẵn sàng nhưng về thủ tục xây dựng cơ bản cũng như chọn đối tác, nhà thầu không đủ lực, cho nên nhiều năm qua tiến độ xây dựng vẫn không có tiến triển. Chất lượng dịch vụ du lịch còn nhiều bất cập.

3.4.1.2. Cơ sở ăn uống

Hiện nay các cơ sở ăn uống phục vụ cho khách du lịch tương đối phong phú, nhưng chưa đáp ứng đủ nhu cầu tham quan của du khách. Năm 2007, toàn tỉnh có 74 cơ sở phục vụăn uống, trong đó có 37 nhà hàng (phu lục2, bảng2). Tại thị xã Châu Đốc thì có 17 cơ sở và nhiều cơ sở sản xuất chế biến các loại đặc sản phục vụ nhu cầu du khách như: mắm, khô, lạp xưởng... Đặc biệt tại chân núi Cấm có nhà hàng Khaolin chuyên phục vụ các món ăn đặc sản vùng sơn cước.

3.4.1.3. Cơ sở lưu trú

Du lịch An Giang cũng đã có những bước phát triển nhanh về cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch.

Hiện nay cơ sở lưu trú tại An Giang đã có sự gia tăng đáng kể so với nhiều năm trước. Năm 2005, số cơ sở lưu trú là 56 với 1.339 phòng và 2.334 giường. Năm 2006, số cơ sở lưu trú là 68 với 1.545 phòng và 2.596 giường, tăng thêm 12

cơ sở, 206 phòng và 262 giường so với năm 2005. Hiện nay, tổng số khách sạn- nhà hàng trên địa bàn tỉnh An Giang là 73 cơ sở, tăng 5 cơ sở so cùng kỳ với 1.646 phòng và 2.777 giường. Trong đó, chỉ có có 1 khách sạn 4 sao và 1 khách sạn 3 sao. Mặc dù có sự gia tăng đáng kể nhưng mạng lưới cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu nghỉ ngơi ngày càng phát triển của ngành du lịch tỉnh nhà, nhất là vào những dịp liên hoan, hội chợ, các thời điểm diễn ra những sự kiện văn hóa, thể thao... Đặc biệt là lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam

được tổ chức vào tháng tư âm lịch hàng năm. Hơn thế nữa, tại thị xã Châu Đốc chỉ có 2 khách sạn: Victoria Châu Đốc và khách sạn Bến Đá Núi Sam là có đủ

tiêu chuẩn đón khách quốc tế và khách nội địa có nhu cầu cao.

Bảng 3: HIỆN TRẠNG CƠ SỞ LƯU TRÚ TẠI AN GIANG 2005 - 2007

Hạng mục Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Tổng số cơ sở 56 68 73

Tổng số phòng 1.339 1.545 1.646

Tổng số giường 2.334 2.596 2.777

Ngun: S thương mi - du lch An Giang

3.4.1.4. Phương tiện vận chuyển

Phương tiện giao thông thì chỉ phát triển tập trung nhiều ở đường bộ, còn hạn chế ở đường thủy còn ít về số lượng và kiểu dáng chưa đáp ứng nhu cầu đi lại và tham quan du lịch ngày càng đa dạng của du khách; Còn đối với phương tiện đường bộ thì có hệ thống xe gắn máy (xe ôm) và xe ôtô tại khu du lịch Núi Cấm rất đa dạng và giá cả thì bình dân. Xe ôm đưa khách lên núi 25.000

đồng/người, xuống núi 20.000 đồng/người nhưng tính cả lượt đi về với giá hữu nghị là 40.000 đồng. Khách có thể tham quan tùy thích và sau đó gọi xe sẽ đến

đưa xuống. Hiện nay có đến 500 tài xế xe ôm thuộc Nghiệp đoàn xe ôm núi Cấm (An Giang) hoạt động từ 9 giờ sáng tới 10 giờ đêm. Ai cũng có điện thoại di

động, tiện cho khách muốn xuống núi sớm hoặc lùi giờ hẹn. Còn xe ôtô với giá 60.000 đồng/khách/lần do công ty lữ hành An Giang đảm nhận.

Ngoài ra, du khách có thể tham quan rừng Tràm bằng xuồng máy với giá 50.000/người, xuồng chở 4 người, dạo trên mặt nước. Du khách sẽ được chứng kiến vẻđẹp kiều diễm của thiên nhiên khi thì màu xanh ve chai của mặt nước, lúc có màu nước trà, rồi màu nước hổ phách với các thủy sinh vật độc đáo, phong phú.

Du khách sẽ ngạc nhiên với năn kim bạt ngàn như rừng chông, những cánh rừng tràm vài năm tuổi mọc lấp lửng mặt nước. Đặc biệt là cảnh sinh hoạt sôi động bởi hàng vạn con cò và hàng ngàn con dơi đeo mình trên những nhánh tràm xanh.

Hay du khách có thể len lỏi giữa những “gian hàng” nổi trên sông đến tham quan làng bè của ngư dân và làng dệt thổ cẩm của người Chăm ở xã Đa Phước (huyện An Phú) bằng chiếc xuồng nhỏ với giá 60.000đ/người, xuồng chở 3 người.

3.4.1.5. Dịch vụ hướng dẫn, tham quan

Dịch vụ tham quan hướng dẫn ở An Giang hiện nay vẫn còn ít chủ yếu là hướng dẫn của các công ty lữ hành và một số hướng dẫn địa phương. Tuy nhiên, trình độ chuyên môn nghiệp còn hạn chế nên dịch vụ hướng dẫn vẫn chưa đáp

ứng nhu cầu của du khách. Đến thời điểm hiện nay trên địa bàn tỉnh An Giang SởThương Mại & Du lịch đã cấp được 27 thẻ hướng dẫn viên du lịch. Trong khi

đó, năm 2005 chỉ có 16 thẻ và năm 2006 là 25 thẻ.

3.4.1.6. Dịch vụ mua sắm

Các dịch vụ mua sắm phục vụ cho khách du lịch ở An Giang vẫn còn ít chủ yếu tập trung ở Thành phố Long Xuyên và Thị xã Châu Đốc nằm cách xa nhau nên làm mất đi tính hấp dẫn của sản phẩm. Thành phố Long Xuyên là trung tâm mua sắm của tỉnh với siêu thị Coop.mart và chợ Long xuyên với rất nhiều hàng hóa nhưng chủ yếu là mua bán lúa gạo và công nghiệp chế biến thủy sản (như cá basa). Do đó nếu nói đến vựa gạo Việt Nam hay cá da trơn thì mọi người (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đều nghĩđến Long Xuyên vì hai khía cạnh này Long Xuyên đứng đầu cả nước. Còn thị xã Châu Đốc được coi như một địa điểm mua sắm phong phú tại Việt Nam, nơi có những sản phẩm với xuất xứ từ Thái Lan, Malaysia... Giá cả

cạnh tranh một phần vì là hàng không đóng thuế. Châu Đốc có một trung tâm thương mại để phục vụ cho việc mua sắm của khách du lịch. Ngoài ra, còn có 2 khu bán hàng đặc sản, mỗi khu khoảng 15 quầy. Khu 1 được bán tại chợ Châu

Đốc với nhiều món đặc sản hấp dẫn như: mắm Châu Đốc, trái thốt nốt, đường mía… Khu 2 được bán tại các quầy kéo dài theo trục đường cạnh miếu bà Chúa Xứ. Ngoài ra, An Giang còn có chợ biên giới - nơi mua sắm cho khách du lịch với đủ các mặt hàng mà giá cả thì phù hợp với mọi đối tượng khách du lịch.

Một phần của tài liệu đánh giá mức độ hài lòng của khách nội địa đối với du lịch an giang.pdf (Trang 41 - 44)