Tiềm năng phát triển du lịch AnGiang

Một phần của tài liệu đánh giá mức độ hài lòng của khách nội địa đối với du lịch an giang.pdf (Trang 35 - 38)

An Giang là một vùng đất giàu tiềm năng về du lịch, với nhiều cảnh quan thiên nhiên đặc trưng vùng của sông nước Cửu Long, với hệ thống rừng nguyên sinh phong phú cùng với môi trường khí hậu nghỉ dưỡng và nhiều loại chim thú quý, nhiều di tích văn hóa lịch sử, nghệ thuật kiến trúc cổ… An Giang đã từng bước khẳng định được vị thế quan trọng của mình trong phát triển kinh tế vùng ĐBSCL và cả nước bởi một vùng quê sơn thủy hữu tình.

3.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên a) Địa hình và thổ nhưỡng

Khác với các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long, bên cạnh vùng đồng bằng phù sa, An Giang còn có nhiều đồi núi theo vành đai cánh cung kéo dài gần 100 km ở 2 huyện Tri Tôn, Tịnh Biên và một phần ở huyện Thoại Sơn.

- Đồng bằng : 2 loại chính là đồng bằng phù sa và đồng bằng ven núi.

Đồng bằng phù sa ở đây là một bộ phận của ĐBSCL, có nguồn gốc trầm tích lâu dài của phù sa sông MêKông bồi đắp. Đồng bằng ven núi hình thành trong quá trình phong hóa và xâm thực từ các núi đá, sau đó được nước mưa bào mòn và rửa trôi, rồi được dòng chảy lũ theo các khe suối chuyển tải xuống các chân núi, tích tụ lâu ngày mà thành.

- Đồi núi : Đồi núi ở An Giang được phân chia thành 6 cụm và 2 núi độc lập như sau: Cụm núi Sập, Cụm Ba Thê, Cụm núi Phú Cường, Cụm núi Cấm, Cụm núi Tô, Cụm Núi Dài, Núi Nổi, Núi Sam.

Đây là điểm độc đáo mà thiên nhiên đã ưu đãi, ban tặng cho địa phương

đầu nguồn lũ Cửu Long Giang hùng vĩ này. Nơi đây núi non trùng điệp soi bóng sông nước hiền hòa đã được du khách gần xa chọn là điểm đến hấp dẫn. Vẻđẹp núi sông hòa quyện vào những cánh đồng ngát hương lúa mới của An Giang

được tô điểm trong bốn câu thơ mà dân gian vẫn thường nhắc:

Miền Tây bảy núi chín dòng sông Vùng đất thiêng liêng núi giữa đồng Dáng đứng hiên ngang như người lính

Các ngọn núi ở An Giang còn là nguồn tài nguyên khoáng sản có giá trị

cao được dùng làm nguyên liệu quý cho ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, đáp ứng nhu cầu rất lớn của vùng ĐBSCL nói chung và cả nước nói riêng.

b) Khí hậu - thuỷ văn

An Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, quanh năm nóng

ẩm. Nhiệt độ trung bình hàng năm 27°C, cao nhất từ 35 - 36°C vào tháng 4 và tháng 5 dương lịch, thấp nhất từ 20 - 21°C vào tháng 12 và tháng giêng dương lịch. Gió mùa đông bắc từ tháng 11 đến tháng 4, gió mùa tây nam từ tháng 5 đến tháng 10 (dương lịch). Do ảnh hưởng nhiệt độ và gió mùa sự phân chia mùa hình thành theo lượng mưa. Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.400 - 1.500 mm. An Giang có hai mùa rõ rệt:

- Mùa khô: tháng 12 - tháng 4, mưa ít nhất vào tháng 2. - Mùa mưa: tháng 5 - tháng 11, mưa nhiều nhất vào tháng 9.

Hàng năm An Giang vẫn đón nhận con nước lũ khoảng từ 2,5 tháng đến 5 tháng và hình thành "mùa nước nổi". Đây là nét độc đáo nhất trong du lịch An Giang.

c) Sông ngòi:

Nằm trong vùng ĐBSCL - vùng châu thổ thuộc loại nhất khu vực và thế

giới, An Giang có vị trí đặc biệt là tỉnh đầu nguồn sông MêKông chảy qua Việt Nam, nhưng lại là trung tâm của vùng châu thổ nên An Giang có hệ thống sông ngòi chằng chịt đã tạo điều kiện thuận lợi cho An Giang phát triển loại hình du lịch sông nước. Các chợ nổi, các làng bè nuôi cá (hay còn gọi là làng nổi trên sông) là những điểm du lịch luôn có sức lôi cuốn mạnh mẽ đối với du khách trong và ngoài nước, khám phá các tập quán và sinh hoạt trên sông của dân bản

địa cũng là những loại hình du lịch hết sức hấp dẫn của An Giang.

Mặc dù ĐBSCL có nhiều tỉnh thành cùng bước vào mùa nước nổi nhưng thời gian có chênh nhau đôi chút do có rất nhiều những ưu thếđặc thù. An Giang có cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp với những loài cây đặc trưng như rừng tràm,

điên điển, rau nhút, thốt lốt... cùng với những món ăn dân dã mùa nước nổi được xếp vào loại đặc sản với đầy đủ yếu tố: tươi ngon, bổ dưỡng từ nguồn tôm cá dồi dào. Tất cả hợp thành một bức tranh vừa sống động, vừa hoành tráng.

Ngoài ra, hệ thống sông Tiền và sông Hậu còn bồi đắp phù sa màu mỡ

nó cũng trở thành hình thức du lịch hấp dẫn cho khách quốc tế về việc tìm hiểu quy trình trồng lúa của người dân.

d) Tài nguyên rừng

Rừng An Giang được phân bố trên hai dạng địa hình khác nhau đó là rừng vùng đồi núi và rừng đồng bằng. Với tổng diện tích rừng và đất rừng khoảng 21.000 ha chiếm khoảng 6% trên tổng diện tích toàn tỉnh. Hiện nay, An Giang có trên 14.100 ha rừng, trong đó rừng tự nhiên gần 600 ha, rừng trồng 13.500 ha và đang tiếp tục phát triển diện tích còn lại. Với diện tích rừng trồng nói trên thì rừng tràm vùng đồng bằng hiện có khoảng 5.000 ha. Ngoài ra, rừng An Giang còn có nhiều loài thú quý hiếm: có 11 loài thú (5 loài dơi, 4 loài gậm nhấm), 70 loài chim (có bộđến 26 loài). Trong đó có hai loài quý hiếm được ghi trong sách đỏ Việt Nam là Cò Lạo Ấn Độ (Giang sen) và Cổ Rắn (Điêng Điểng).

Những tài nguyên rừng của An Giang đều có giá trị cao về các mặt nhân văn, kinh tế, xã hội, môi trường… Như quần thể rừng tràm là đặc trưng của vùng ngập nước khi mùa nước nổi dâng cao và đã trở thành điểm lịch sinh thái hấp dẫn cho nhiều du khách. Nơi đây du khách lại được nhìn ngắm đồng bằng và rừng tràm đắm mình trong biển nước, hòa trong tiếng chim hót líu lo đã gợi lên hình

ảnh cuộc sống vừa sôi động vừa ấm áp, thân thương của một vùng quê Nam Bộ.

e) Động vật – Thực vật

An Giang là vùng đất được thiên nhiên ban tặng phong cảnh hữu tình non xanh, nước biếc. Núi tạo cảnh sắc thiên nhiên, sông cho phù sa bồi đắp ruộng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đồng, cho cá tôm và những mùa lúa chín. Chính vì thế tài nguyên thủy sản của An Giang cũng rất phong phú, có 23 loài cá thuộc hai nhóm:

- 10 loài cá đen (cá Lóc, Trê, Rô…) xuất hiện quanh năm.

- 13 loài cá trắng (cá Mè Vinh, Linh, Lăng…) chỉ xuất hiện trong mùa nước nổi.

Ngoài ra, An Giang còn phát triển mạnh nghề nuôi cá basa và cá tra. Sau vụ kiện “bán phá giá”, mặc dù chính quyền nước Mỹ đã gây khó khăn cho ngành thủy sản Việt Nam nhưng nghề nuôi và chế biến thủy sản An Giang vẫn tiếp tục phát triển. Sản lượng nuôi cá tra, ba sa năm 2007 đạt 145 ngàn tấn và đang tăng mạnh trong năm 2008. Năm 2007, tỉnh xuất khẩu 94,5 ngàn tấn thủy sản đông lạnh, thu về 244,4 triệu USD.

- Về thực vật: An Giang là vựa lúa lớn nhất của cả nước. Đảng bộ và nhân dân An Giang xem cây lúa như là một biểu tượng lịch sử của sự phát triển ổn định,

ấm no và hạnh phúc. Chính vì vậy mà Tượng đài Bông Lúa đã được dựng lên giữa lòng thành phố Long Xuyên để ngày ngày, những người con An Giang từ thế hệ này sang thế hệ khác của hôm nay và mai sau có thể nhìn ngắm để tự hào và biết ơn “những hạt ngọc trời” đã mang lại hạnh phúc cho con người. Ngoài cây lúa, An Giang còn sản xuất nhiều nông sản khác như bắp, đậu xanh, đậu nành...

Một phần của tài liệu đánh giá mức độ hài lòng của khách nội địa đối với du lịch an giang.pdf (Trang 35 - 38)