0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Một số biện pháp phát triển du lịch AnGiang

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH NỘI ĐỊA ĐỐI VỚI DU LỊCH AN GIANG.PDF (Trang 82 -82 )

Trong những năm qua hoạt động du lịch An Giang có những bước phát triển đáng mừng, tuy nhiên vẫn còn tồn tại những yếu kém làm ảnh hưởng đến hoạt động du lịch của tỉnh như:

a. Mt là, hạ tầng cơ sở nội vùng còn rất kém. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh chưa có khu vui chơi giải trí hay trung tâm mua sắm nào để phục vụ cho khách tham quan, còn các loại hình vui chơi giải trí thì không có gì đặc sắc và mới mẻ

nên đa số khách đến An Giang trong ngày về là chủ yếu. Đặc biệt, tỉnh còn thiếu các khách sạn ở mức trung để phục vụ cho du khách nhất là khách nội địa, còn hệ

thống khách sạn tiêu chuẩn sao của tỉnh cũng chưa thể đáp ứng tốt cho nhu cầu du lịch của du khách nhất là nhóm khách quốc tế và khách nội địa cao cấp. Về

phương tiện vận chuyển phục vụ cho khách tham quan chỉ tập trung chủ yếu ở đường bộ, còn hạn chế ở đường thủy cả về số lượng lẫn kiểu dáng nên chưa thể đáp ứng tốt cho nhu cầu ngày càng đa dạng của du khách khi tham quan du lịch tại An Giang.

b. Hai là, sản phẩm du lịch thì nghèo nàn, đặc biệt tại các tuyến điểm du lịch, các khu di tích lịch sử - văn hoá thì còn thiếu các dịch vụ chất lượng cao, dịch vụ bổ sung để giữ chân du khách. Hơn thế nữa, ngành du lịch tỉnh chưa có

được các loại hình du lịch hấp dẫn, mới lạđể phục vụ khách tham quan.

- An Giang có nhiều làng nghề truyền thống, các cơ sở thủ công mỹ nghệ,

đặc sản như dệt thổ cẩm, tranh thêu tay, đường thốt nốt, các loại khô, mắm... khá nổi tiếng ở vùng Tây Nam bộ. Tuy nhiên, hầu hết các làng nghề còn sản xuất theo kiểu nhỏ lẻ, tiêu chuẩn hàng hóa cũng như cách bán hàng chưa bắt kịp với sự phát triển của thị trường. Sản phẩm còn đơn điệu, chưa đáp ứng thị hiếu khách tham quan du lịch.

- Ngoài ra, An Giang thì không thiếu những cảnh đẹp: từ Chùa Bà Chúa Xứ nguy nga đậm chất tâm linh, Tây An Cổ Tự, lăng Thoại Ngọc Hầu cổ kính trang nghiêm, Vườn Tao Ngộ tọa lạc trên triền dốc núi Sam nhìn xuống là những cánh đồng xanh bạt ngàn… xa hơn nữa là Lâm Viên núi Cấm với suối Thanh Long, tượng phật Di Lạc, chùa Vạn Linh Phật Lớn, tiếp theo đó là Núi Giài, đặc biệt là là đồi Tức Dụp mệnh danh là ngọn đồi “hai triệu đô la” với

nhiều di tích lịch sử hào hùng… nhưng ngành du lịch tỉnh vẫn chưa biết cách phát huy và cũng chưa qui hoạch đúng các khu điểm du lịch.

c. Ba là, vấn đề an ninh, an toàn trong du lịch vẫn chưa được đảm bảo.

Đặc biệt vẫn còn tình trạng cò kéo khách, bán hàng rong, ăn xin, vé số .... tại các khu du lịch nhất là khu Núi Sam - Châu Đốc. Hơn thế nữa, là tình trạng móc túi khi khách đang tham gia hoạt động Viếng Bà. Đây là những trở ngại lớn trong sự phát triển du lịch của tỉnh, nó đã làm ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý du lịch của du khách.

d. Bn là, do chưa có một tầm nhìn, khả năng quản lí và sự đầu tư một cách đúng đắn nên tỉnh có rất ít hướng dẫn viên và trình độ hướng dẫn viên trong điều hành tour cũng còn nhiều hạn chế; hoạt động du lịch thì chưa chuyên nghiệp, mối liên hệ trong du lịch giữa các tỉnh trong khu vực còn quá rời rạc, các ngành thì chưa thu hút và tranh thủ được sựđầu tư từ các nguồn tài trợ vốn trong và ngoài nước. Nhưng vấn đề đáng chú ý nhất là nguồn nhân lực phục vụ

du lịch của tỉnh vẫn còn yếu và thiếu nên việc củng cố hoạt động du lịch tại địa phương trong hiện tại và nâng chất lượng ngành sang một tầm cao mới trong tương lai sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Hơn thế nữa, cũng từ chưa có một cái nhìn

đúng về du lịch, phần lớn hoạt động du lịch tại địa phương chủ yếu là tự phát, không có sự tổ chức quản lí cần thiết, làm mất đi cảnh quan, giảm đi hình tượng của một khu du lịch.

e. Năm là, hoạt dộng tuyên truyền quảng bá du lịch còn yếu và kém, đặc biệt tỉnh chưa có chương trình quảng cáo nào để đưa hình ảnh du lịch An Giang

đến với bạn bè quốc tế. Hơn thế nữa, phí xin thị thực còn cao, thủ tục xin visa còn nhiều phức tạp đã gây trở ngại cho chuyến tham quan du lịch của du khách.

5.2.2. Các biện pháp phát triển du lịch An Giang

a. Mt là,tỉnh cần tập trung xây dựng hạ tầng cơ sởđểđáp ứng nhu cầu phát triển của ngành trong giai đoạn hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, nhất là nên có chính sách khuyến khích đặc biệt đối với các dịch vụ còn thiếu và yếu như các cơ sở

lưu trú cao cấp từ 3 sao trở lên, nhà hàng sang trọng, khu vui chơi giải trí đa năng, các trung tâm mua sắm tầm cỡ…mà hiện nay trên địa bàn tỉnh chưa có điều kiện phát, nhằm tạo ra các sản phẩm du lịch đa dạng và hấp dẫn để thu hút khách và tăng doanh thu cho ngành du lịch và các ngành dịch vụ có liên quan như: tỉnh nên có

chính sách ưu đãi đầu tư, tạo điều kiện thông thoáng cho các nhà đầu tư, cải cách thủ

tục hành chánh và rút ngắn thời gian thông qua dự án đầu tưđể đảm bảo các dự án nhanh chóng đưa vào phục vụ cho nhu cầu du lịch của tỉnh.

- Về các loại hình vui chơi giải trí:

+ Ở các khu, điểm du lịch tỉnh nên bổ sung thêm nhiều hoạt động vui chơi, giải trí sao cho phù hợp với nhiều đối tượng khách khác nhau. Như trẻ em thì có trò đu quay, lái xe điện, nhà banh hay nên xây khu hát với nhau dành cho nhóm thanh thiếu niên, đặc biệt nên bổ sung thêm nhiều hình thức giải trí như: leo núi, chèo thuyền, hay tổ chức những trò chơi dân gian để phục vụ du khách

+ Nên có chương trình diễn văn nghệ, ca múa nhạc dân tộc, ca nhạc tài tử

với những chương trình biểu diễn đặc sắc mang tính nghệ thuật dân tộc cao vào dịp cuối tuần hay lễ, tết để tạo sự sự khác biệt mới lạ trong chuyến du lịch của du khách. Loại hình này đáp ứng nhu cầu khách quốc tế muốn tìm hiểu về bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam vì tương lai lượng khách đó sẽ tạo thu nhập lớn cho ngành du lịch tỉnh nhà.

+ Hệ thống hóa và tổ chức chu đáo các lễ hội truyền thống, đông thời tổ chức cho du khách tham vào các hoạt động được tổ chức trong các lễ hội để phục vụ

khách du lịch. Đây là sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách quốc tếđến Việt Nam nói chung và vùng ĐBSCL nói riêng, nên chúng ta cần phải tận dụng để làm hài lòng du khách và thu hút họđến với quê hương An Giang ngày một nhiều hơn.

- Về hệ thống Nhà hàng – Khách sạn

+ Tỉnh nên khuyến khích đầu tư xây dựng thêm nhiều hệ thống nhà trọ, khách sạn ở mức trung để phục vụ khách du lịch nhất là trong mùa lễ hội Vía Bà Chúa Xứ.

+ Nâng cấp các hệ thống khách sạn, nhà nghỉ với chất lượng cao hơn, tiện nghi đầy đủ hơn để phục vụ du khách. Đặc biệt nhanh chóng hoàn thành dự án xây dựng khách sạn 5 sao (khu đất quân y) đáp ứng nhu cầu du lịch trong tương lai.

+ Củng cố hoạt động, nâng cao chất lượng phục vụ của hệ thống các khách sạn, nhà hàng và các khu điểm du lịch để đảm bảo sự hài lòng cho du khách khi du lịch tại An Giang.

+ Tăng cường kiểm tra, thanh tra tình hình hoạt động của các cơ sở lưu trú kinh doanh du lịch trên địa bàn. Kiên quyết xử phạt đối với những hành vi vi phạm hình chính trong lĩnh vực du lịch.

- Về phương tiện phục vụ du lịch

Phương tiện vận chuyển phục vụ khách du lịch của An Giang cần phải đa dạng về kiểu dáng và kích cở cũng như chất lượng phải nâng cao, trang bị tiện nghi phải hiện để đảm bảo sự an toàn và thoải mái cho du khách. Chẳng hạn như đối với phương tiện vận chuyển đường thủy cần đa dạng các loại như: tàu, tắc ráng, thuyền, đò chèo… để phục vụ nhu cầu ngày càng đa dạng của du khách. Ngoài ra trên mỗi phương tiện cần phải trang bị đủ phao cho mỗi vị khách để đảm bảo sự an toàn trong du lịch của họ. Đồng thời nên có chính sách huấn luyện sao cho cho chủ đò cũng là nhân viên du lịch của tỉnh có khả năng hướng dẫn khách tham quan. Có như vậy, du khách mới cảm thấy thích và hài lòng hơn.

b. Hai là, tỉnh nên chú trọng phát triển các tiềm năng sẵn có của địa phương như: các ngành nghề truyền thống, các đặc sản địa phương, các vườn cây

ăn trái… để tạo ra những sản phẩm phong phú, đa dạng và mới lạ đáp ứng nhu cầu du lịch của khách tham quan. Tạo ra các sản phẩm du lịch mới độc đáo nhưng phải vừa vừa đậm đà bản sắc dân tộc, vừa mang nét đặc trưng của người dân địa phương, trong đó chú ý đến các sản phẩm sinh thái, văn hóa, lịch sử để

thu hút khách. Ngoài ra, nên xây dựng nhiều loại hình du lịch hấp dẫn để tạo sự

độc đáo cho chuyến du lịch của khách tham quan.

+ Nên lồng ghép những hoạt động tham quan làng Khơme, tổ chức cùng

ăn, ở và sinh hoạt với đồng bào Khmer An Giang tại nhà của người dân trong chuyến tham quan của du khách. Và lúc đó du khách không còn là người chứng kiến, quan sát, mà sẽ là người được tham gia tích cực trong từng hoạt động của lễ

hội văn hóa, hòa nhập vào đời sống văn hóa, sinh hoạt cộng đồng của dân tộc Khmer An Giang, nên có hoạt động hướng dẫn các điệu múa dân tộc Khmer, nghệ thuật cưỡi bò và đua bò cho khách du lịch... Khi điều kiện thuận lợi, có thể

giới thiệu khách du lịch tham gia một số nghi lễ truyền thống hay nghi lễ tôn giáo của đồng bào dân tộc Khmer tại An Giang.

+ Nên xây dựng tour du lịch kết hợp với mua sắm vùng biên giới để làm cho chuyến du lịch thêm hấp dẫn và mới mẻ, tạo sựưa thích cho du khách. (vì lợi thế của An Giang nói chung và vùng Bảy Núi nói riêng là kinh tế biên mậu. Quốc lộ 91 của Việt Nam nối với quốc lộ 2 của Campuchia tại cửa khẩu Tịnh Biên và nối với đường Xuyên Á tại Campuchia)

+ Đặc biệt tỉnh nên tổ chức mô hình chợ đêm và khu phố ẩm thực để

khách du lịch đến đây có thể tự do mua sắm và thưởng thức các món ăn đặc sản của địa phương với chương trình : «ẩm thực với đờn ca tài tử» hay «ẩm thực với những câu chuyện dân gian» phục vụ cho du khách.

+ Tỉnh nên khuyến khích việc quy hoạch lại các ngành nghề truyền thống (trồng cây cảnh, vườn cây ăn trái, chạm khắc, vẽ tranh, dệt lụa...). Đồng thời khuyến khích mở các điểm trưng bày và bán sản phẩm du lịch như: quà lưu niệm, hàng thủ công mỹ nghệ, điêu khắc, ẩm thực... mở cửa hàng phục vụ quốc tế, tạo ra sản phẩm độc chiêu đảm bảo tính không trùng lắp. Ngoài ra, tỉnh nên có chính sách quản lý sự buôn bán của người dân địa phương, đảm bảo hàng hóa luôn có chất lượng cao và giá cả hợp lý.

+ Ngoài ra, tỉnh nên tiến hành quy hoạch một sốđiểm trình diễn văn nghệ, ca múa nhạc dân tộc, ca nhạc tài tử với những chương trình biểu diễn đặc sắc mang tính nghệ thuật dân tộc cao. Loại hình này đáp ứng nhu cầu khách quốc tế

muốn tìm hiểu về bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam trong tương lai.

c. Ba là, phải có sự quản lí kiểm soát chặt chẽ sao cho các điểm dừng chân nghỉ khách, khu thương mại không phá vỡ cảnh quan du lịch, dịch vụ khách sạn tốt, khu vui chơi giải trí, mua sắm đặc sản địa phương, ẩm thực với giá cả phải chăng. Các điểm du lịch văn hoá, điểm bán hàng truyền thống ở địa phương phải có kế hoạch quy hoạch, phân khu một cách hợp lí và khoa học làm nỗi bậc văn hoá của địa phương.

- Nên thành lập đội trật tự chuyên ngành du lịch tại các điểm, khu du lịch nếu có thể nên thành lập đội “cảnh sát du lịch” để chuyên làm công tác an ninh du lịch tạo sự an toàn cho khách tham quan. Đồng thời đội này phải kiên quyết xử lý nghiêm các tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan nhằm xây dựng nếp sống văn minh, an toàn và thân thiện tại các khu, điểm du lịch.

- Xây dựng đề án tổ chức lực lượng quản lý trật tự, vệ sinh, văn minh trong mua bán nhằm kiên quyết ngăn chặn hiện tượng chèo kéo khách, mua bán hàng quan, hàng giả.

d. Bn là, tỉnh nên chuyên nghiệp hoá đội ngũ hướng dẫn viên, đồng thời có chính sách thu hút các nguồn nhân lực trẻ có trình độ chuyên ngành về du lịch; tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc giữ gìn, phát triển và khai thác thế mạnh du lịch của từng địa phương.

- Tỉnh nên tăng cường công tác giáo dục tại các trường học về nghiệp vụ

hướng dẫn để đảm bảo đào tạo cho sinh viên cả nghiệp vụ chuyên môn lẫn kỹ

năng về ngoại ngữ.

- Ngoài ra, nên mở các khóa tập huấn, huấn luyện do Sở Du lịch tổ chức hoặc do công ty tổ chức để nâng cao trình độ nhân viên, đồng thời phải rèn luyện cho hướng dẫn cả về đạo đức nghề nghiệp lẫn trình độ chuyên môn và trình độ

ngoại ngữ. Trên cơ sở đó kết hợp tính văn hoá với tính du lịch chuyên nghiệp để

tạo sự hấp dẫn thu hút ngày càng nhiều khách du lịch trong và ngoài nước đến với An Giang.

- Nên có chương trình hợp tác quốc tế về đào tạo nguồn nhân lực nhất là

đội ngũ phục vụ trong nhà hàng khách sạn Đặc biệt nên mời các chuyên gia ngoại ngữ giỏi, am hiểu về lĩnh vực du lịch để huấn luyện cho đội ngũ này.

e. Năm là, tỉnh nên tổ chức các lớp tập huấn về nghiệp vụ quảng bá xúc tiến du lịch.

- Ngoài ra, nên có chương trình xúc tiến, tuyên truyền quảng bá du lịch một cách chuyên nghiệp hơn; liên kết với các tỉnh, thành trong và ngoài khu vực tổ chức các hội chợ, hội thảo và sự kiện du lịch trên địa bàn tỉnh; hỗ trợ các doanh nghiệp trong tỉnh tham gia các hội chợ, hội thảo về du lịch ở trong nước và quốc tế; in và phát hành các ấn phẩm tuyên truyền quảng bá du lịch: bản đồ, sách hướng dẫn, các loại tranh ảnh, băng đĩa CD, VCD về giới thiệu du lịch An Giang; trực tiếp biên tập bản tin nội bộ ngành, quản lý và cập nhật nội dung trang web du lịch An Giang; đầu tư lắp dựng và quản lý hệ thống biển quảng cáo về du lịch tại các vị trí quan trọng của tỉnh; phối hợp xây dựng phim du lịch, chuyên trang, chuyên mục du lịch trên các báo và Đài Phát thanh Truyền hình của tỉnh.

Đặc biệt nên có chương trình quảng cáo trên các kênh quốc tế để giúp bạn bè quốc tế biết đến du lịch An Giang

- Nên mở rộng quan hệ ký kết hợp tác phát triển về du lịch, tư vấn tổ chức cho các doanh nghiệp du lịch An Giang đi khảo sát nghiên cứu thị trường và đặt chi nhánh, đại diện du lịch ở trong nước và quốc tế.

- Ngoài ra tỉnh nên đẩy mạnh công tác phối hợp liên ngành giữa Du lịch - Công an - Giao thông & Vận tải - Hải quan và Bộ đội Biên phòng để giải quyết những thủ tục, tạo thuận lợi cho du khách qua lại cửa khẩu giữa Campuchia với An

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH NỘI ĐỊA ĐỐI VỚI DU LỊCH AN GIANG.PDF (Trang 82 -82 )

×