4.1.2.1. Mục đích và thời gian lưu trú của khách nội địa du lịch tại An Giang Bảng 12: MỤC ĐÍCH, HÌNH THỨC ĐI DU LỊCH VÀ THỜI GIAN LƯU
LẠI AN GIANG CỦA KHÁCH NỘI ĐỊA
Tiêu thức Nhóm khách (%) Tỷ lệ (%) Nội tỉnh Ngoại tỉnh Mục đích đến An Giang Du lịch thuần túy 29 17 46 Thăm người thân 2 0 2 Công tác 0 0 0 Học tập 0 0 0 Dự hội nghị 0 0 0 Viếng Bà kết hợp dl 20 32 52 Tổng: 51 49 100 Thời gian lưu lại An Giang Trong ngày 43 27 70 1 ngày, 1 đêm 5 12 17 2 ngày, 1 đêm 2 3 5 3 ngày, 2 đêm 0 4 4 4 ngày, 3 đêm 0 2 2 Khác 1 1 2 Tổng: 51 49 100 Nguồn: Số liệu phân tích từ 100 mẫu phỏng vấn
- Mục đích chính của khách nội địa du lịch đến An Giang. Thông thường khi làm việc gì đó thì con người luôn có nhiều mục đích, nhưng mục đích chính của họ là gì? Và mục đích chính của khách nội địa ra sao? Họ cần gì khi du lịch tại An Giang?
Theo bảng phân tích thì trong 100 khách được phỏng vấn trả lời câu hỏi mục đích chính khi đến An Giang thì có 52 khách trả lời du lịch đến An Giang với mục đích chính là Viếng Bà Chúa Xứ kết hợp với du lịch (chiếm 52% trên tổng số khách), có 46 người đến An Giang với mục đích du lịch thuần túy (chiếm 46% tổng số khách), 2 vị khách với mục đích thăm người thân. Không có vị
khách nào đến An Giang với mục đích công tác, học tập hay dự hội nghị.
+ Đối với khách ngoại tỉnh: đa số du khách đến An Giang với mục đích chính là viếng Bà xin lộc, cầu làm ăn 32/49 khách (chiếm 32% trên tổng số
khách ngoại tỉnh), du lịch thuần túy chiếm 17%.
+ Đối với khách nội tỉnh: thì mục đích du lịch thuần túy chiếm đến 29% trên tổng số khách nội tỉnh (với 29 mẫu), trong khi đó mục đích viếng Bà kết hợp tham quan du lịch chiếm 20%, mục đích thăm người thân chỉ chiếm 4%. Các con số này cho thấy, hiện nay du lịch An Giang vẫn chưa phát triển mạnh các loại hình du lịch cho các mục đích trên, đặc biệt là du lịch Mice và du lịch vì mục
đích công tác, học tập vẫn chưa được coi trọng (0%). Trong khi đó, du lịch Mice là loại hình du lịch đang phát triển mạnh trên thế giới hiện nay. Thế nhưng, du lịch An Giang chỉ có thể phát triển mạnh loại hình du lịch tâm linh là chủ yếu ngoài thế mạnh du lịch mùa nước nổi. Như vậy, An Giang cần phải phát triển nhiều loại hình du lịch để phục vụ nhiều mục đích của du khách du lịch khác nhau của du khách.
- Về thời gian lưu trú tại An Giang của khách nội địa:
Thời gian là một trong những yếu tố quyết định để khách du lịch lưu lại An Giang nhiều hay ít. Qua số liệu ở bảng trên ta thấy: khách nội địa du lịch An Giang đa số đi trong ngày chiếm tỷ lệ cao nhất 70% tổng số khách, 17% khách lưu lại An Giang 1 ngày 1 đêm, 4% khách lưu lại 1 ngày 2 đêm, 4% khách lưu lại 3 ngày chiếm và 2% khách lưu lại 4 ngày 3 đêm, lâu hơn chỉ chiếm khoảng 2%.
Điều này cho thấy rằng sản phẩm du lịch An Giang còn quá hạn hẹp, đơn điệu, nên không thể giữ chân du khách ở lại lâu trong khi lượng khách đến An Giang hàng năm rất lớn - trên 3 triệu khách/năm.
- Đối với khách nội tỉnh có đến 43 khách đi trong ngày về (chiếm 43% trên tổng số khách nội tỉnh), 5 vị khách lưu lại 1 ngày 1 đêm (chiếm 5% trên tổng số khách), 2vị khách lưu lại 2 ngày (chiếm 2%), còn lâu hơn chỉ chiếm 1%.
- Đới với khách ngoại tỉnh: đi trong ngày về chiếm 27% trên tổng số
khách ngoại tỉnh, 1 ngày 1 đêm chiếm 12%, 2 ngày 1 đêm chiếm 3%, 3 ngày 2
đêm chiếm 4%, 4 ngày 3 đêm chiếm 2% còn lâu hơn cũng chỉ 1%. Vì vậy, để du lịch kéo dài thời gian lưu trú của khách thì tỉnh cần đầu tư phát triển cơ sở hạ
tầng, các khu vui chơi giải trí, nhất là các loại hình vui chơi giải trí vào ban đêm. Vì hiện nay ở An Giang chưa có khu vui chơi giải trí nào phục vụ cho khách du lịch. Đây là yếu tố quan trọng để khách lưu lại An Giang lâu hơn.
4.1.2.2. Hình thức đi du lịch của khách nội địa
Bảng 13: HÌNH THỨC ĐI DU LỊCH CỦA KHÁCH NỘI ĐỊA Hình thức đi du lịch Số mẫu Tỷ lệ
Mua Tour 5 5
Tự tổ chức đi 95 95
Tổng: 100 100
Nguồn: Số liệu phân tích từ 100 mẫu phỏng vấn
- Hình thức đi du lịch của khách nội địa
Từ bảng số liệu trên ta thấy đa số khách nội địa đến An Giang đều dưới hình thức tự tổ chức (chiếm 95%), trong khi đó mua tour chỉ chiếm 5%. Điều này chứng tỏ khả năng chủđộng đi du lịch của khách rất cao. Thật vậy, hình thức tự
tổ chức thì ít tốn kém hơn và họ có thể tự lựa chọn những nơi mà họ muốn đến; những sản phẩm, dịch vụ mà họ thích.
Đối với khách ngoại tỉnh, mua tour chiếm tỷ lệ là 12% còn tự tổ chức chiếm đến 88%. Khách nội tỉnh tự tổ chức đi du lịch là chủ yếu. Điều này cũng nói lên rằng khách trong nước ngày càng có xu hướng tự tổ chức du lịch đến An Giang để viếng Bà cầu lộc kết hợp tham quan, mua sắm và du khách cũng rất muốn sự chủđộng về thời gian trong chuyến du lịch của mình.
4.1.2.3. Phương tiện đi du lịch của khách
Xe gắn máy là phương tiện chính trong chuyến du lịch của du khách tại An Giang (chiếm 63% tổng số khách), tiếp theo là xe ôtô với tỷ lệ 34%. Còn các phương tiện khác chiếm tỷ lệ rất thấp trong cơ cấu các mẫu phỏng vấn, xe đạp
chiếm 1%, đi bộ là 2%. Còn những phương tiện như: máy bay, tàu du lịch thì vẫn chưa có du khách nào sử dụng trong chuyến du lịch tại An Giang. Con số này cũng muốn nói lên ngành du lịch tỉnh cần quan tâm đến việc nâng cấp hệ thống giao thông đường bộđể tạo thuận lợi cho du khách đến với An Giang.
Bảng 14: PHƯƠNG TIỆN ĐI DU LỊCH CỦA KHÁCH NỘI ĐỊA Phương tiện Số mẫu Tỷ trọng ( % )
Máy bay 0 0 Ôtô 34 34 Xe gắn máy 63 63 Tàu du lịch 0 0 Xe đạp 1 1 Đi bộ 2 2 Tổng: 100 100 Nguồn:Số liệu phân tích từ 100 mẫu phỏng vấn
4.1.2.4. Người quyết định chi tiêu cho chuyến du lịch của khách Bảng 15: QUYẾT ĐỊNH CHI TIÊU TRONG CHUYẾN DU LỊCH
Người quyết định chi tiêu Số mẫu Tỷ trọng ( % )
Bản thân 72 72 Cơ quan 6 6 Gia đình 21 21 Khác 1 1 Tổng: 100 100 Nguồn: Số liệu phân tích từ 100 mẫu phỏng vấn
Hầu hết khách du lich đến An Giang đều do bản thân quyết định chi tiêu trong chuyến du lịch là chính (chiếm 72% trên tổng số khách), một số ít phụ thuộc vào gia đình chiếm 21%, một số khác theo chế độ cơ quan chiếm 6%. Ngoài ra cũng có các đối tượng khác cùng tham gia trong chuyến du lịch quyết định nhưng tỷ lệ rất ít chỉ 1% trong tổng số khách. Qua đó cho chúng ta một cái nhìn về tính tự
4.1.2.5. Thời gian đi du lịch của khách nội địa
Du lịch ngày nay đã thực sự trở thành một nhu cầu thiết thực trong đời sống của con người. Điều đó không chỉ có ở nước ngoài mà còn thể hiện rõ ở
nước ta khi thời gian đi du lịch của du khách ngày càng đa dạng. Thời gian đi du lịch cũng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định chuyến đi du lịch của du khách. Qua kết quả phân tích ta có biểu đồ thể hiện thời điểm đi du lịch của khách tại An Giang như sau: 47% 5% 32% 12% 3% 1% Cuối tuần Nghỉ hè Lễ, tết Thời gian rảnh Dịp thuận tiện Khi thích
Hình 3: BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN THỜI ĐIỂM ĐI DU LỊCH CỦA KHÁCH NỘI ĐỊA
Thời gian đi du lịch ở nước ta nói chung và An Giang nói riêng không còn bó hẹp trong khuôn khổ dịp lễ, tết, nghỉ hè mà ngày nay du lịch cuối tuần cũng trở nên phổ biến. Bằng chứng qua 100 mẫu phỏng vấn khách du lịch đến An Giang, có đến 47% khách đi du lịch vào cuối tuần. Qua đó nhận thấy cần phải xây dựng sản phẩm du lịch cuối tuần để đáp ứng nhu cầu này của du khách trong tương lai. Du khách đi du lịch vào dịp lễ, tết cũng chiếm tỷ lệ khá lớn 32% tổng số khách, vào thời gian rảnh chiếm 12%, nghỉ hè chiếm 5% và dịp thuận tiện hay khi thích chiếm tỷ lệ lần lượt là 3% và 1%. Vì vậy nên có nhiều chương trình hay trò chơi hấp dẫn vào cuối tuần hay lễ, tết để thu hút càng nhiều du khách đến An Giang không chỉ vì nhu cầu tâm linh mà còn vì nhu cầu tham quan, giải trí.
4.1.2.6. Số lần đi du lịch của khách
Thông thường đểđánh giá hiệu quả hoạt động của các điểm du lịch chúng ta phải xem xét mức độ quay lại của du khách đối với điểm du lịch như thế nào. Bởi vì du khách có hài lòng về điểm du lịch đó thì họ mới thích quay lại nơi đó
nhiều lần. Vì vậy, chúng ta sẽ xem xét số lần đi du lịch của du khách thông qua 4 chỉ tiêu: khách đến An Giang lần đầu, lần 2, lần 3 và trên 3 lần.
Lần thứ 1 18% Lần thứ 2 12% Lần thứ 3 16% Trên 3 lần 54%
Hình 4: BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN SỐ LẦN KHÁCH ĐẾN AN GIANG
Khách đến An Giang trên 3 lần chiếm tỷ lệ cao nhất (chiếm 54% trên tổng số khách). Đây là dấu hiệu đáng mừng cho ngành du lịch tỉnh nhà. Ngoài ra, có
đến 18% khách đến lần đầu, 16% khách đến lần 3 và 12% đến lần thứ 2. Có thể
nói, với tỷ lệ trên cho thấy du lịch An Giang sẽ thu hút khách trở lại nhiều lần hơn nữa nếu biết khai thác được hết tiềm năng sẵn có của mình. Đặc biệt với mục
đích phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong tương lai thì việc du khách trở lại An Giang không chỉ dừng lại ở mức 3 mà còn nhiều hơn nữa và với tỷ lệ cao hơn.
4.1.2.7. Kênh thông tin du lịch
Bảng 16: KÊNH THÔNG TIN DU KHÁCH BIẾT ĐẾN AN GIANG Kênh thông tin du lịch Số mẫu Tỷ lệ (%)
Báo, tạp chí 11 11
Tivi 48 48
Radio 0 0
Bạn bè, đồng nghiệp, người thân 95 95
Tờ rơi 0 0 Hội chợ 13 13 Đại lý, Công ty du lịch 4 4 Internet 16 16 Sách hướng dẫn 0 0 Nguồn:Số liệu phân tích từ 100 mẫu phỏng vấn
Các kênh thông tin du khách sử dụng để tìm hiểu và biết đến du lịch An Giang được thống kê như sau : Khách đến tham quan An Giang chủ yếu được bạn bè người thân giới thiệu, kênh thông tin này chiếm đến 95% trong tổng số
khách được hỏi. Còn về phương tiện báo, đài, tivi thì chiếm tỷ lệ lần lượt là 11%, 0% và 48%. Kế tiếp là kênh thông tin Internet chiếm 16% và hội chợ chiếm 13%; cuối cùng là kênh thông tin qua Đại lý du lịch chỉ có 4%.
4.2. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH NỘI ĐỊA ĐỐI VỚI SẢN PHẨM DU LỊCH AN GIANG