Tiêu chuẩn vùng và lưu vực

Một phần của tài liệu Quản lý môi trường cho sự phát triển bền vững (Trang 48 - 51)

Tiêu chuẩn vùng và lưu vực là tiêu chuẩn môi trường được quy định cho từng vùng cụ thể và không giống nhau ở mọi nơi, mọi mục đích sử dụng. Một trong các chuẩn cứ để xây dựng tiêu chuẩn phát thải là tiêu chuẩn chất lượng môi trường, tiêu chuẩn chất lượng môi trường là mục tiêu sử dụng môi trường. Mục tiêu sử dụng môi trường nước tùy theo thủy vực là nguồn cấp nước sinh hoạt, là nuôi trồng thủy sản, là vui chơi giải trí hay cấp nước cho công-nông nghiệp, là đầu nguồn nước hay cuối nguồn nước. Mục tiêu sử dụng môi trường không khí là không khí đô thị (dân cư đông đúc), là khu công nghiệp, là nông thôn hay là vùng rừng núi. Phần lớn các nước đều đưa ra các mức giới hạn tối đa cho phép thải khác nhau ở các vùng có mục đích sử dụng môi trường khác nhau.

Ở Việt Nam, ngày 18 tháng 12 năm 2006 Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT về việc bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường, trong đó có tiêu chuẩn TCVN 5939:2005, quy định nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải công nghiệp được phép thải vào môi trường.

Việc quy định hệ số lưu lượng nguồn thải (Kp), hệ số vùng (Kv) và phương pháp tính nồng độ tối đa cho phép của các chất ô nhiễm trong khí thải công nghiệp TCVN 5939:2005 như sau:

Nồng độ tối đa cho phép các chất ô nhiễm trong khí thải của các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ thải ra môi trường không khí được tính như sau:

Cmax = C x Kp x Kv

Trong đó:

- Cmax là nồng độ tối đa cho phép của chất ô nhiễm trong khí thải của cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ thải ra môi trường không khí, tính bằng miligam trên mét khối khí thải ở điều kiện tiêu chuẩn (mg/Nm3);

- C là giá trị nồng độ tối đa cho phép của chất ô nhiễm quy định trong Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5939:2005;

- Kp là hệ số theo lưu lượng nguồn thải;

- Kv là hệ số vùng, khu vực, nơi có cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ.

2. Giá trị hệ số Kp

Giá trị hệ số Kp được quy định tại bảng 5.6 dưới đây.

Bảng 5.6. Giá trị hệ số Kp ứng với lưu lượng nguồn thải của cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ thải vào môi trường không khí

Lưu lượng nguồn thải Đơn vị tính: mét khối/giờ (m3/h)

Giá trị hệ số Kp

P ≤ 20.000 1

20.000 < P ≤ 100.000 0,9

P > 100.000 0,8

P là tổng lưu lượng các nguồn khí thải của một cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ thải vào môi trường không khí.

3. Giá trị hệ số Kv

Giá trị hệ số Kv được quy định tại bảng 5.7 dưới đây.

Bảng 5.7. Giá trị hệ số Kv ứng với các vùng, khu vực có cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ.

Phân vùng Giá trị hệ số Kv

Vùng 1 Nội thành đô thị loại đặc biệt (1) và đô thị loại I (1); rừng đặc dụng (2); di sản thiên nhiên, di tích lịch sử, văn hóa được xếp hạng (3); cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ có khoảng cách đến ranh giới các khu vực này dưới 02 km.

0,6

Vùng 2 Nội thành, nội thị đô thị loại II, III, IV (1); vùng ngoại thành đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I có khoảng cách đến ranh giới các khu vực này dưới 02 km.

0,8

Vùng 3 Khu công nghiệp; đô thị loại V (1); vùng ngoại thành, ngoại thị đô thị loại II, III, IV có khoảng cách đến ranh giới nội thành, nội thị lớn hơn hoặc bằng 02 km; cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ có khoảng cách

đến ranh giới các khu vực này dưới 02 km (4).

Vùng 4 Nông thôn 1,2

Vùng 5 Nông thôn miền núi 1,4

Chú thích:

(1)

Đô thị được xác định theo quy định tại Nghị định số 27/2001/NĐ-CP ngày 5 tháng 10 năm 2001 của Chính phủ về việc phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị.

(2)

Rừng đặc dụng xác định theo Luật bảo vệ và phát triển rừng ngày 14 tháng 12 năm 2004

gồm: vườn quốc gia; khu bảo tồn thiên nhiên; khu bảo vệ cảnh quan; khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học;

(3)

Di sản thiên nhiên, di tích lịch sử, văn hóa được UNESCO, Thủ tướng Chính phủ hoặc bộ chủ quản ra quyết định thành lập và xếp hạng.

(4)

Trường hợp cơ sở sản xuất có khoảng cách đến ranh giới 02 vùng trở lên nhỏ hơn 2 km thì áp dụng hệ số khu vực Kv tương ứng ưu tiên lần lượt theo các vùng 1, 2, 3, 4 và 5 (Kv tương ứng là 0,6; 0,8; 1; 1,2; và 1,4).

Ở Nhật Bản các tiêu chuẩn thải (nước thải, khí thải) được phân theo vùng (Bảng 5.8) và phân theo loại nguồn thải của các cơ sở đang hoạt động hay là loại mới đầu tư.

Tùy theo đặc điểm và yêu cầu bảo vệ môi trường của mỗi vùng lãnh thổ, khu vực hành chính, có đặc trưng kinh tế và dân cư riêng, tiêu chuẩn thải có thể áp dụng khác nhau, nhưng không được vượt quá mức “tiêu chuẩn trần” hoặc trái với Luật bảo vệ môi trường. Việc quản lý như vậy được áp dụng ở Nhật Bản, Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác. Ở Nhật Bản, tiêu chuẩn chung áp dụng toàn quốc do chính quyền Trung ương quy định (level 1), tiêu chuẩn khắt khe hơn do chính quyền các thành phố, quận/huyện quy định (level 2), tiêu chuẩn khắt khe hơn nữa (level 3) do các nhà công nghiệp đăng ký để phấn đấu đạt tới. Ví dụ thành phố Osaka (Nhật Bản) quy định tiêu chuẩn nước thải công nghiệp khắt khe hơn tiêu chuẩn của quốc gia, tương tự quận Kanagawa qui định tiêu chuẩn nước thải công nghiệp khắt khe hơn 8 lần về BOD, COD, 4 lần về chất rắn lơ lửng, 100 lần về phenol, gần 20 lần về Flo so với tiêu chuẩn chung của quốc gia.

Ở Nhật Bản chính quyền Trung ương định ra tiêu chuẩn thải đối với các khu vực đặc biệt là nơi có số lượng nhiều nhà máy và các cơ sở kinh doanh. Những khu vực như vậy rất khó thỏa mãn được mức qui định của tiêu chuẩn chất lượng môi trường dù có bắt buộc áp dụng một tiêu chuẩn thải khắt khe. Lúc đó, chính quyền địa phương lập ra các chương trình giảm thiểu khí thải tổng thể và áp dụng kiểm soát tổng lượng khí thải. Trong các thành phố như Tokyo, Yokohama, Osaka đã bắt đầu áp dụng chương trình giảm thiểu

khí thải tổng thể vào năm 1982 cho các doanh nghiệp đang hoạt động. Đến năm 1990 đã có 24 khu vực được áp dụng chương trình kiểm soát khí thải tổng thể.

Bảng 5.8. Tiêu chuẩn nước thải liên quan đến môi trường vùng của Nhật Bản (1984) (tiêu chuẩn chung và tiêu chuẩn của Osaka)

Thông số nước thải TC chung Tiêu chuẩn vùng Osaka

pH 5,8 – 8,6 5,8 – 8,6

Công nghiệp sản xuất: Giấy, bột giấy, chế biến giấy (Neyagawa). Lưu lượng thải trung bình ngày của nước thải từ nhà máy đã đăng ký (m3/ngày)

30-50 50-1000 1000-5000 > 5000 BOD, max (trung bình ngày) 160 (120) 150 (120) 1000 (80) 65 (50) 40 (30) Chất rắn lơ lửng, max (trung bình ngày) 200 200 150 150 (120) 110 (90) 80 (60) Dầu mỡ động thực vật 30 30 30 20 10 Dầu mỡ khoáng 5 5 5 4 3 Phenol 5

Tiêu chuẩn thải đối với các thông số này ở vùng Osaka tương tự như tiêu chuẩn thải chung của quốc gia. Đồng 3 Kẽm 5 Sắt 5 Manhê 10 Crôm 2 Flo 15 Coliform 3000

Một phần của tài liệu Quản lý môi trường cho sự phát triển bền vững (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)